Nội dung bài viết
Tầm gửi là loại cây khá quen thuộc, thường sống bám trên một số cây khác và mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng không phải ai cũng biết.
- Khám phá tác dụng bất ngờ từ râu ngô mang lại
- Bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ cây niệt gió
- Phụ nữ mang bầu không nên bỏ qua những vị thuốc Đông y nào?
Bất ngờ với tác dụng chữa bệnh từ cây tầm gửi
Tìm hiểu thông tin về cây tầm gửi
Theo Y học cổ truyền Sài Gòn, tầm gửi là loại cây sống ký sinh trên thân cây khác, thuộc họ tầm gửi hay họ chùm gửi. Cây có lá xanh để tự quang hợp và bộ rễ sống bám chặt vào vỏ thân cây chủ để sinh trưởng.
Cây tầm gửi có thân gỗ, giòn, cành có thể chia đốt, không có lông tơ. Lá mọc đơn lẻ, mọc đối hoặc chụm ba, phiến lá hình mác đến oval, gân lá hình lông chim hoặc song song.
Tầm gửi có hoa lưỡng tính hoặc đơn tính. Cụm hoa dạng bông, chùm, tán mọc ở kẽ lá bắc. Thêm vào đó, bao hoa có đài, tràng phân biệt hoặc tiêu giảm chỉ còn lại một loại (thường tràng tiêu giảm chỉ còn là vành nhỏ hoặc không còn). Hạt của các loại tầm gửi đều được phủ bởi một lớp chất lỏng sền sệt trên bề mặt, giúp chúng bám được trên cây chủ một cách dễ dàng.
Tác dụng chữa bệnh của tầm gửi trên nhiều loại cây khác nhau
Trong dược học cổ truyền, cây tầm gửi được xem là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh như: tác dụng trừ phong thấp, tăng huyết áp, giảm đau nhức xương khớp, cơ nhục do phong thấp hoặc do chấn thương, rối loạn tâm thần… Còn theo y học hiện đại, tầm gửi có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa và bảo vệ gan…Mọi người có thể tham khảo một số tác dụng chữa bệnh từ tầm gửi trên nhiều loại cây khác nhau dưới đây:
Tầm gửi sống trên cây gạo
Khi tầm gửi sống trên cây gạo sẽ có tác dụng điều trị viêm cầu thận, sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu, gan nóng, đặc biệt làm tăng khả năng thải độc của gan. (Cô Mai Thị Hà – giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội cho biết).
Tầm gửi sống trên cây cúc tần
Tầm gửi sống trên cây cúc tần sẽ cho hạt là vị thuốc thỏ ty tử tác dụng bổ thận tráng dương, liệt dương, tiểu dầm, chữa di tinh…Mọi người thực hiện bằng cách lấy hạt tơ hồng 8g, 16g thục địa, đỗ trọng12g, nhục quế, kỷ tử, mỗi vị 10g, sơn thù du, đương quy, phụ tử chế, mỗi vị 8g. Đem tất cả nguyên liệu kể trên sắc lên uống sẽ thấy được hiệu quả.
Tầm gửi sống trên cây dẻ
Bên cạnh đó, cây tầm gửi sống nhờ trên cây dẻ có công dụng trị viêm họng, thấp khớp, các bệnh dị ứng, bệnh ngoài da khá hiệu nghiệm.
Tầm gửi sống trên cây dẻ
Tầm gửi sống trên cây na, cây mít
Để trị bệnh sốt rét hoặc chứng hàn nhiệt vãng lai mọi người có thể lấy cây tầm gửi sống trên cây na, cây mít kết hợp cùng hoàng cầm, thanh hao, sài hồ, thảo quả, binh lang…
Tầm gửi sống trên cây chanh
Ho gió, ho khan, ho có đờm đặc là những biểu hiện làm cho cơ thể cảm thấy khó chịu và cần được tiêu diệt ngay. Ngoài việc sử dụng thuốc tây, các giảng viên Cao đẳng Y Hà Nội đưa ra lời khuyên nên dùng cây tầm gửi sống trên cây chanh để trị ho bằng cách sao chế cùng với xạ can, trần bì, tang bạch bì, mạch môn… dưới dạng thuốc sắc, siro hay viên ngậm.
Tầm gửi sống trên cây dâu tằm
Tầm gửi sống trên cây dâu tằm có tác dụng trừ phong thấp, dùng khi chức năng can thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối. Dùng riêng bằng cách rửa sạch, phơi khô, chặt thành đoạn, đem sao vàng, sắc lấy nước uống; hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ can thận khác như tục đoạn, đau xương, cẩu tích, tang chi…
Cây tầm gửi mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh như vậy, bạn còn chần chờ gì nữa mà không sử dụng ngay. Với những chia sẻ như vậy, mong rằng mọi người sẽ có thêm kiến thức về cây tầm gửi và có sức khỏe tốt.
Nguồn: Dược học cổ truyền Việt Nam