Phụ nữ mang bầu không nên bỏ qua những vị thuốc Đông y nào?

Phụ nữ mang bầu không nên bỏ qua những vị thuốc Đông y nào?

Nội dung bài viết

Những mẹ bầu nên chọn các vị thuốc Đông y thay cho các thực phẩm chức năng, bởi vì tính an toàn, hiệu quả và chi phí thấp. Vậy nên chọn những vị thuốc nào?

phu-nu-mang-bau-khong-nen-bo-qua-nhung-vi-thuoc-dong-y-nao-1

Những vị thuốc Đông y mà các phụ nữ mang bầu không nên bỏ qua?

Trong dân gian có rất nhiều vị thuốc Đông y được lưu truyền từ đời này sang đời khác với những tác dụng an thai, dưỡng thai không thể bỏ qua như: Trần bì, Trục đoạn, tía tô…. Tuy nhiên, nếu muốn những vị thuốc Đông Y này phát huy được những tác dụng vốn có thì cần phải tuân thủ sử dụng theo sự chỉ dẫn của các Bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Sau đây là một số vị thuốc và cách sử dụng, các mẹ bầu cùng tham khảo nhé:

Gai vị

Theo Trang Dược học cổ truyềncủ gai đã được phơi khô hoặc sấy khô còn có tên gọi khác là Gai vị. Vị thuốc này, trong Đông y có tác dụng an thai, rất tốt cho các phụ nữ bị động thai hoặc dọa xảy thai. Để sử dụng vị thuốc này, chúng ta có thể sử dụng bài thuốc sau đây:

– Sử dụng 30g rễ củ gai vừa mới hái còn tươi hoặc đã được phơi khô, sắc với 600ml nước.

– Sắc đến khi còn lại 200ml nước.

– Chia làm 3 lần và uống trong ngày.

Chỉ trong vòng 1-2 ngày, sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vị thuốc này trong thời gian dài sẽ có thể phản lại tác dụng mà chúng ta mong muốn. Ngoài tác dụng an thai, Gai vị còn là một vị thuốc chữa viêm tử cung, sa tử cung, có tác dụng lợi tiểu, trị chứng tiểu tiện, đại tiện ra máu rất hiệu quả.

phu-nu-mang-bau-khong-nen-bo-qua-nhung-vi-thuoc-dong-y-nao-2

Gai vị, hoài sơn là hai vị thuốc rất tốt cho phụ nữ mang thai

Hoài sơn

Như chúng ta đã biết, Hoài sơn trong dân gian người ta còn gọi là củ mài, là nguyên liệu chính dùng để làm bánh hoặc chế biến thành các món ăn bổ dưỡng. Theo Đông y, Hoài sơn có công dụng bổ thận, bổ tỳ vị… Do đó, những mẹ bầu trong lúc mang thai có thể dùng Hoài sơn để chữa suy nhược cơ thể, mỏi lưng hoặc chữa các bệnh tiêu chảy, lỵ, hoa mắt, chóng mặt… rất hiệu quả.

Dược sĩ Trần Văn Chện – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, do đó để sử dụng Hoài sơn, các mẹ bầu có thể dùng Hoài sơn trực tiếp bằng cách nấu Hoài sơn thành cháo hoặc chế biến thành những món ăn bổ dưỡng sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, có thể sắc nước uống hoặc kết hợp với những dược liệu khác, sau khi được thái lát, phơi khô và tán thành bột.

Trần bì

Vỏ quýt phơi khô chính là Trần bì, theo Đông y trần bì có tính ấm, vị đắng, cay, có công dụng điều hòa khí, làm mạnh tỳ, tiêu đờm, ráo thấp, tiêu chất bị ứ đọng được dùng chữa các chứng ho nhiều đờm, đầy bụng, ăn không tiêu, tức ngực, tiêu chảy. Hơn nữa, Trần bì đối với các mẹ bầu còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn, giảm cảm giác buồn nôn do chứng ốm nghén gây ra.

phu-nu-mang-bau-khong-nen-bo-qua-nhung-vi-thuoc-dong-y-nao-3

Phụ nữ mang thai không thể bỏ qua các vị thuốc như: Trần bì, tục đoạn, tía tô…..

Tục đoạn

Tục đoạn là một dược liệu có tính ấm, vị đắng, mùi thơm, cay và không độc. Và những bài thuốc ngừa sảy thai, đẻ non, động thai…. thường không thể thiếu được Tục đoạn. Bởi vì ngoài tác dụng an thai thì Tục đoạn còn có công dụng chữa đau lưng, mỏi gối chữa kinh nguyệt ra nhiều, kinh màu nhạt, sữa không thông, ít sữa sau sinh cho phụ nữ rất hiệu quả. (Bác sĩ Y học cổ truyền TPHCM Nguyễn Thanh Hậu chia sẻ).

Tía tô

Tía tô không chỉ là một loại rau gia vị phổ biến mà còn là một vị thuốc có thể giải cảm, an thai, dưỡng thai rất tốt. Theo các chuyên gia Đông y nghiên cứu, tía tô có thể kết hợp với một số loại dược liệu khác để chữa trị chứng ốm nghén, buồn nôn, đồng thời điều trị khi thai phụ bị đau bụng, đau lưng, ra huyết; ăn uống kém.

Nhưng các mẹ bầu nên chú ý không sắc nước lá tía tô uống thường xuyên vì có thể làm tăng huyết áp rất nguy hiểm đến thai nhi. Và không nên lạm dụng và sử dụng nếu không có hướng dẫn của các Bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn