Bạch hoa xà theo Dược học cổ truyền còn có tên gọi là bạch tuyết hoa, đuôi công, đuôi công hoa trắng, cây lá đinh, thiên lý cập. Bạch hoa xà có vị đắng, chát, tính hơi ôn, có độc tác dụng giảm đau, tán ứ, tiêu thũng, giải độc, sát trùng.
- Cây bình vôi chữa chứng mất ngủ
- Ba kích cây thuốc quý chữa bệnh
- Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây bạc hà
Bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh từ bạch hoa xà:
Chữa tăng huyết áp: bạch hoa xà (toàn cây) 16g, lá dâu 20g, hoa đại 12g, quyết minh tử 16g, cỏ xước 12g, ích mẫu 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị bong gân, sai khớp, tê thấp nhức mỏi: rễ bạch hoa xà 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc dùng rễ bạch hoa xà 100g, rửa sạch, phơi khô, thái mỏng, sao vàng, ngâm với 500ml rượu trắng, trong 20-30 ngày là có thể dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml trước bữa ăn.
Trị đau dạ dày, mát gan: rễ bạch hoa xà 12g, nhân trần 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa đại tiện táo: lá bạch hoa xà nấu chín, ăn cái, uống nước (khoảng 1 bát 200ml), sau 1 giờ đi đại tiện được, người không mệt. Hoặc có thể giã nát hay vò lá bạch hoa xà lọc lấy nước uống.
Phụ nữ chậm kinh: bạch hoa xà (toàn cây) 16g, lá móng tay 40g, củ nghệ đen 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Khi thấy kinh trở lại phải dừng uống thuốc ngay.
Thuốc dùng ngoài:
Chữa mụn nhọt, chốc lở, sưng đau do chấn thương: lá tươi hay rễ non, giã nát, đắp vào vết thương cách 2-3 lớp gạc. Chỉ nên đắp 30 phút, khi có cảm giác nóng thì bỏ ra. Thuốc có tác dụng làm tan nhọt, giảm sưng tấy; chú ý cẩn thận không đắp trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng da.
Chữa đau nhức xương, tê thấp: rễ bạch hoa phơi khô, thái nhỏ, tán bột, trộn với dầu vừng để xoa bóp khi bị đau nhức xương.
Chú ý: Bạch hoa xà và bạch hoa xà thiệt thảo là 2 vị thuốc thường được sử dụng trong y học cổ truyền. Do đó, cần phân biệt kỹ trước khi dùng tránh nhầm lẫn.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn