Dược học cổ truyền đơn giản trị dứt điểm suy nhược thần kinh

Dược học cổ truyền đơn giản trị dứt điểm suy nhược thần kinh

Nội dung bài viết

Suy nhược thần kinh tàn phá sức khỏe con người trầm trọng, ngoài Tây y bạn cũng có thể sử dụng phương pháp dược học cổ truyền tiết kiệm, hiệu quả lại không tác dụng phụ.

1

Cúc hoa là vị thuốc trị suy nhược thần kinh hiệu quả

Theo Y học cổ truyền, suy nhược thần kinh gây ra do can khí uất kết lâu ngày làm tổn thương âm huyết thường dẫn đến các chứng trạng âm hư dương xung như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu… Bên cạnh đó “Can Mộc khắc Tỳ Thổ” đã làm Tỳ mất vận hóa khiến khí trệ, huyết ứ và tâm khí bị tổn thương dễ gây ra những triệu chứng biểu hiện của Tâm và Tỳ hư.

Ngoài ra, can chủ về tức giận, về tính nóng nảy cáu gắt. Ngược lại nếu hay cáu giận sẽ hại can. Nếu can không chủ được nộ sẽ làm cho việc sơ tiết của can kém đi, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến những hoạt động tinh thần mà xuất hiện các chứng ngủ không yên giấc, nặng thì dẫn đến 1 số bệnh tinh thần. Bên cạnh đó, can là kho dự trữ huyết và điều tiết huyết cho cơ thể. Khi cơ thể ở trạng thái hoạt động phần lớn huyết được chuyển từ can tới tận tế bào, cung cấp dinh dưỡng cho hoạt động của tế bào. Khi nghỉ ngơi, đại bộ phận huyết được trở về can. Nếu huyết không thu về can sẽ xuất hiện triệu chứng bồn chồn, khó ngủ.

Điều trị suy nhược thần kinh bằng dược học cổ truyền

Hướng điều trị chung khi sử dụng phương pháp dược học cổ truyền là áp dụng các bài thuốc an thần gây ngủ, có tác dụng trấn tĩnh, gây ngủ, dùng thích hợp cho những bệnh tim loạn nhịp, mất ngủ, cuồng phiền kết hợp với các bài thuốc bổ huyết, bổ âm, hoạt huyết hành khí, sơ can giải uất từ đó cải thiện được các tình trạng đau đầu mất ngủ, căng thẳng thần kinh, lo lắng…Ở đây xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị suy nhược thần kinh theo từng thể.

Đối với thể tâm và can khí uất kết

Bệnh nhân bị thể này có biểu hiện uất ức tinh thần, cảm thấy phiền muộn, tức ngực, chán ăn, đầy bụng, rêu lưỡi trắng, mạch huyền. Cách chữa trị là sơ can lý khí, an thần. Có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:

Bài thuốc thứ nhất: Dùng câu đằng 12g, cúc hoa 8g, thảo quyết minh 12g, cam thảo dây 12g, tô ngạnh 8g, hương phụ 8g, chỉ xác 8g. Mỗi ngày 1 thang sắc lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc thứ hai: Tiêu dao thang gia giảm: sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, phục linh 12g, bạch thược 12g, thanh bì 8g, cam thảo 6g, bạc hà 8g, uất kim 8g, hương phụ 8g, chỉ xác 8g, táo nhân 8g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Cam thảo có tác dụng tốt trong điều trị suy nhược thần kinh

Cam thảo có tác dụng tốt trong điều trị suy nhược thần kinh

Gia giảm: Theo bác sĩ Y học cổ truyền Truong Cao dang Duoc Sai Gon Trường hợp người bệnh có dấu hiệu đỏ mặt, đắng miệng (uất hóa hỏa) phải thêm đan bì 8g, chi tử 12g; nếu cảm thấy hồi hộp ngủ mê man, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoạt (đàm hỏa uất kết) thì cho thêm trúc nhự 6g, bán hẹ chế 8g; nếu thấy tức ngực khó thở, cảm giác khó nuốt (đàm khí trở nên trệ) cho thêm tô ngạnh 8g, hậu phác 8g, bán hạ chế 8g.

Đối với thể can thận âm hư

Ở thể này ta có thể chia làm 4 thể như sau:

Thể âm hư hỏa vượng (âm hư dương sung): Người bệnh có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy nhức đầu, ù tai, hồi hộp xúc động, dễ quên, tính khí thất thường, ít ngủ, hay nằm mê, người nóng bừng, miệng lưỡi khô, khó đi ngoài, bị táo bón, nước tiểu có màu đỏ, mạch huyền tế sác. Nguyên tắc chữa trị là tư âm giáng hỏa, bình can tiềm dương, an thần. Có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:

Bài thuốc thứ nhất: Kỷ cúc địa hoàng thang gia giảm: kỷ tử 12g, cúc hoa 8g, thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, câu đằng 12g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, táo nhân 8g, bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Thục địa có tác dụng dưỡng huyết tư âm, bổ tinh ích tủy, trị can thận hư

Thục địa có tác dụng dưỡng huyết tư âm, bổ tinh ích tủy, trị can thận hư

Bà thuốc thứ hai: sinh địa 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, mạch môn 12g, chu sa 0,6g, cam thảo 6g, xuyên tiêu 8g, toan táo nhân 8g, phục linh 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Gia giảm: nếu có biểu hiện tinh thần hoảng hốt, hay xúc động cho thêm cam thảo 8 – 12g; nếu hoa mắt chóng mặt, hồi hộp thêm chân trâu mẫu 40g, mẫu lệ 12g.

Thể tâm, can, thận âm hư: Người bệnh biểu hiện đau lưng, ù tai, di tinh, ngủ ít, hồi hộp, nhức đầu, tiểu tiện trong, đại tiện táo, miệng khô, mạch tế. Phép chữa là bổ thận âm, bổ can huyết, an thần cố tinh. Dùng bài: thục địa 12g, kỷ tử 12g, hoàng linh 12g, hà thủ ô 12g, táo nhân 8g, bá tử nhân 8g, long nhãn 8g, kim anh tử 8g, khiếm thực 8g, thỏ ty tử 8g, tục đoạn 12g, ba kích 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Thể tâm tỳ hư: Người bệnh có biểu hiện ăn kém, ngủ ít, dễ hoảng sợ, sút cân, người mệt mỏi, hai mắt thâm quầng, hồi hộp, rêu lưỡi trắng, mạch nhu tế hoãn. Phép chữa là kiện tỳ an thần. Dùng bài: bạch truật 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 8g, táo nhân 8g, đẳng sâm 12g, ý dĩ 12g, liên nhục 12g, bá tử nhân 8g, kỷ tử 12g, đỗ đen sao 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Thể thận âm, thận dương hư: Người bệnh biểu hiện sắc mặt trắng, lưng gối mỏi yếu, di tinh, liệt dương, lưng, chân tay lạnh, ngủ ít, tiểu tiện trong dài nhiều lần, lưỡi nhạt, mạch trầm vô lực. Phép chữa là ôn thận dương, bổ thận âm, an thần, cố tinh. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Bát vị quế phụ gia giảm: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 4g, phục linh 8g, táo nhân 8g, viễn chí 6g, kim anh 12g, khiếm thực 12g, ba kích 12g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Bài 2: Hữu quy hoàn gia giảm: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, kỷ tử 12g, cao ban long 12g, đỗ trọng 8g, nhục quế 4g, phụ tử chế 8g, táo nhân 8g, viễn chí 8g. Sắc mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống.

Để chữa suy nhược thần kinh nên kết hợp cả dùng thuốc và các liệu pháp tâm lý. Cần động viên người bệnh suy nghĩ theo hướng tích cực, giải thích rõ nguyên nhân gây bệnh để người bệnh hợp tác điều trị, tránh rơi vào trầm cảm. Bên cạnh đó cũng nên để người bệnh tập luyện khí công dưỡng sinh và có chế độ làm việc nghỉ ngơi thư giãn hợp lý.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn