Category Archives: Châm cứu bấm huyệt

Home / Châm cứu bấm huyệt
20 Posts

Bấm huyệt chữa say rượu có thể nhanh chóng cải thiện những khó chịu khi quá chén, không cần sử dụng thuốc nên tác dụng phụ trên gan, thận không xảy ra.

Bấm huyệt chữa say rượu có tác dụng như thế nào?

Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, các kinh mạch vốn là kênh vô hình trong cơ thể, mang lại năng lượng cho các hệ cơ quan. Chính vì vậy, bấm huyệt là quá trình áp dụng các điểm cụ thể dọc theo các kinh mạch này để giúp khôi phục lại sự cân bằng vốn có cho các tạng phủ.

Say rượu là tình trạng xảy ra khi một người uống nhiều chất cồn hơn mức gan có thể xử lý. Mất nước, viêm nhiễm và chất lượng giấc ngủ kém là những nguyên nhân chính gây ra cảm giác say rượu.

Tác hại của rượu dẫn đến các triệu chứng say như sau: buồn nôn, nôn trớ và nôn ói; đau đầu; lo lắng, vật vã; đau khắp cơ thể hay đau nhức cơ.

Theo lý thuyết đông y, các triệu chứng trên là do mất cân bằng trong chuyển hóa của nội tạng. Bấm huyệt giải rượu như một cách kích thích các kinh mạch, giúp điều chỉnh sự luân hồi năng lượng trong cơ thể hiệu quả hơn, trở thành một cách giải rượu an toàn, có thể thực hiện tại nhà và không ẩn chứa bất kỳ tác dụng ngoại ý nào.

Các vị trí bấm huyệt giải rượu ở đâu?

Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết cách giải rượu bằng hình thức bấm huyệt có thể tự thực hiện mà không cần đến bác sĩ trị liệu. Áp lực từ các ngón tay lên những vị trí bấm huyệt chữa say rượu có thể nhanh chóng làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu khi “nâng cốc” quá đà gây ra.

Bấm huyệt chữa buồn nôn và nôn mửa: Một trong những công dụng phổ biến nhất của bấm huyệt là làm giảm triệu chứng buồn nôn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tạo áp lực tại điểm huyệt Nội Quan trên cổ tay sẽ làm giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói do nhiều nguyên nhân, thậm chí cả ở bệnh nhân hóa trị. Ngoài ra, một số tài liệu nghiên cứu đã so sánh gừng với bấm huyệt cũng giúp chữa buồn nôn ở người say rượu. Do đó, gừng cũng là một cách giải rượu đơn giản tại nhà.

Bấm huyệt chữa đau đầu: Có một số nghiên cứu quy mô nhỏ đã chỉ ra rằng bấm huyệt là một cách tốt để giảm đau đầu. Mặc dù hầu hết những lợi ích mà bấm huyệt mang lại chỉ là cải thiện tình trạng đau đầu ở mức độ trung bình, đây cũng có thể là một cách giải rượu rất dễ dàng và an toàn để áp dụng đối với chứng đau đầu. Theo đó, huyệt Hợp Cốc, nằm cuối rãnh ngón tay cái và ngón tay trỏ khi khép lại, là một huyệt đạo hiệu quả giúp cải thiện chứng đau đầu. Ngoài ra, huyệt Thần Môn ở đầu dưới xương trụ, trên nếp gấp cổ tay cũng có thể day ấn để giúp xoa dịu các dây thần kinh và làm giảm chứng lo lắng hoặc cảm giác nôn nao khi say rượu.

Bấm huyệt chữa đau dạ dày: Bằng chứng bấm huyệt để chữa các bệnh lý dạ dày đã quá rõ ràng. Theo đó, bấm huyệt Thượng quản thuộc đường giữa cơ thể, ở giữa rốn và mỏm xương ức có thể giúp cải thiện chứng đau bụng và khó tiêu, chướng bụng sau khi ăn nhậu say sưa.

Bấm huyệt chữa mệt mỏi do say rượu: Huyệt Bách Hội ở chính giữa đỉnh đầu. Đây là vị trí bấm huyệt chữa say rượu hiệu quả khi cảm thấy quá mệt mỏi, lừ đừ, kém tập trung. Để tăng hiệu quả cho cách giải rượu bằng day ấn huyệt Bách Hội, cần kết hợp với các động tác xoa bóp vùng sau gáy và đáy hộp sọ để giảm bớt mệt mỏi. Đồng thời, cũng có thể ấn điểm dưới đầu gối tại huyệt Túc Tam Lý và huyệt Dũng Tuyền ở giữa bàn chân để tăng phần dương khí.

Bấm huyệt chữa chóng mặt: Điểm bấm huyệt hiệu quả nhất trên cơ thể đối với cảm giác quay cuồng hay chóng mặt huyệt Thái Xung. Huyệt đạo này liên kết với gan, nằm ở phía trên của bàn chân tại ở chỗ lõm giữa các xương dẫn đến ngón chân cái và ngón chân thứ 2. Nhấn vào vị trí này trên một trong 2 bàn chân (hoặc cả 2) trong vài giây và xoa bóp theo chuyển động tròn sẽ giúp cải thiện chóng mặt khi say rượu hay các nguyên nhân khác. Ngoài ra, tác dụng của huyệt Thái Xung còn giúp giảm đau đầu.

Bấm huyệt chữa đau mắt: Theo Dược học cổ truyền, huyệt Phong Chi có thể giúp cải thiện chứng mờ mắt sau khi uống rượu quá nhiều. Để tìm ra điểm này, hãy sờ vào phía sau đầu cho đến khi có thể cảm nhận được nơi cơ cổ và đáy hộp sọ gặp nhau. Lúc này, chắp 2 tay ra sau đầu và dùng ngón tay cái ấn mạnh lên cả 2 bên. Kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng tại huyệt Phong Chi và về phía hộp sọ để có hiệu quả chữa mỏi mắt, nhìn mờ tối đa sau cơn say.

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Khi thực hiện hương pháp đả thông kinh mạch qua huyệt đạo, kỹ thuật viên cần huyệt đạo chính xác và có tác dụng nhanh nhất. Vậy đó là những huyệt đạo nào?

Các phương pháp đả thông kinh mạch qua huyệt đạo

Bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết phương pháp đả thông kinh mạch qua huyệt đạo có sử dụng một số huyệt đạo trên cơ thể con người gồm:

Phương pháp đả thông kinh mạch với huyệt nội quan: Việc bấm huyệt đả thông kinh mạch thông qua huyệt nội quan cần duy trì khoảng một tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Các dấu hiệu như hô hấp kém, tim đập nhanh, tức ngực… sẽ dần dần biến mất.

Đả thông kinh mạch với huyệt nội đình: Huyệt đạo nội đình nằm ở vị trí nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa ngón chân thứ 2 và 3. Việc bấm huyệt nội đình đả thông kinh mạch thông có khả năng giúp người bệnh hạ hỏa, bài trừ nóng trong. Vì vậy mà huyệt nội đình dùng đúng cách có thể phòng bệnh về nướu, đau họng. Đây cũng là một trong một số phương pháp bấm huyệt trị táo bón rất hiệu quả.

Phương pháp đả thông kinh mạch trên với huyệt thái khê: Đây là huyệt đạo đóng vai trò quan trọng với một số người bệnh bị viêm thận mãn tính, tiểu đường. Huyệt thái khê nằm ở gần mắt cá trong của chân, chính là chỗ hơi lõm xuống nên Kỹ thuật viên (KTV) trị liệu có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Huyệt túc tam lý giúp đả thông kinh mạch: Huyệt túc tam lý có liên quan tới chứng hư hoại, hao hụt cơ thể như: thiếu máu, bệnh nặng, tổn thương sau khi sinh mổ… Huyệt túc tam lý nằm ở cẳng chân, phía dưới đầu gối khoảng 3 lóng tay.

Huyệt hợp cốc giúp đả thông kinh mạch: Huyệt hợp cốc thường được sử dụng để giảm đau. Vì vậy, theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, hợp cốc hay được áp dụng với một số người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Huyệt này nằm ở giữa ngón cái và ngón trỏ. KTV có thể sử dụng 3 ngón tay để ấn huyệt hợp cốc mỗi ngày sẽ làm dịu các cơn đau. Đồng thời còn khai thông mạch máu hiệu quả.

Huyệt dũng tuyền có thể đả thông kinh mạch: Huyệt dũng tuyền được xem là nguồn dinh dưỡng đầu tiên của cơ thể mỗi chúng ta. KTV có thể xác định huyệt dũng tuyền bằng phương pháp gập các ngón chân lại. Lúc này, KTV sẽ nhìn thấy ở chỗ hõm ngay 1/3 trước gan bàn chân có huyệt đạo. Đây chính là vị trí huyệt tuyền. Huyệt dũng tuyền dùng đúng cách giúp đả thông kinh mạch rất hiệu quả.

Huyệt quan nguyên giúp đả thông kinh mạch hiệu quả: Huyệt quan nguyên được xác định vị trí là ở phía dưới phương pháp rốn chừng 4 ngón tay. KTV có thể sử dụng ngón tay để mát xa nhẹ nhàng hoặc sử dụng 2 bàn tay giao nhau và đặt lên huyệt quan nguyên. Tiếp theo Kỹ thuật viên đè mạnh rồi đẩy lên xuống.

Huyệt ủy trung có tác dụng đả thông kinh mạch: Việc bấm huyệt đả thông kinh mạch vào huyệt ủy trung có tác dụng làm giảm các cơn đau vùng thắt lưng. Huyệt này thường nằm ở giữa nếp gấp nhượng chân.
Phương pháp bấm huyệt đả thông kinh mạch thông qua huyệt ủy trung hay được áp dụng cho một số người bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Huyệt cực tuyền: Huyệt cực tuyền nằm ở giữa nách ngay chỗ vị trí đập xung. Đả thông kinh mạch thông qua huyệt cực tuyền có thể trừ chứng đau thắt ngực, bệnh tim mạch, viêm màng tim. Theo dược học cổ truyền thì việc bấm huyệt đả thông kinh mạch này như là phương pháp để nuôi dưỡng trái tim.

Thông tin về những phương pháp xoa bóp bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch chia sẻ tại đây chỉ mang tính chất tham khảo!

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Trong Y học cổ truyền xoa bóp bấm huyệt không chỉ giúp bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng mà còn giúp bạn chữa bệnh trong đó có bệnh đau đầu.

Cách bấm huyệt chữa đau đầu có độ an toàn cao do chỉ tác dụng bên ngoài cơ thể thông qua các động tác day ấn lên huyệt đạo, không xâm lấn vào bên trong cơ thể như các phương pháp khác như tiêm chích, phẫu thuật…

Hơn nữa, bấm huyệt còn giúp giảm đau nhanh, giúp bạn cắt cơn đau đầu hiệu quả. Với một số động tác đơn giản dễ nhớ, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà để giúp đánh bay cơn đau đầu nhanh chóng mà không cần phải sử dụng thuốc.

Cách bấm huyệt chữa đau đầu

Để thực hiện bấm huyệt giảm đau đầu hiệu quả, bạn cần nắm rõ các vị trí huyệt đạo trên vùng đầu. Tại các vị trí huyệt đó, bạn dùng đầu ngón tay ấn vào và day nhẹ trong khoảng 10 giây để giúp cải thiện tình trạng đau đầu hiệu quả. Bạn có thể thực hiện bất kỳ lúc nào cảm thấy đau đầu hoặc áp dụng đều đặn 2-3 lần/ngày để cải thiện sức khỏe.

3 phương pháp xoa bóp bấm huyệt giúp bạn chữa đau đầu hiệu quả

Huyệt Thái dương.

– Huyệt Thái dương nằm ở hai bên thái dương, phía cuối chân mày.

– Tác dụng: Ấn huyệt Thái dương giúp điều trị các triệu chứng nhức đầu, viêm màng tiếp hợp và đau răng.

Huyệt Phong trì.

– Huyệt Phong trì nằm ở đối xứng 2 bên hõm đằng sau gáy.

– Tác dụng: Ấn huyệt Phong trì điều trị đau nhức đầu, đau vai gáy, mỏi mắt, cảm mạo và tăng huyết áp.

Huyệt phong trì

Huyệt Ấn đường.

– Huyệt Ấn đường nằm ở phía trước trán, tại điểm chính giữa hai lông mày, đầu sống mũi.

– Tác dụng: Ấn huyệt ấn đường giúp giảm nhức đầu rất hiệu quả, nhất là các cơn nhức đầu do viêm xoang. Đồng thời còn giúp giảm tình trạng sốt cao, chảy máu mũi, viêm xoang.

Các lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt chữa đau đầu

Cần xác định đúng vị trí các huyệt để tránh bấm nhầm sang huyệt đạo khác. Nếu có thể, hãy đến các trung tâm, gặp các chuyên gia bấm huyệt để được tư vấn cụ thể về vị trí huyệt trên cơ thể bạn.

Nếu tình trạng đau đầu của bạn kéo dài, kết hợp với các vấn đề khác như ù tai, chóng mặt… thì nên đến các trung tâm y tế để kiểm tra cụ thể hơn.

Không ấn quá mạnh hay ấn quá thường xuyên sẽ khiến tổn thương các huyệt đạo.

Tăng huyết áp trong Y học cổ truyền là do can, thận hư hoặc do tình chí thất thường, dầm thấp, đàm hỏa, nội phong huyết ứ… Phương pháp xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.

Trị bệnh tăng huyết áp nhờ phương pháp xoa bóp bấm huyệt

Bấm huyệt lao cung

Vị trí huyệt: chính giữa lòng bàn tay, trong khe giữa xương đốt bàn tay 3 và 4.

Dùng ngón tay cái của bàn tay phải áp nhẹ lên huyệt lao cung của bàn tay trái, đồng thời nhẹ nhàng hít vào. Vừa hít vào vừa dần dần dồn lực ấn mạnh ngón tay cái xuống. Nếu cảm thấy thoải mái thì tiếp tục ấn với cường độ đó, không nên mạnh hơn. Sau 30 giây hít vào, ngừng thở khoảng 5 – 10 giây rồi từ từ thở ra đồng thời giảm nhẹ dần cường độ ấn của ngón tay cái. Lại tiếp tục tiến hành như thế từ  5 – 6 lần.

Sau đó, lại chuyển sang dùng ngón cái của bàn tay trái bấm huyệt lao cung của bàn tay phải. Mỗi ngày nên bấm huyệt kết hợp với hít thở như trên 3 lần: sáng, trưa, chiều.

Bấm huyệt túc tam lý

Vị trí huyệt: bờ dưới xương bánh chè xuống 3 thốn, mào trước xương chầy ra ngoài 1 khoát ngón tay.

Dùng ngón tay cái hoặc trỏ của bàn tay phải ấn và day huyệt túc tam lý của chân trái, đồng thời hít vào khoảng  5 giây, nín thở 2 giây rồi nâng ngón cái hoặc ngón trỏ lên đồng thời thở ra. Tiếp tục như vậy từ 5 – 10 lần. Làm xong chân này, chuyển sang chân bên kia cũng như vậy. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần: sáng, chiều, tối.

Cứu ấm huyệt hành gian

Vị trí huyệt: giữa kẽ ngón chân cái và ngón chân thứ hai lên 0,5 thốn và huyệt giảm áp (nằm ở ngay dưới ngón chân cái):

Dùng điếu ngải hoặc cây hương đốt cháy, để đầu của điếu ngải hoặc cây hương cách huyệt hành gian chừng 5mm, giữ đúng cự ly như vậy để khói thuốc và nhiệt từ đầu điếu ngải hoặc cây hương tác động lên huyệt hành gian khoảng 3 phút. Sau đó chuyển xuống huyệt giảm áp, cũng làm như vậy. Lại cứu luân phiên nhau mỗi huyệt 3 – 4 lần. Cứu cả 2 chân, chân trái trước. Ngày 2 lần, sáng và chiều. Nếu không có điều kiện thời gian, có thể chỉ mỗi ngày một lần vào buổi tối, trước lúc đi ngủ.

Chú ý: Khi cứu phải để đầu mồi ngải hoặc cây hương ở một cự ly thích hợp, tránh bị bỏng chân.

Bấm huyệt hợp cốc

Vị trí huyệt: chỗ lõm giữa xương ngón tay cái và ngón trỏ

Dùng ngón trỏ hoặc ngón cái của bàn tay phải dồn lực bấm vào huyệt hợp cốc của bàn tay trái, đồng thời hít vào 30 giây, ngừng thở 5 – 10 giây rồi ngừng bấm, đồng thời thở ra. Làm như vậy từ  2 – 3 phút. Sau đó chuyển sang bấm huyệt hợp cốc của bàn tay phải. Cách bấm huyệt và hít thở như bên tay trái. Thay đổi huyệt hợp cốc của 2 tay như vậy từ 4 – 5 lần.

Chú ý:

Khi hít vào, thở ra phải chậm, đều, nhẹ, sâu; phối hợp đồng thời giữa theo dõi hơi thở với bấm huyệt.

Huyệt hợp cốc

Xoa bóp chân

Người bệnh ngồi trên ghế, chân phải gác lên chân trái, hướng gan bàn chân phải ra ngoài, xoay cổ chân liên tục theo chiều kim đồng hồ 18 lần, lại xoay ngược chiều kim đồng hồ 18 lần, sau đổi sang chân trái. Tiếp đó, gan bàn chân trái áp lên mu bàn chân phải xoa đi xoa lại 36 lần cho nóng lên, rồi thay đổi sang chân bên kia.

Xoa huyệt nhân nghênh

Vị trí huyệt: từ yết hầu ra 2 bên, mỗi bên 1,5 thốn

Khum 2 bàn tay lại, đặt song song 2 bên cổ, xòe ngón cái sang 2 bên, cổ hơi nghiêng về phía bên phải, khẽ miết xuống huyệt nhân nghênh 10-15 lần, rồi lại nghiêng về phía bên trái làm tiếp như trước. Mỗi ngày xoa 3 lần: sáng, chiều, tối.

Xoa huyệt đản trung

Đặt 2 bàn tay bắt chéo nhau, lòng bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái (hình chữ X) trước 2 bầu vú, khẽ ấn lòng bàn tay lên huyệt này 36 lần, rồi xoa đi xoa lại 36 lần.

Xoa huyệt cự khuyết

Hai bàn tay đặt chéo nhau (như huyệt đản trung) dưới 2 bầu vú, áp lên huyệt cự khuyết, xoa đi xoa lại 36 lần.

Xoa bóp huyệt dũng tuyền

Vị trí huyệt: co bàn và ngón chân lại, huyệtở chỗ lõm của gan bàn chân

Dùng một chày nhỏ hoặc một chai thủy tinh nhỏ gõ nhẹ nhàng lên 2 huyệt dũng tuyền ở 2 lòng bàn chân. Mỗi bên 5 phút. Gõ bên chân trái trước.

Tác động lên huyệt thất nhãn

Vị trí huyệt: nằm ở giữa đỉnh gót bàn chân

Đặt đầu thanh trúc (hoặc thanh tre) chẻ dọc, dưới 2 lòng bàn chân, sao cho đầu thanh tre đối xứng với huyệt thất nhãn ở đầu giữa gót bàn chân rồi ép xuống, nâng lên nhiều lần. Mỗi buổi sáng tập 3 lần, mỗi lần 10 phút.

Tác động lên huyệt giảm áp

Vị trí huyệt: nằm ở ngay dưới ngón chân cái.

Để đầu thanh trúc (hoặc thanh tre) chẻ dọc, dưới các ngón chân rồi khẽ ấn ngón chân xuống, nhấc lên nhiều lần. Mỗi lần tập từ 1 – 2 phút. Mỗi buổi sáng tập một lần.

Bấm cùng một lúc hai huyệt hợp cốc và hậu khê

Úp bàn tay trái xuống, dùng ngón cái tay phải ấn vào huyệt hợp cốc của tay trái, đồng thời ngón giữa tay phải ấn vào huyệt hậu khê của tay trái. Lúc đầu ấn nhẹ, sau ấn mạnh dần . Có thể dùng cả ngón áp út và ngón út ấn vào huyệt hậu khê để  hiệu quả càng tăng lên. Hai tay thay đổi nhau bấm huyệt, mỗi  bên 2 phút. Lúc bóp huyệt sẽ có cảm giác nhói đau, nhưng sau quen dần và sẽ có cảm giác thoải mái. Mỗi ngày 2 lần: sáng và tối, có thể thực hiện ở trên giường, trước khi đi ngủ.

Y học cổ truyền sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt đơn giản giúp cơ thể bạn khí khuyết lưu thông, giảm đau nhức lưng nâng cao sức khỏe.

Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau lưng đơn giản, hiệu quả

Trước khi thực hiện bấm huyệt người bệnh cần chú ý đến một vài điểm sau đây:

  • Không tự bấm huyệt khi mắc các bệnh về tim và huyết áp. Những động tác bấm huyệt có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh lý, khiến cơ thể bị tổn thương.
  • Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có trước khi bấm huyệt.
  • Khi quá no hoặc đang đói thì không nên bấm huyệt, sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
  • Không bấm huyệt khi bị chấn thương.

Các bước Xoa bóp bấm huyệt trị đau lưng

Cách bấm huyệt chữa đau lưng gồm các bước sau:

Các huyệt phản chiếu cột sống

Điểm phản xạ của cột sống nằm ở cạnh trong của bàn chân. Người bệnh gác chân phải của mình lên đầu gối bên trái. Dùng tay phải nhẹ nhàng xoa bóp và bấm từ đầu ngón chân cái xuống đến hết mắt cá chân.

Thực hiện động tác xoa bóp bấm huyệt này trong khoảng 3 phút. Sau đó làm tương tự với chân còn lại.

Bấm và ấn đến khi thấy đau nhẹ sau 2-3 phút tại vị trí phản chiếu cột sống tại bàn tay. Cùng với đó là kết hợp bấm huyệt tại vị trí phản chiếu cột sống của lưng và tay. Cơn đau lưng của bạn sẽ giảm đi rất nhanh chóng.

Các huyệt phản chiếu dây thần kinh hông

Vị trí huyệt đạo phản chiếu của các dây thần kinh hông nằm tại vị trí gần rìa ngoài mắt cá chân. Xoa và ấn nhẹ tại vị trí này trong khoảng 2-3 phút. Sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu ở vùng lưng và chân. Đây là một phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa chứng đau thần kinh tọa.

Huyệt đạo phản chiếu vai

Vị trí của huyệt đạo phản chiếu vai nằm ở ngay dưới ngón út. Bạn chỉ cần nhẹ nhàng bấm và xoa bóp vị trí dưới ngón út từ 2-3 phút mỗi tay.

Còn ở chân, vị trí huyệt đạo phản chiếu vai nằm ở ngay bàn chân, phía dưới của các ngón chân. Thực hiện các động tác bấm huyệt tương tự với vị trí huyệt đạo ở tay.

Bạn nên thực hiện các động tác bấm huyệt chữa đau lưng một cách nhẹ nhàng và theo đúng trình tự. Việc thực hiện kiên trì và đều đặn sẽ mang đến hiệu quả giảm đau rất tích cực.

Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương, là căn bệnh khó chữa trị dứt điểm, nhưng một số người đã “tạm biệt” được căn bệnh này.

Tin vui cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Chữa táo bón bằng phương pháp dân gian

chua-benh-loang-xuong-1

Chữa bệnh loãng xương hiệu quả bằng phương pháp Y học Cổ truyền

Hiện nay bệnh loãng xương phát triển mạnh nhất ở những người cao tuổi. Nếu bệnh không được phát hiện và tìm cách điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nhiều người đã tạm biệt được căn bệnh này nhờ vào phương pháp Y học Cổ truyền.

Bệnh loãng xương là gì?

Theo nghiên cứu của Bác sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì bệnh loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường.

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương có thể  là do vấn đề về tuổi tác, Hocmon sinh dục nữ giảm, dinh dưỡng thiếu hoặc suy giảm miễn dịch,…

Chữa bệnh loãng xương bằng phương pháp Y học Cổ truyền

Theo Thư viện Y Dược, loãng xương là một bệnh chuyên khoa cơ xương khớp, thuộc chứng hư lao được chia làm 3 thể là khí huyết hư, thận âm hư và thận dương hư. Tùy vào mỗi thể bệnh mà có sự phối hợp các phương pháp điều trị khác nhau.

chua-benh-loang-xuong

Các bài thuốc chữa bệnh loãng xương

Thể khí huyết hư

Triệu chứng: cả người mệt mỏi uể oải, toàn thân đau nhức, thích nằm không muốn di chuyển, kém ăn, khó ngủ, sắc mặt tái nhợt, hay chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt. Bệnh phát nặng thì lưỡi đóng rêu trắng nhợt, mạch chìm yếu, có thể sa trực tràng, sa tử cung.

Có 2 bài thuốc chữa bệnh loãng xương thể khí huyết hư.

Bài 1: Bổ trung ích khí thang gồm nhân sâm 15g, hoài sơn 15g, huỳnh kỳ 15g, đương quy 15g, thăng ma 15g, bạch linh 15g, đại táo 15g, bạch truật 10g, sài hồ 10g trần bì 10g, cam thảo 10g. Tất cả sắc đều lên uống ngày 1 lần.

Bài 2: Thập toàn đại bổ gồm thục địa 15g, nhân sâm 15g, đương quy 10g, bạch thược 10g xuyên khung 10g, nhục quế 10g, cam thảo 10g, bạch truật 5g, bạch linh 5g, huỳnh kỳ 5g. Tất cả sắc đều lên uống ngày một thang.

Thể thận dương hư

Triệu chứng: Ngoài các triệu chứng như thể khí huyết hư, người bệnh còn thấy người mệt mỏi, tay chân lạnh, ra mồ hôi, đại tiện phân lỏng, lưỡi rêu trắng nhợt.

Bài thuốc uống: Hữu quy hoàn gồm thục địa 30g, đương quy 15g, hoài sơn 15g, thỏ ty tử 15g, sơn thù 15g, đỗ trọng 15g, câu kỷ tử 15g, lộc giác giao 15g, nhục quế 5g, phụ tử chế 5g. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, uống ấm trước khi ăn 30-40 phút.

Thể thận âm hư

Triệu chứng: Người bệnh có các triệu chứng của thể khí huyết hư kèm theo lưng cốt đau mỏi âm ỉ, sốt về chiều và nóng người, đổ mồ hôi, lưỡi đỏ có rêu vàng, mạch trầm…

Bài thuốc uống: Các vị gồm thục địa 30g, sơn thù 15g, hoài sơn 15g, đương quy 15g, bạch thược 9g, đơn sâm 15g, bạch linh 9g, đơn bì 9g, trạch tả 9g. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, uống ấm trước khi ăn 30-40 phút.

chua-benh-loang-xuong-2

Kết hợp bắt mạch, châm cứu hiệu quả còn tốt hơn

Ngoài việc uống thuốc, tùy theo tình trạng và mức độ Bệnh loãng xương mà người bệnh còn được điều trị kết hợp với các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tập khí công, để tăng cường hiệu quả.

Đó là những bài thuốc chữa trị bệnh loãng xương dễ làm, dễ tìm kiếm, tiết kiệm mà lại đạt được hiệu quả cao được nhiều người lựa chọn, và có một số người đã “tạm biệt” được căn bệnh nhờ những bài thuốc này. Hãy kiên trì thực hiện thường xuyên sẽ có bất ngờ lớn đấy!

Chúc các bạn thành công trong việc chữa trị bệnh.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Bài châm cứu bấm huyệt chữa viêm khớp hiệu quả

Bài châm cứu bấm huyệt chữa viêm khớp hiệu quả

Bài châm cứu bấm huyệt chữa viêm khớp hiệu quả

(Duochoccotruyen.edu.vn) – Trong Đông Y có nhiều phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp. Châm cứu bấm huyệt cũng là một phương pháp chữa viêm khớp hết sức hiệu quả.

Bài châm cứu bấm huyệt chữa viêm khớp hiệu quả

Bài châm cứu bấm huyệt chữa viêm khớp hiệu quả

Dược học cổ truyền hướng dẫn bài châm cứu bấm huyệt chữa viêm khớp

Theo Y học cổ truyền, phương thức xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu có tác dụng điều trị giảm đau, chống viêm, giãn cơ và tác động lên cả hệ miễn dịch của cơ thể mà không có tác dụng phụ như khi sử dụng các loại thuốc chống viêm khác.

Phương pháp này trong Đông Y, ngoài có tác dụng tại chỗ là giảm đau, giãn cơ, tăng cường dinh dưỡng và lưu thông tuần hoàn thì còn có tác dụng toàn thân thông qua cơ chế thần kinh thể dịch. Tùy theo từng loại bệnh viêm khớp sẽ có cách điều trị bệnh cụ thể phù hợp.

Dược học cổ truyền – Điện châm điều trị viêm khớp

Phương pháp điện châm theo Dược học cổ truyền được áp dụng với các thể bệnh như thể phong thấp nhiệt tý (tương ứng với bệnh viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp) Các huyệt tiến hành điện châm là: Huyệt phong trì, huyệt khúc trì, huyệt phong môn, huyệt hợp cốc, huyệt huyết hải, huyệt túc tam lý, a thị huyệt.

Dùng phương pháp điện châm: Điện châm với xung điện cường độ thích hợp (điều chỉnh xung điện tuỳ theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số nhanh, thời gian khoảng 20 phút cho đến 30 phút cho một lần châm, phương pháp điện châm này có hiệu quả giảm đau rất nhanh.

Thể thấp nhiệt thương âm: (Bài châm này có tác dụng chữa viêm khớp dạng thấp giai đoạn mạn tính, tiến triển chậm) Đối với thể thấp nhiệt thương âm thì bài điện châm sẽ sử dụng điện châm ở các huyệt: A thị huyệt, huyệt phong trì, huyệt khúc trì, huyệt phong môn, huyệt hợp cốc, huyệt huyết hải, huyệt túc tam lý, huyệt tam âm giao, huyệt thái khê.

Dùng phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp (điều chỉnh xung điện tùy theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số chậm, thời gian khoảng 20 phút đến 30 phút cho một lần châm.

Thể đàm ứ ở kinh lạc: (bài châm có tác dụng chữa viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng khớp, teo cơ, dính khớp) Đối với thể đàm ứ ở kinh lạc bài điện châm sẽ phải châm các huyệt: thị huyệt, huyệt phong môn, huyệt đại chùy, huyệt khúc trì, huyệt hợp cốc, huyệt huyết hải, huyệt âm lăng tuyền, huyệt huyền chung, huyệt phong long, huyệt túc tam lý

Ngoài phương pháp điện châm thì phương pháp thể châm tức là châm cứu bình thường không dùng xung điện cũng được dùng trong điều trị viêm khớp.

Nguồn: Duochoccotruyen.edu.vn

Châm cứu bấm huyệt – Điều trị nhức đầu

Châm cứu bấm huyệt – Điều trị nhức đầu

Nhức đầu chứng bệnh phổ thông thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Dược học cổ truyền hướng dẫn châm cứu bấm huyệt giúp điều trị nhức đầu.

Châm cứu bấm huyệt điều trị nhức đầu:

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

Triệu chứng: Là triệu chứng chủ quan xuất hiện trong nhiều loại bệnh. Đau toàn bộ đầu hoặc đau tại một vùng. Đau đầu kém theo mất ngủ. Mệt mỏi, phối hợp với triệu chứng của bệnh chính.

Cảm cúm: đau đầu, ngạt mũi, ho, sợ lạnh, đau mình mẩy, rối loạn tiêu hóa. Đau dầu, buồn nôn, đầy bụng, ợ chua.

Cao huyết áp: đau đầu, rức mắt, người bực dọc, bức hỏa lên mặt.

Suy nhược cơ thể: đau âm ỉ, không rõ ràng, nặng nề, âm u trong đầu, người mệt mỏi không có sức, đoản hơi, hồi hộp đánh trống ngực.

Điều trị: Phối hợp chữa tại chỗ và toàn thân.

Tại chỗ: Bách hội, tứ thần thông.

Đằng trước: Thượng tinh, Đầu duy, Dương Bạch, Ân đường.

Nửa đầu: Xuất cốc, Thái dương, Phong trì, Dương phụ.

Đằng sau: Phong trì, Hậu khê, Côn lôn

Toàn thân:

Cản cúm: Khúc trì, Hợp cốc

Cao huyết áp: Thái xung, Túc lâm khấp.

Rối loạn tiêu hóa: Túc tam lý, Trung quản, Phong long

Suy nhược: Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Cách du.

Tài liệu tham khảo

Châm cứu bấm huyệt – Điều trị thấp ngoài khớp

Châm cứu bấm huyệt – Điều trị thấp ngoài khớp

Thấp ngoài khớp là nhóm bệnh đau nhức mỏi khớp rõ ràng ở vùng khớp. Dược học cổ truyền tư vấn hướng dẫn châm cứu bấm huyệt điều trị thấp ngoài khớp.

Châm cứu bấm huyệt – Điều trị thấp ngoài khớp

Châm cứu bấm huyệt – Điều trị thấp ngoài khớp

Hướng dẫn châm cứu bấm huyệt điều trị thấp ngoài khớp:

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ

Triệu chứng: Khớp sưng nóng đỏ, hạn chế vận động nhiều. Toàn trạng nhìn chung còn khỏe mạnh. Thường gặp đau mỏi ở: cổ gáy, khớp vai, lưng, khớp háng, khủy cổ tay, mặt trong khớp gối. Chú ý tránh nhầm với các bệnh khớp khác.

Điều trị: Phối hợp châm cứu với xoa bóp để làm mềm cơ, tăng nuôi dưỡng khớp, vận động khớp.

–  Đau cổ gáy, châm phong trì, thiên trụ, đại trữ, kiên tỉnh.

–  Đau quanh khớp vai: kiên tỉn, kiên trinh, nhu du, trung phủ, trung chữ, A thị huyệt.

–  Đau lưng: các huyệt trên kinh bàng quang, trong đó có chú ý thứ liêu,t hận du, can du.

–  Đau mé ngoài cẳng tay: A thị huyệt, khúc trì, thủ tam lý

–  Đau mỏm châm xương quay: liệt khuyết, dưỡng lão.

–  Đau mé trong khớp gối: khúc tuyền, âm lăng tuyền.

–  Đau mặt trong khớp háng: bễ quan, quy lai.

Tài liệu tham khảo

Châm cứu bấm huyệt – Điều trị thấp khớp

Châm cứu bấm huyệt – Điều trị thấp khớp

Thấp khớp là một bệnh phổ biến thường gặp, điều trị thấp khớp có nhiều phương pháp. Dược học cổ truyền hướng dẫn phương pháp châm cứu bấm huyệt điều trị thấp khớp

Hướng dẫn châm cứu bấm huyệt điều trị thấp khớp:

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ

Triệu chứng: Đau một hoặc nhiều khớp, thường hay bị ở các khớp nhỏ và nhở. Sưng ít hoặc sưng to kèm nóng đỏ, hạn chế vận động của khớp, lâu ngày gây biến dạng khớp, teo cơ gây di chứng ảnh hưởng nhiều tới chức năng vận động. Chia làm 2 thể:

Phong hàn thấp tý, các khớp sưng đau, không nóng đỏ, không sốt, đau một khớp hoặc đau di chuyển, người sợ lạnh, lạnh đau tấy, da thịt tê mỏi, vận động chậm chạp.

Nhiệt tý: Khớp sưng nóng đỏ, phát sốt, nhức đầu, miệng họng khô. Khớp đau nhiều, không vận động được ở các khớp lớn như đầu gối, khủy tay có thể tràn dịch ở khớp. Đại tiện táo, nước tiểu vàng.

Điều trị: Châm A thị huyệt và huyệt lân cận khớp bị đau. Châm thêm: phong hàn thấp tý:

– Đau nhiều: thận du, quan nguyên phối hợp cứu

– Đau Đau di chuyển nhiều khớp: huyết hải, cách du.

– Mình mẩy tê mỏi, nặng nề: thương khâu, phong long.

Nhiệt tý: châm tả các huyệt lân cận khớp sưng đau. Châm thêm đại chùy, khúc trì, hợp cốc.

Tài liệu tham khảo