Nội dung bài viết
Cỏ đuôi lươn hay còn được gọi với tên khác là cây đũa bếp hay bồn chồn, chủ yếu mọc hoang ở những nơi ẩm ướt hay vùng lầy. Đây là một cây thuốc dược học cổ truyền được dùng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh. Hãy cùng với các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu sơ lược về công dụng của loại thảo dược đặc biệt này nhé!
- Tìm hiểu công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người của cây Sài hồ
- Khám phá công dụng chữa bệnh của cây Cốc tinh thảo
- Tật lê và những công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người
Bật mí một số lợi ích của cỏ Đuôi lươn đối với sức khỏe con người
Tìm hiểu thông tin sơ lược về cây cỏ đuôi lươn
Theo nguyên cứu của dược sĩ Nguyễn Thị Thắm giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết Cỏ đuôi lươn có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks (Garciana cochinchinensis Lour); thuộc họ Cỏ đuôi lươn Philydraceae. Cỏ đuôi lươn là một loại cỏ mọc đứng, cao chừng 0,35m-1,3 m. Trên thân có rất nhiều lông ngắn màu trắng, trông như len, nhiều nhất là ở phía dưới cụm hoa. Lá hình gươm, dài 8cm -70 cm, rộng 4mm-10 mm, phía trên có vạch dọc, phía dưới có lông, lá ở gốc phủ lên nhau, có khi 4-5 lá, dài và hệp, lá trên thân nhỏ hơn, mọc so le. Cụm hoa mọc thành bông dài 2cm -5 cm. Lá bắc tồn tại như lá nhưng nhỏ có lông hoặc không có lông. Hoa mọc so le, không cuống, đài 2, tràng 2, nhị 1. bầu 3 ngăn không rõ. Quả nang có lá bắc bao bọc, có lông mịn.
Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cỏ đuôi lươn
Chữa bệnh bằng có đuôi lươn liệu bạn đã biết?
- Trị lở loét , sưng đau: Dùng cây đuôi lợn giã nát rồi xát vào chỗ sưng đau hoặc nấu thành nước rửa chỗ lở loét. Kết hợp uống trong lấy cây đuôi lươn 10g – 15 g, sắc lấy nước uống trong ngày.
- Trị chứng hậu sản: Lấy cây đuôi lươn khô 15g – 20 g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày.