Công hiệu làm thuốc bất ngờ từ quả khế trong vườn nhà bạn

Công hiệu làm thuốc bất ngờ từ quả khế trong vườn nhà bạn

Nội dung bài viết

Với những bài thuốc dân gian đơn giản từ quả khế bạn có thể trị dứt điểm bệnh cúm mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

082009_2

Quả khê với nhiều công dụng làm thuốc

Quả khế chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và các Vitamin B1, B2, B3, B6, protein, glucid, lipid, chất xơ, năng lượng (33kcal/100g), sắt, kẽm…Theo Đông y khế có vị ngọt, chua, tính bình, tiêu viêm, lợi tiểu, long đàm, trị ho. Do đó, khế được các chuyên gia đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và là một vị thuốc dân dã chữa bệnh khá hiệu quả, đặc biệt là khả năng chữa cảm cúm.

Chữa dứt cảm cúm, đau nhức mình với quả khế

Mỗi ngày dùng 3 quả khế chua nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa cùng 50ml rượu trắng, chia làm 2 lần uống. Đây là bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả sau 3 ngày sử dụng.

qua-khe-chua-benh-phunutoday_vn

Chữa dứt bệnh cúm khó chịu với quả khế

Lưu ý: Không dùng khi quá đói hoặc quá no.

Một số công dụng chữa bệnh khác của cây khế

Chữa cảm sốt, nhức đầu, cảm nắng với lá khế

Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 – 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn. Dùng 3 – 5 ngày.

lakhe1

Lá khế trị cảm sốt, nhức đầu, cảm nắng

Viêm họng cấp có thể khỏi ngay nhờ lá khế

Dùng 100g lá khế tươi, thêm ít muối giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, chia ra 2 – 3 lần ngậm và nuốt trong ngày. Sử dụng từ 3 – 5 ngày sẽ cho hiệu quả rõ rệt.

Hoa khế chữa ho khan, ho có đờm

Hoa khế (sao với nước gừng) 8 – 12g, cam thảo nam 12g, tía tô 8 – 10g, kinh giới 8 – 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Hoakhe.Sm

Hoa khế chữa ho khan. ho có đờm

Quả khế chữa bí tiểu

Lấy 7 quả khế chua mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn. Dùng liên tục 3 – 5 ngày.

Nguồn: Dược học cổ truyền