Category Archives: Bài thuốc dân gian

Home / Bài thuốc dân gian
494 Posts

Bệnh mỡ máu hiện nay khá phổ biến và để lại các biến chứng nguy hiểm nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi bệnh này có thể “hết ngay” nhờ các bài thuốc dân gian sau đây.

Bệnh mỡ trong máu căn bệnh như thế nào?

Bệnh mỡ trong máu căn bệnh như thế nào?

Bệnh mỡ máu là căn bệnh khi có một hoặc nhiều chất béo có trong huyết dịch như Trilycerid hay Cholesterol có sự tăng cao hơn với bình thường trong máu. Nồng độ Cholesterol bình thường ở mức 110 – 200mg% (2,8 – 5,2 mol/l). Khi con người ăn quá nhiều hay do hợp thành quá nhiều trong cơ thể sẽ phát sinh bệnh mỡ trong máu, cũng có thể bởi sự tiêu trừ của tổ chức ngoại vi yếu gây nên. Bệnh ở dạng nguyên phát là do di truyền, còn bệnh thứ phát là do bệnh tật mang lại.

Theo Đông y, việc trao đổi vận hóa của sự phân bố nước bọt cũng như mồ hôi có sự khác biệt, làm sinh ra những đờm cục làm trở ngại sự sinh ra, vận hành và biến đổi là nguyên nhân gây là bệnh mỡ trong máu. Khi có sự mất mát đi sự vận động của những lục phủ ngũ tạng, mất đi sự biến đổi của thận, mất đi sự thông của gan, mất đi sự phân bố của phổi, mất đi vai trò chủ trì của tim. Bởi nguồn gốc của bệnh là hư ngọn thực nên chữa trị bằng cách tiêu đờm, cận động kiện toàn, hoạt huyết, bổ thận mềm gan hay những phương pháp cùng được thực hiện.

Bài thuốc dân gian điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả

Theo nguồn Dược học cổ truyền, tuy là căn bệnh khá nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể hạn chế và điều trị căn bệnh này bằng các bài thuốc dân gian sau đây:

Bài thuốc dân gian điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 60g lá sen khô, 10g sơn trà sống, 10g sinh y mễ, 15g hoa sinh diệp, 15g vỏ quát, 60g lá trà. Tán thành bột tất cả và đun nước sôi pha uống như trà. Thuốc có tác dụng tỉnh tỳ hóa thấp, hạ chỉ giảm béo, có thể dùng cho những bệnh nhân nhiễm mỡ trong máu, ngực khó thở, chóng mặt nhức đầu, căng mạch…
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 3g trà ô long, 18g hòe giác, 30g hà thủ ô, 18g vỏ bí đao, 15g sơn trà nhục. Cho vào nước nấu như canh những sơn tra nhục, vỏ bí đao, hòe giác, hà thủ ô, ngâm trà ô long và uống như trà. Thuốc có tác dụng hạ huyết chỉ, được dùng cho những người bị mỡ trong máu, còn giúp tăng cường co giãn huyết quản.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 30g lá sen tươi, có thể dùng 10g lá sen khô nếu không có lá sen tươi. Rửa sạch và ngâm lá sen, thái nhỏ và cho vào cốc sứ ngâm nước, có thể uống như trà sau khi ngâm 15 phút. Thuốc có tác dụng cho người bị nhiễm trong máu, giúp hạ lượng cholesterol trong máu hiệu quả
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị 60g hắc chi ma, 50g gạo tẻ, 12g dâu. Rửa và để riêng gạo, dâu và nghiền nát cả 3 vị trên vào bình, cho nước đun sôi, lại cho thêm đường trắng và đun sôi, nấu cho thành dạng hồ ăn có vị thơm. Thuốc có tác dụng ích thận, bổ âm thanh nhiệt, hạ thấp huyết chỉ, dành cho những người bị nhiễm mỡ trong máu hiệu quả.
  • Bài thuốc 5: Chuẩn bị 20g bạch mộc nhĩ, 40g bánh sơn tra hay miếng sơn tra, 1 thìa đường trắng. Rửa sạch bánh mộc nhĩ sau khi đã bỏ tạp chất. Ngâm trong nước lạnh khoảng 1 ngày đến khi mộc nhĩ nở và loại bỏ tạp chất. Thái bánh sơn tra thành miếng vuông nhỏ. Cho vào nồi và đun lửa nhỏ khoảng 1 giờ sau khi đã lấy mộc nhĩ ngâm trong nước ra. Mỗi ngày chừng 1 bát nhỏ, dùng làm điểm tâm 1 – 2 lần trong ngày, có thể ăn trước khi đi ngủ, giảm một nữa nếu ăn hàng ngày. Thuốc có tác dụng cường tâm bổ huyết, bổ âm dưỡng vị, nhuận phế bồi bổ sức khỏe, hạ huyết áp, dưỡng huyết mạch…Sử dụng làm như thực phẩm phụ dành cho những người bệnh tăng huyết áp hay bệnh tâm phế mạn.

Tuy rằng là các bài thuốc dân gian khá lành tính nhưng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất thì bệnh nhân nên đến các trung tâm y tế để thăm khám, sau đó sử dụng theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ có chuyên môn.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

 

Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ bằng các bài thuốc Đông y được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng, bởi chúng đem lại hiệu quả điều trị khá kinh ngạc.

Bệnh gan nhiễm mỡ là căn bệnh như thế nào?

Bệnh gan nhiễm mỡ là căn bệnh như thế nào?

Theo các bác sĩ tư vấn, bệnh gan nhiễm mỡ là hiện tượng mà khi lượng mỡ tích tụ vượt trên 10% so với lượng mỡ trong giới hạn cho phép là 5 – 10%. Nói cách khác, gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ bất thường của gan.

Hiện nay có nhiều biện pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, được nhiều bác sĩ khuyến khích điều trị kết hợp giữa thuốc Tây và thuốc Đông y, bởi chúng đem lại hiệu quả điều trị khá cao. Tuy là căn bệnh lành tính nhưng ta không thể xem nhẹ, bởi chúng có thể để lại các biến chứng bệnh nguy hiểm như xơ gan, rối loạn chức năng gan, tùy theo cơ địa của mỗi người. Để chữa được bệnh gan nhiễm mỡ không phải là vấn đề khó khăn, nhưng đòi hỏi bạn cần phải kiên trì. Trên thị trường hiện nay có nhiều bài thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ, bạn hãy đặc trị bệnh với 2 bài thuốc dân gian đến từ Đông y được nhiều người biết đến và sử dụng.

Điều trị tận gốc bệnh gan nhiễm mỡ nhờ bài thuốc dân gian

Để đạt hiệu quả điều trị bệnh thì bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sử dụng, tốt nhất bạn nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám, sau đó nhờ bác sĩ tư vấn và sử dụng bài thuốc sao cho hiệu quả nhất.

Điều trị tận gốc bệnh gan nhiễm mỡ nhờ bài thuốc dân gian

Bài thuốc 1

Nguyên liệu: 10g hoàng kỳ, 12g bạch truật, 12g hậu phác, 12g đương quy, 10g bán hạ, 6g sinh khương, 10g bạch thược, 12g sài hồ, 12g chích thảo, 10g đan bì, 10g trạch tả, 12g củ đợi.

Cách dùng và công dụng: Sắc thuốc 1 ngày 1 thang với liều lượng uống 3 lần. Bạch truật, sinh khương, hậu phác giúp bổ tỳ dương. Bạch thược, củ đợi, sài hồ giúp dưỡng can hòa can, dưỡng khí. Bài thuốc giúp bổ thổ, bổ trung châu, giúp điều trị các bệnh bụng đau âm ỉ, chân tay lạnh, phân lỏng, choáng váng đầu, hoa mắt, vàng da, cơ thể suy nhược.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu: 12g nhân trần, 12g hạ liên châu, 12g bạch truật, 12g cao lương khương, 12g biển đậu, 6g sinh khương, 12g sơn trà và trần bì, 15g ngũ gia bì, 10g chỉ xác, 15g đan sâm, 12g bạch linh, 12g chích thảo.

Cách dùng và công dụng: Sắc thuốc uống 3 lần, 1 ngày 1 thang thuốc. Bài thuốc giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, kết hợp vơi sử dụng các loại rau quả có vị chua. Sự kết hợp này giúp cải thiện được các chức năng gan mật, tăng tiết dịch mật và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Các loại rau quả như: quả me, chanh, khế, me đất…

Ngoài việc sử dụng 2 bài thuốc trên để đảm bảo sức khỏe cho gan thì bạn nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhiều rau xanh, đồng thời hạn chế tố đa ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, rượu, các thực phẩm có hàm lượng fructose cao, các loại thịt đỏ.

 Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

 

Điều trị chứng kinh nguyệt không đều bằng các biện pháp Đông y được rất nhiều người áp dụng bởi chúng mang liệu hiệu quả cao mà không tốn quá nhiều kinh phí.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh sức khỏe sinh sản của nữ giới, theo đó nếu một người có sức khỏe sinh sản tốt thì kinh nguyệt rất đều đặn và ngược lại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều. Để chữa chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng có nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên. Nữ giới có thể sử dụng các loại thuốc Đông y, Tây y hay Nam y để điều trị chứng kinh nguyệt không đều. Mỗi bài thuốc đều có tác dụng nhất định giúp cải thiện tình trạng này. Trong đó, cây ngải cứu được đánh giá cao trong việc điều trị kinh nguyệt không đều.

Một số nguyên nhân gây ra chứng kinh nguyệt không đều như ăn uống không cân bằng. Sút cân hoặc tăng cân, thiếu máu, mãn kinh, rối loạn tuyến giáp. Mất cân bằng hormone, bệnh gan, lao, rối loạn đường ruột, tiểu đường. Buồng trứng đa nang, dị tật tử cung, và nhiều bệnh lý khác. Ngoài ra, ảnh hưởng từ phong cách, lối sống cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này.

Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều bằng cây ngải cứu

Ngải cứu là một loại thảo dược quen thuộc, thường được trồng rất nhiều trong các gia đình ở Việt Nam và thường được dùng làm rau ăn hằng ngày hay bài thuốc Đông y. Cây ngải cứu dễ trồng và dễ phát triển kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Trong Dược học cổ truyền, ngải cứu được sử dụng rộng rãi vì nó có nhiều tác dụng cho sức khỏe như: Điều hòa kinh nguyệt, an thai, lưu thông máu lên não. Một số bài thuốc điều trị chứng kinh nguyệt không đều từ cây ngải cứu người bệnh có thể tham khảo như sau:

Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều bằng cây ngải cứu

  • Điều hòa kinh nguyệt bằng ngải cứu: Một tuần trước ngày hành kinh từ 3 đến 5 ngày, chị em dùng 5 – 10g bột ngải cứu hoặc 1 – 4g cao ngải cứu đặc để uống. Nếu không mua được bột ngải cứu chị em cũng có thể dùng 6 – 12 g ngải cứu khô sắc với nước hoặc hãm với nước sôi, uống thay trà hàng ngày có thể giúp điều hòa kinh nguyệt rất hiệu quả.
  • Chữa kinh nguyệt ra nhiều, băng huyết: Lấy 1 nắm ngải cứu khô, 4 gram gừng đã khô sắc trong nồi chuyên dụng với 1 bát nước lọc. Sau khoảng 30 phút đến 1 giờ, bạn rắc thêm 50g cacao dừa đã được sao, tán nhỏ. Cách thức này giúp chị em cầm máu tốt hơn. Nếu lượng máu kinh không ra ồ ạt thì bạn nên giảm lượng ca cao dừa xuống ít hơn, khoảng 20g một lần dùng. Thời gian sử dụng: 5 – 7 ngày.
  • Chữa kinh nguyệt kéo dài, máu kinh nhiều: Dùng 20g lá ngải cứu khô, thêm vào 200ml nước rồi đem sắc đến khi còn khoảng 100ml. Thêm chút đường cho dễ uống, chia làm 2 lần uống trong ngày. Chị em có thể uống hàng tháng trước khi có kinh 7 – 10 ngày để giúp phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt cũng rất hiệu quả.
  • Chữa chậm kinh, máu kinh quá ít, màu nhạt hoặc xám: Dùng ngải cứu khô (12g), đẳng sâm (12g), thục địa (12g), xuyên khung (12g), gừng khô (8g), hà thủ ô (20g) làm thành 1 thang và sắc uống khoảng 10 – 15 thang thuốc liên tục.
  • Chữa loạn kinh, kinh nguyệt không đều: Dùng từ 5 -7 ngày với thang thuốc gồm 100g ngải cứu khô, 300 cá trê, 12g hồng hoa, 6g trần bì, 120g bột đậu đen sẽ có tác dụng.

Tuy rằng có tác dụng rất tốt nhưng các bài thuốc dân gian trên đây có thể để lại các tác dụng phụ. Vì thế bạn nên đi khám và nhờ tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

 

Tiểu đêm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, vì thế bạn cần nhanh chóng triệt để tình trạng này với bài thuốc dân gian sau đây.

Nguyên nhân gây chứng tiểu đêm

Đi tiểu ban đêm là một hiện tượng khá phổ biến ở người trưởng thành, tuy nhiên triệu chứng này để lại khá nhiều phiền toái cho người bệnh như không thể ngủ trở lại được; buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày; ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây chứng tiểu đêm

Theo y học cổ truyền, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Đối với người trẻ tuổi khỏe mạnh, âm dương cân bằng và đầy đủ thì ban đêm ít tiểu tiện. Khi tuổi cao, ban đêm đi tiểu tiện nhiều, đó là thủy hỏa đều bất túc. Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do thận dương hư yếu. Ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần thực là do dương khí suy yếu gây nên.

Vì vậy, để chữa chứng tiểu đêm nên chú trọng ôn bổ thận dương. Nếu chứng trạng nhẹ, biểu hiện thận dương hư không rõ lắm, thường gặp ở người trẻ tuổi mắc bệnh thời gian ngắn, nói chung trách cứ vào vai trò khí hóa của bàng quang, điều trị nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang. Thận muốn khỏe phải bổ thêm tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ thận, cùng một lúc vừa ôn dương vừa cố sáp.

Một số bài thuốc dân gian trị chứng tiểu đêm hiệu quả

Một số bài thuốc dân gian trị chứng tiểu đêm hiệu quả

Để điều trị chứng tiểu đêm thì trước hết bệnh nhân cần hạn chế uống nước vào buổi tối, trong đó có cả việc giảm ăn canh vào bữa cơm chiều, nhất là các loại canh nấu bằng những thứ rau có tính chất lợi tiểu như rau cải, mướp, bầu… Chú ý tiểu tiện trước khi đi ngủ, khám và điều trị triệt để các bệnh do nhiễm khuẩn tiết niệu, các bệnh lý mạn tính khác như tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, sỏi niệu quản…, có thể lựa chọn và sử dụng các món ăn – bài thuốc của Dược học cổ truyền và các thực phẩm chức năng có công dụng dự phòng và hỗ trợ trị liệu chứng tiểu đêm. Một số bài thuốc dân gian người bệnh có thể tham khảo như sau:

  • Bài 1: phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 12g, sà sàng tử 8g, thỏ ty tử 12g, khiếm thực 12g, kim anh tử 12g, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
  • Bài 2: bầu dục lợn hoặc dê 1 đôi làm sạch, thái miếng rồi đem hầm với khiếm thực 50g, chế đủ gia vị, ăn trong ngày, 7 ngày là 1 liệu trình.
  • Bài 3: bàng quang lợn 1 cái, làm sạch rồi nhét đầy mẫu lệ vào bên trong, buộc kín miệng rồi đem đun trong 15 phút, sau đó bỏ hết mẫu lệ, ăn bàng quang và uống nước dùng, 7 ngày là 1 liệu trình.
  • Bài 4: xương sống lợn (còn cả tủy) 3 đốt, hạch đào nhân 30g, đỗ trọng 15g, tất cả đem hầm nhừ, ăn nóng.
  • Bài 5: bạch quả 5 trái, hạt bí đao 30g, hai thứ đem nấu chín ăn, 10 ngày là 1 liệu trình.

Nếu sử dụng các bài thuốc dân gian kể trên không đem lại hiệu quả thì bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám, điều trị, tránh để lâu dài các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Thiên nhiên đã ưu đãi cho nước ta rất nhiều vị thuốc có tác dụng điều trị nhiều căn bệnh mà xuất hiện ngay trong vườn nhà, vì thế bạn có thể tham khảo một số bài thuốc xuất phát từ các thần dược sau đây.

Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh từ cây cỏ quanh nhà

Có rất nhiều loại cây cỏ quanh ta hoàn toàn có thể trở thành các vị thuốc rất dễ áp dụng nhưng lại rất ít người biết đến, ví dụ như thảo quả, dền cơm, húng quế đều là những cây cỏ quanh ta nhưng chúng cũng đồng thời là những bài thuốc dân gian trị bệnh đau đầu, dị ứng hay mất ngủ. Cùng chúng tôi tìm hiểu các bài thuốc chữa bệnh sau đây:

Bài thuốc chữa mẩn ngứa, dị ứng từ cây húng quế

Húng quế là một gia vị được sử dụng nhiều trong ẩm thực. Nó có vị cay, thơm, nóng có tác dụng giảm đau, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, lương huyết nhờ chứa nhiều tinh dầu thơm, cineol, estragol, metylchavicol, linalol. Một vài bài thuốc từ cây húng quế có thể kể đến như:

  • Bài thuốc 1: Ngâm 3-6g hạt húng quế với chút nước cho hạt nổi nhầy, giã với 20-30g lá, lọc lấy nước, thêm đường uống, bã xoa chỗ ngứa.
  • Bài thuốc 2: Sắc lá quế khô để uống kết hợp với việc tắm bằng nước lá khế đun sôi để nguội.

Chữa các bệnh đường tiêu hóa bằng thảo quả

Thảo quả có vị cay, mùi thơm thuộc họ gừng, tính ấm cho nên có thể dùng để trục hàn, ấm bụng, tiêu tích, trừ đờm, giúp ăn uống ngon miệng hơn. Trong cuốn Dược học cổ truyền thường hướng dẫn người bệnh áp dụng thảo quả để trị trướng bụng, tiêu chảy, chữa nôn mửa và kích thích tiêu hóa rất hiệu quả. Một số bài thuốc từ thảo quả bạn có thể tham khảo như sau:

  • Bài thuốc 1: Trị rối loạn tiêu hóa (không tiêu, đau vùng thượng vị): Thảo quả (nướng) 6g; thương truật, hậu phác, trần bì, sinh khương, mỗi vị 10g; cam thảo 4g, đại táo 3 quả, sắc uống. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3-5 ngày.
  • Bài thuốc 2: Giúp giảm đày bụng, khó tiêu, kém ăn: thương truật 12g, thảo quả nướng chín 6g, hậu phác 12g, sinh khương 12g, trần bì 12g, đại táo 3 quả, cam thảo 4g. Dùng 3 đến 5 ngày bằng cách sắc uống mỗi ngày một thang trên.
  • Bài thuốc 3: Dành cho người suy nhược cơ thể, kém ăn: Nấu gà hầm gồm các nguyên liệu như gà trống 1 con 1kg, riềng 6g, thảo quả 6g, hồ tiêu 3g, trần bì 3g. Cách nấu như sau: làm sạch gà,chặt sẵn, cho tất cả các vị thuốc trên vào túi vải, hầm nhừ tất cả rồi chia 2-3 lần ăn trong ngày.

Rau dền cơm trị đau đầu

Rau dền cơm trị đau đầu

Món canh cua nấu rau dền cơm rất gần gũi trong bữa cơm gia đình nhưng ngoài việc thay đổi khẩu vị, gia tăng giá trị dinh dưỡng thì đây còn là bài thuốc Đông y điều trị bệnh đau đầu rất hiệu quả. Theo nghiên cứu rau dền có vị ngọt nhạt, tính mát hơi hàn, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, chỉ huyết… của rau dền cơm có tác dụng thanh nhiệt khu thấp, thu liễm, chỉ tả.

Ngoài ra dền cơm còn được dùng để chữa đau đầu chóng mạt, tăng huyết áp như sau: dền cơm 100g, thịt cua đồng 50g, rau đay 50g. Cua đồng giã lấy nước, nêm chút muối rồi lọc lấy nước cho vào nồi, đun vừa, khuấy đều tay rồi cho rau đay vào, nêm gia vị cho vừa ăn.

Chữa mất ngủ từ hoa bách hợp

Hoa bách hợp là một bài thuốc chữa mất ngủ đã được ông cha ta sử dụng từ rất lâu đời. Món ăn này có tác dụng kiện tỳ, thanh tâm, an thần dành để chữa chứng mất ngủ rất hiệu quả. Nguyên liệu gồm: hoa bách hợp 25g, cá diếc 1 con 500g, gia vị, gừng tươi và một ít dầu thực vật.

Cách làm: làm sạch cá, bỏ nội tạng, hoa bách hợp tỉa gọn, rửa sạch. Chiên nóng già dầu rồi cho các diếc vào rán qua, sau đó đun nhỏ lửa, cho hoa bách hợp, nêm gia vị đun tiếp cho chín, bắc ra ăn nóng. Ăn liền trong 1 tuần.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc trên vào làm thực đơn các món ăn hàng ngày, tuy nhiên để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị bệnh.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

 

Củ gai hẳn không còn xa lạ với người dân Việt Nam nhưng ít ai biết rằng đây còn là một vị thuốc Đông y nổi tiếng có tác dụng rất tốt với bà bầu và phụ nữ sau sinh.

Củ gai có tác dụng như thế nào với sức khỏe?

Củ gai có tác dụng như thế nào với sức khỏe?

Theo nguồn Dược học cổ truyền, củ gai là phần rễ của cây gai hay còn gọi là cây trữ ma, được trồng chủ yếu ở vùng tây Bắc. Củ gai có hình dạng tương tự củ sắn nhưng dài và thon hơn, vỏ bên ngoài màu nâu đậm, có các vết sần nhỏ. Trong củ gai có chứa các thành phần hóa học như: Apigenin, rhoifolin 0,7%,acid quinic, acid chlorogenic, acid protocatechuic có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh trong y học. Có 2 cách sử dụng củ gai: Cắt thành các lát mỏng dùng tươi (củ gai tươi) hoặc sấy khô bảo quản dùng lâu dài.

Trong đông y, củ gai tươi được dùng như một bài thuốc hiệu quả cho người mắc bệnh và phụ nữ mang thai. Một số tác dụng cho sức khỏe có thể kể đến như: Chữa tê thấp đau mỏi, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, chữa bệnh ho ra máu, lòi dom, có búi trĩ, mụn nhọt, giảm sưng viêm, cầm máu vết thương,… Còn với phụ nữ đang mang bầu củ gai rất tốt với các trường hợp động thai, dọa sảy thai, an thai, bong tách và tụ dịch màng nuôi, đau bụng ra huyết, sinh non. Với phụ nữ sau sinh củ gai có tác dụng chữa sa dạ con và bệnh trĩ sau sinh.

Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh từ củ gai

Củ gai tươi lành tính, hầu như không có tác dụng phụ, rất tốt trong việc dưỡng thai, động thai. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng củ gai tươi dùng để hầm với chân giò, gà, chim bồ câu,… thành món ăn bài thuốc rất bổ dưỡng, tốt cho thai nhi. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc dân gian như sau:

Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh từ củ gai

Bài thuốc chữa an thai cho bà bầu từ củ gai

Cách làm: Củ gai tươi 150g rửa sạch rồi thái lát mỏng cho vào nồi hầm với với gà hoặc móng giò. Hầm nhỏ lửa từ 1,5 tiếng 2 tiếng. Liều dùng: Một tuần nên dùng từ 1,2 lần đến khi sinh mà không sợ sót rau.

Chữa phụ nữ có thai đau bụng, dọa sẩy thai

Cách làm: Cho 30g củ gai tươi cùng với 20g cành tía tô vào ấm, đổ 600ml nước vào rồi đun sôi vặn nhỏ lửa đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Rót ra cốc để nguội chia làm 3 lần uống trong ngày.  Liều dùng: Uống liền từ 1 đến 3 ngày, không nên uống kéo dài.

Bài thuốc chữa rong kinh, động thai, sa dạ con, trĩ hậu môn

Dùng 30g củ gai tươi cho vào ấm, sắc với 600ml đun đến khi còn 200ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày. Thời gian uống: Uống liền khoảng 6 ngày, theo dõi tình trạng bệnh.

Hỗ trợ điều trị phù thũng khi mang thai, ho ra máu

Cho 30g củ gai tươi và 30g rễ cây cỏ tranh sắc uống trong ngày. Theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh.

Tuy rằng không gây ra các tác dụng phụ nhưng để đạt hiệu quả cao nhất thì chị em nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị bệnh theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Trong những ngày thời tiết nóng lạnh bất thường thì có rất nhiều người mắc các bệnh về đường hô hấp và hầu họng, đặc biệt là bệnh viêm thanh quản, vì thì việc tìm hiểu về bài thuốc dân gian điều trị căn bệnh này là việc làm cần thiết.

Bệnh viêm thanh quản thường gặp vào mùa đông

Trong những ngày trời rét đậm, gió mùa Đông Bắc, người già và trẻ nhỏ hay những người phải nói nhiều do nghề nghiệp thường dễ mắc viêm thanh quản. Thông thường viêm thanh quản xảy ra sau một viêm nhiễm của đường hô hấp trên (mũi – xoang, họng). Cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh. Nguyên nhân là do khả năng đề kháng yếu kém, cảm nhiễm phong hàn từ đó sinh bệnh. Theo nghiên cứu Đông y thì bệnh viêm thanh quản cũng được chia làm nhiều thể, ở mỗi thể bệnh sẽ có các bài thuốc dân gian điều trị bệnh khác nhau:

Bài thuốc chữa viêm thanh quản do phong hàn

Ở thể bệnh này người bệnh có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu như ho nhiều, mắc đờm, đau hầu họng, tiếng nói thay đổi âm sắc, tắc mũi khó thở. Theo đó người bệnh có thể dùng 2 bài thuốc sau đây:

  • Bài 1 Nguyên liệu gồm có: Cát căn, tía tô, kinh giới, cây ngũ sắc, lá xương sông, tục đoạn ( mỗi loại 16g), hoàng kỳ, cam thảo, xuyên khung ( mỗi loại 12g), thiên niên kiện, bạch chỉ ( mỗi loại 10g), quế lâm 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
  • Bài 2 Nguyên liệu gồm có: Cát cánh, phòng sâm, đương quy, kinh giới, rễ xương xông ( mỗi loại 16g), huyền sâm, ba kích cam thảo( mỗi loại 12g), ngũ vị, mơ muối, thiên niên kiện, ngải diệp( mỗi loại 10g), sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

Bài thuốc chữa viêm thanh quản do phong nhiệt

Ở thể bệnh này người bệnh có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu như ho khan, đờm dính, khô họng, khô niêm mạc, khàn tiếng hoặc mất tiếng, đi tiểu ít, nước tiểu đỏ, phân thường táo. Hơi thở nóng, cơ thể mệt mỏi… Dùng một trong các bài sau:

  • Bài 1 Nguyên liệu gồm có: Rau má, thổ phục linh, nam tục đoạn (mỗi loại 20g) bồ công anh, mạch môn, cát căn, tang diệp(mỗi loại 16g), khởi tử, cát căn, thạch hộc, liên kiều, cam thảo( mỗi loại 12g), ngân hoa, ngũ vị, sơn thù( mỗi loại 10g). Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
  • Bài 2 Nguyên liệu gồm có: rau tần dày lá 16g, cát cánh 12g, hoàng kỳ 10g, xa tiền thảo 20g, ngân hoa 10g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, bán hạ 10g, sinh khương 4g, cúc hoa 10g, huyền sâm 12g, xạ can 10g, cam thảo 12g, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Bài thuốc dân gian trị bệnh viêm thanh quản hiệu quả

Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản

Ngoài các bài thuốc dân gian kể trên thì người bệnh có thể tham khảo một số món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản như sau:

Bài 1: Lấy 2 – 3 quả khế rửa sạch, thái lát bỏ vào cái ca. Lấy 2 – 3 thìa đường rải lên trên, đậy nắp. Sau 3 – 4 tiếng đồng hồ dưới đáy ca đã có một lớp nước được tạo thành. Rót nước này uống dần từng ít một. Bài này đơn giản nên rất dễ làm và cho kết quả khá tốt. Người bệnh có thể tham khảo và sử dụng

Bài 2: Rang đậu đen 12g sao cho bốc khói. Cho vào chai thủy tinh, rót rượu vào cho ngập thuốc, đậy nắp cho kín. Sau 7 ngày có thể dùng được (để lâu hơn càng tốt). Rót rượu thuốc uống dần ít một. Công dụng: trừ phong, chống viêm, lợi thanh khiếu. Dùng cho những trường hợp viêm hầu họng, viêm thanh quản, khàn, mất tiếng, đau họng, khó nuốt.

Tuy rằng có tác dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng để đạt hiệu quả cao thì bệnh nhân nên nhờ sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn trước khi điều trị bệnh.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

 

Không chỉ là loại rau giàu dinh dưỡng mà rau ngót còn là vị thuốc Đông y nổi tiếng chữa trị được nhiều căn bệnh khác nhau.

Rau ngót có công dụng chữa bệnh như thế nào?

Rau ngót có công dụng chữa bệnh như thế nào?

Theo nguồn Dược học cổ truyền, rau ngót còn gọi là bồ ngót, bù ngót và có tên khoa học Sauropus androgynus(L)Merr. Thuộc họ Thầu dầuEuphorbiaceae. Cây nhỏ nhẵn, có thể cao tới 1,5 – 2m. Có nhiều cành mọc thẳng, vì người ta hái luôn cho nên thường chỉ cao 0,9 – 1m. Theo một số nghiên cứu về thành phần hóa học của rau ngót cho thấy: trong 100g rau có 6,5g đạm, 0,08g chất béo, 9g đường, 503mg kali, 15,7mg sắt, 13,5mg mangan, 0,45mg đồng, 23.300UI betacaroten, 85mg sinh tố C, 0,033mg B1, 0,88mg B2. Qua đây thấy rau ngót (so với các rau lá khác) nhiều đạm, chất sắt, mangan và tiền sinh tố A. Rau ngót cũng khá nhiều magiê, đồng, kali, sinh tố C và PP. Về axít amin thì trong 100g rau ngót có 0,34 threonin, 0,25g phenylalanin, 0,24g leucin, 0,23g isoleucin, 0,16g lysin, 0,13g methionin, 0,05g tryptophan.

Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Ngoài ra, loài rau này còn được các bác sĩ khuyến cáo dùng cho những người có chế độ giảm cân, đường huyết cao và nhiều các căn bệnh khác.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây rau ngót

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây rau ngót

Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh, vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Lá rau ngót ngoài công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng làm chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi. Một số bài thuốc dân gian người bệnh có thể tham khảo như sau:

  • Chữa sót nhau: hái độ 40g lá rau ngót rửa sạch giã nát. Thêm ít nước đã đun sôi để nguội vào, vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 – 20 phút nhau sẽ ra.
  • Chữa chậm kinh: giã nhỏ một nắm rau ngót vắt lấy nước uống, bã đắp vào gan bàn chân.
  • Chữa tưa lưỡi: giã nát rau ngót tươi độ 5 – 15g, vắt lấy nước uống. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ hai ngày sau là bú được.
  • Sót rau sau đẻ: cho sản phụ uống 1 bát nước rau ngót tươi.

Ngoài các bài thuốc trên thì rau ngót còn được coi là thần dược giúp các sản phụ sau khi sinh phục hồi sức khỏe với các món canh nấu chung với thịt nạc và giò sống, có thể nấu với tôm, cá. Mặt khác rau ngót còn được dùng để điều trị các bệnh đau nhức xương, giải rượu. Vì hàm lượng đạm khá cao nên rau ngót được các bác sĩ khuyến cáo dùng thay thế đạm động vật, tuy nhiên để đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao nhất thì bệnh nhân nên đến các trung tam y tế để thăm khám, sau đó sử dụng theo phác đồ của các bác sĩ tư vấn.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

 

Su hào là thực phẩm khá quen thuộc với người dân Việt Nam trong các món ăn hàng ngày nhưng ít ai biết rằng đây còn là một vị thuốc Đông y nổi tiếng chữa trị được nhiều căn bệnh khác nhau.

Su hào có nhiều công dụng chữa bệnh

Su hào có nhiều công dụng chữa bệnh

Thời tiết nhiệt đới nóng ẩm đã ưu ái cho nước ta rất nhiều các loại thực phẩm rau cỏ không chỉ có tác dụng làm thực đơn hàng ngày thêm phong phú mà còn giúp chúng ta phòng và chữa trị nhiều căn bệnh. Su hào là loại củ rất quen thuộc đối với người Việt, chúng được chế biến được nhiều món: củ và cả lá luộc ăn, xào mỡ, xào thịt, hầm xương, làm canh. Củ non thái nhỏ làm nộm hoặc phơi tái làm dưa món, muối dưa, làm ca la thầu…Tuy nhiên lại có rất ít người biết đến đây là một vị thuốc quý chữa trị được nhiều căn bệnh và được ghi danh trong lược sách Dược học cổ truyền.

Theo sách Trung dược đại từ điển, củ su hào có vị cam tân (cay ngọt), tính lương (mát). Chữa tiểu tiện lâm trọc (tiểu nhỏ giọt, nước tiểu đục), đại tiện xuất huyết, thũng độc, não lậu (viêm xoang mũi)… Lá su hào có tác dụng trị thực tích, đàm tích, ác sang. Vì thế ngoài việc sử dụng làm các món ăn thì người bệnh có thể tham khảo các món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ cây su hào như sau:

Các bài thuốc dân gian điều trị bệnh từ cây su hào

Các bài thuốc dân gian điều trị bệnh từ cây su hào

Bạn có thể tham khảo phương pháp điều trị qua các bài thuốc dân gian được lưu truyền từ cây su hào như sau:

  • Chữa tỳ hư hỏa thịnh đờm tích ở vùng ngực, tiểu tiện nhỏ giọt, tiểu đục, chữa lở loét ngoài da: Ăn sống có tác dụng giải khát, hóa đờm. Nấu chín chữa đại tiện xuất huyết; đốt tồn tính nghiền mịn trị viêm xoang mũi, thổi vào mũi chữa trúng phong cấm khẩu.
  • Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng: Dùng củ su hào 30g, lá cây thuốc bỏng 30g, giã nhỏ, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống. Hoặc thường xuyên ăn su hào, dùng su hào chế biến các món ăn khác nhau cũng có tác dụng hỗ trợ trị liệu tốt đối với chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Chữa âm nang (tinh hoàn sưng to): Dùng su hào, thương lục, thái lát, giã nhuyễn đắp ngoài.
  • Chữa đờm tích: Dùng lá su hào nấu với dầu vừng, ăn và uống cả nước.
  • Béo phì, muốn giảm cân: Su hào có tới 91% là nước và chứa nhiều chất xơ, ít chất béo. Đây là thực phẩm lý tưởng của người bị béo phì hoặc người muốn giảm cân. Vì hàm lượng chất béo hòa tan ít, không có cholesterol nên tốt cho phòng chống bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, đối với những người này nên ăn su hào luộc, nộm, hạn chế ăn su hào xào, bởi có nhiều chất béo càng làm tình trạng béo phì trở nên nặng hơn.
  • Giúp thai nhi phát triển tốt hơn: Các vitamin và khoáng chất có trong su hào như selen, axit folic, kali, magiê… giúp bổ sung dưỡng chất cho quá trình mang thai tốt hơn, hoạt động não bộ, hệ thần kinh của trẻ khỏe hơn.

Ngoài các công dụng trên thì cây su hào còn có tác dụng tăng cường cho hệ miễn dịch rất tốt, bởi chúng rất giàu vitamin C. Trong thời điểm giao mùa, đông lạnh, cơ thể có khả năng nhiễm một số bệnh như sốt, cảm cúm, ho, viêm họng… nên bổ sung lượng su hào trong bữa ăn giúp phần tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng tránh bệnh tốt hơn.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

 

Viêm xoang cấp tính là căn bệnh thường xuất hiện sau khi nhiễm virut cúm, vì thế bệnh nhân có thể tham khảo điều trị bằng các bài thuốc Đông y hiệu quả sau đây.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm xoang nhiễm khuẩn

Theo nguồn Dược học cổ truyền, bệnh viêm xoang nhiễm khuẩn là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở một hay nhiều xoang (xoang hàm, xoang sàng và xoang trán). Màng nhày các xoang viêm và sưng khiến dịch không thoát ra được. Nếu không điều trị tốt có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi hoặc tiến triển thành viêm xoang mạn tính. Ở mỗi thể bệnh sẽ có một phương thức điều trị và các bài thuốc Đông y khác nhau, cụ thể:

Bài thuốc điều trị viêm xoang cấp tính

Khi bệnh mới phát, người bệnh sẽ có những triệu chứng như ngạt mũi, chảy nước mũi màu vàng có mủ, xoang hàm và xoang trán đau, viêm hốc mũi kèm theo sợ lạnh, sốt, nhức đầu. Phương pháp chữa là thanh phế, tiết nhiệt, giải độc. Theo đó, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc điều trị sau đây:

Nguyên liệu gồm có: tân di, hoàng cầm, chi tử, mạch môn, dấp cá (mỗi loại 12g), kim ngân hoa 16g thạch cao (sắc trước) 40g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu người bệnh nhức đầu, sợ lạnh, sốt thì bỏ hoàng cầm, mạch môn; thêm ngưu bàng tử 12g, bạch hà 8g.

Bài thuốc điều trị viêm xoang mạn tính

Nếu tình trạng bệnh kéo dài, người bệnh thấy đau khi ấn vào xương hàm và xương trán; thường chảy nước mũi có mủ và hôi, khứu giác giảm, nhức đầu thường xuyên thì có thể dùng 2 bài thuốc với các vị thuốc Đông y sau đây:

Bài 1: sinh địa, ké đầu ngựa, kim ngân (mỗi loại 16g), huyền sâm, đan bì, mạch môn, hoàng cầm (mỗi loại12g), tân di 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2 – Bột cam xanh: Dùng theo phương pháp điều trị cam mũi trong hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc dùng lọ nước NaCl 0,9% rửa mắt và mũi 10ml, đổ bỏ 1/2 hoặc 1/3, cho bột thuốc của 1 ống cam xanh vào, lắc đều, nhỏ mỗi bên mũ 2 -3 giọt.

Một số món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang nhiễm khuẩn

Một số món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang nhiễm khuẩn

Ngoài các bài thuốc Đông y kể trên thì người bệnh có thể tham khảo một số món ăn bài thuốc điều trị bệnh sau đây:

Canh trứng tân di bạc hà ty qua đằng: ty qua đằng (dây mướp) 60g, tân di 10g, trứng gà 2 quả, bạc hà tươi 10g. Ty qua đằng cắt đoạn rửa sạch, cùng tân di và trứng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu. Khi trứng gần chín, lấy ra bóc bỏ vỏ cho vào nồi, cho bạc hà vào nấu thành canh. Ăn trứng và uống nước, ngày ăn một lần, đợt dùng 5 – 10 ngày. Món này rất tốt cho người viêm mũi xuất tiết, đờm đặc vàng, niêm mạc mũi sung huyết sưng nề, đau đầu, đau vùng cánh mũi chân má.

Canh tân di trứng gà: tân di 9g, trứng gà 2 quả, nấu thành canh ăn. Dùng tốt cho người bị viêm mũi, viêm xoang.

Canh tân di phổi lợn: phổi lợn 300g, tân di 10g, thương nhĩ tử 20g, bạch truật 15g, phục linh 15g. Phổi lợn rửa sạch thái lát, các dược liệu cùng cho trong túi vải xô, cùng cho vào nồi, đổ nước nấu nhừ, bỏ túi bã dược liệu, thêm gia vị làm canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 5 – 10 ngày. Món này thích hợp cho người bị tắc mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, quên lẫn, niêm mạc mũi sưng nề tiết dịch nhày.

Ngoài các món ăn trên thì người bệnh còn có thể tham khảo các bài thuốc lợi đàm trà và dứa hấu xào cà rốt từ các bác sĩ đông y điều trị bệnh. Tuy nhiên nếu sử dụng một thời gian không thấy bệnh có tiến triển thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị bệnh, tránh để bệnh thành biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn