Category Archives: Bài thuốc dân gian

Home / Bài thuốc dân gian
494 Posts

Lá sen ngoài việc sử dụng để trang trí, tăng vị thơm trong các món ăn, mà còn là vị thuốc chữa bệnh “Diệu Kỳ” trong Y học cổ truyền.

Tìm hiểu những công dụng chữa bệnh “Diệu Kỳ” của lá sen

Tìm hiểu những công dụng chữa bệnh “Diệu Kỳ” của lá sen

Tìm hiểu những công dụng chữa bệnh “Diệu Kỳ” của lá sen

Theo các lương y YHCT, lá sen có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Dược liệu là nguyên lá to, khô, không có vết thủng, lá sen có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, màu lục, không bị sâu,  tính mát bình và không độc. Lá sen có tác dụng thanh nhiệt, lợi về các kinh can, an thần, lợi thấp, cầm máu, tỳ, thận, tán ứ,…

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá sen mà các bạn có thể tham khảo dưới đây:

Bài thuốc: Chữa băng huyết, tiêu chảy ra máu, chảy máu cam: Lá sen dùng 40g để sống, rau má dùng 12g sao vàng, đem thái nhỏ, sắc cùng với 400ml nước đến khi còn 100ml, chia ra uống làm hai lần trong một ngày.

Bài thuốc: Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh: Lá sen sao thơm lấy 30g tán nhỏ, uống cùng với nước hoặc sắc với 200ml nước khi nào còn 50ml, uống một lần trong 1 ngày.

Bài thuốc: Chữa chảy máu não và các biến chứng kèm theo ở bệnh nhân tăng huyết áp: Lá sen 15g, đỗ trọng 12g, cam thảo dùng 15g; mạch môn, bạch thược tang ký sinh mỗi vị lấy 10g, sinh địa. Sắc uống mỗi ngày dùng một thang.

Bài thuốc: Chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, đem thái nhỏ, phơi khô sắc hoặc hãm uống.

Bài thuốc: Chữa váng đầu, hoa mắt, ù tai: Lấy 10g lá sen, hạch đào nhân 6g, đỗ trọng tươi d

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá sen mà các bạn có thể tham khảo

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá sen mà các bạn có thể tham khảo

ùng10g. Hạch đào nhân sao vàng giã thật nát, sắc chung cùng với lá sen, đỗ trọng, bỏ bã lấy nước uống.

Bài thuốc: Chữa di tinh: Lá sen nghiền bột mịn. Uống mỗi ngày 2 lần sớm, tối cùng với nước sôi, mỗi lần 5g.

Bài thuốc: Chữa chảy máu cam, mũi khịt khô, miệng hôi, đại tiện táo, tiểu dắt: Lá sen 15g, mộc thông , đan bì mỗi vị dùng 10g, thanh hao 6g, lá tre 10g, rễ cỏ tranh 10g, sơn chi 6g, liên kiều 5g, hoàng cầm 3g, hoàng liên 2g,. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc: Chữa sốt xuất huyết: Lá sen dùng 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi tầm 40g,  sắc uống mỗi ngày 1 thang. Có thể tăng liều của lá và ngó sen lên tới 60g nếu xuất huyết nhiều.

Mặc dù lá sen có tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh nhưng không vì thế mà người bệnh lạm dụng và sử dụng chúng một cách tùy tiện. Đặc biệt đối với những người đang bị hư nhược thì không nên dùng.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Viêm đường hô hấp là bệnh lý đường hô hấp thường gặp và dễ gây biến chứng nguy hiểm. Vì thế YHCT trị viêm đường hô hấp bằng bài thuốc dân gian hiệu quả

YHCT trị viêm đường hô hấp bằng bài thuốc dân gian hiệu quả

YHCT trị viêm đường hô hấp bằng bài thuốc dân gian hiệu quả

YHCT trị viêm đường hô hấp bằng bài thuốc dân gian hiệu quả

Cùng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, y học hiện đại đã có những bước tiến vượt bậc trong công tác phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, y học cổ truyền vẫn tỏ ra là phương pháp hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trên cơ sở thực hành nhiều biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc theo quan điểm“biện chứng luận trị” hoặc “biện bệnh luận trị”, trong đó phương thức biện chứng luận trị vẫn là cơ bản.

Đối với bệnh viêm đường hô hấp trên cấp tính, đây được xem là căn bệnh tổng hợp của nhiều loại bệnh do bị cảm lạnh, viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản… với những triệu chứng nhận biết như sốt cao, chảy nước mũi, hắt hơi sổ mũi, đau rát họng, khàn tiếng, ho, đau mỏi toàn thân… Trong y học cổ truyền, nhóm bệnh này thuộc phạm vị các chứng như khái thấu, hầu tý, cảm mạo, nhũ nga,… do các nguyên nhân chủ yếu như phong nhiệt, phong hàn gây nên. Tùy theo từng thể bệnh mà các thầy thuốc, y sĩ YHCT sẽ áp dụng bài thuốc dân gian phù hợp.

Theo Y sĩ y học cổ truyền, việc xác định thể bệnh cũng là căn cứ quan trọng để có thể đưa ra các bài thuốc tương ứng. Tuy nhiên nhìn chung, các bài thuốc điều trị theo thể bệnh cụ thể như sau:

Bài thuốc trị viêm đường hô hấp trên ở Thể ngoại cảm phong hàn

Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Hà Nội chia sẻ, đây là thể khá phổ biến với các triệu chứng nhận biết như: Đau đầu, không ra mồ hôi, sợ lạnh, không sốt hoặc sốt nhẹ, ngứa họng, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mạch khẩn, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Phép chữa áp dụng là Tân ôn giải biểu, tuyên phế tán hàn. Bài thuốc sử dụng cụ thể gồm: Tô kiều giải biểu thang gồm các vị: Cam thảo 3g, phòng phong 6g, tô diệp 6g, kinh giới 6g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, sắc uống mỗi ngày  dùng1 thang.

Bài thuốc điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên

Bài thuốc điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên

Hướng dẫn trị viêm đường hô hấp trên ở Thể kiêm chứng

Một trong những lưu ý đặc biệt đối với thể bệnh này là dù người bệnh ở thể  ngoại cảm phong hàn hay phong nhiệt nếu có kiêm các chứng trệ, đàm hoặc co giật thì gia thêm các vị thuốc như:

– Đối với ngoại cảm kiêm trệ có hiện tượng chán ăn, buồn nôn và nôn ra nước chua, hơi thở hôi đi lỏng, mùi chua và khó chịu, gia thêm cốc nha 12g, chỉ xác 6g, lai phục tử 10g, hoắc hương 6g.

– Trường hợp ngoại cảm kiêm đàm có tiếng ho trầm nặng, ho khạc đờm nhiều, khàn tiếng, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, gia thêm sa sâm 12g, đông qua nhân, qua lâu nhân mỗi vị lấy 10g, mạch môn 8g, bối mẫu 6g.

– Trường hợp ngoại cảm kiêm co giật gia thêm linh dương cốt 10g, câu đằng dùng 8g, thuyền thoái 5g, (sắc trước), toàn yết dùng 3g.

Đối với những người không có chuyên môn, không được đào tạo qua trường lớp trong lĩnh vực y học cổ truyền cần tham khảo ý kiến từ các thầy thuốc hay y sĩ. Bên cạnh đó thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cũng như thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để phòng và trị bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Cây lược vàng là vị thuốc “Quý” có tác dụng giảm đau nhức, trừ ngứa, làm lành vết thương, vết loét và chữa u tân sinh vô cùng hiệu quả !

Cây lược vàng trồng trong nhà có thể làm vị thuốc “Quý”

Cây lược vàng trồng trong nhà có thể làm vị thuốc “Quý”

Cây lược vàng trồng trong nhà có thể làm vị thuốc “Quý”

Lược vàng được trồng làm cảnh ở nhiều hộ gia đình tại Việt Nam, nhưng ít người biết đây là một loại cây thuốc vừa có tác dụng chữa bệnh vừa giúp thanh lọc không khí rất hiệu quả.

Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển cây thuốc Việt Nam, cho biết cây lược vàng còn có tên gọi khác là ria vàng, lan vòi hay trai thơm, thuộc họ thài lài commelinaceae. Cây có tên khoa học là callisia fragrans, Woodson.

Lược vàng mọc trong tự nhiên dưới dạng cây thảo, sống lâu năm, vừa có thân đứng cao từ 15 đến khoảng 100 cm, vừa có thân bò lan trên mặt đất hoặc hướng lên nếu có giá tựa. Lá lược vàng khá là to, thuôn hình ngọn giáo dài tới khoảng 20-30 cm và rộng 5 đến 7cm. Gốc cây mọc thành bẹ ôm lấy thân. Lá màu lục bóng như phủ sáp, cứng và dễ gãy.

Cây lược vàng dễ trồng, sinh trưởng rất nhanh. Người ta nhân giống bằng cách lấy đoạn thân bò lan dài khoảng 7cm làm cành giâm. Nếu trồng bằng đoạn thân có rễ sẽ sinh trưởng nhanh hơn nhiều. Có thể trồng trong chậu, giỏ treo hoặc trên đất vườn…

Lược vàng có nguồn gốc từ Mexico, sau này được trồng khắp vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu Âu và Australia. Ở nước ta, ban đầu cây được trồng được rất nhiều ở Thanh Hóa vào năm 2006 rồi lan ra nhiều tỉnh thành khác nữa.

Cây lược vàng được trồng làm cảnh trong nhiều gia đình ở TP HCM.

Cây lược vàng được trồng làm cảnh trong nhiều gia đình

Đông y sử dụng lá và thân cây lược vàng để làm bài thuốc dân gian. Chúng được gọi là Folium et Caulis Callisiae Fragrantis. Phân tích thành phần hóa học cho thấy các bộ phận này chứa hợp chất flavonoid gồm hai loại flavonoid quercetin, kaempferol và cả steroid gọi là phytosterol; ngoài ra còn các nguyên tố vi lượng như sắt, crom và đồng. Loại thảo dược này có vị chua nhạt, tính mát, không độc, có công dụng làm giảm đau nhức, làm liền sẹo vết thương, trừ ngứa, vết loét và chữa khối u tân sinh.

YHCT ứng dụng bài thuốc dân gian từ cây lược vàng có tác dụng trong điều trị viêm họng, tá tràng, bướu cổ, cảm hàn, viêm phế quản, đau khớp xương, đau dạ dày, tê tay chân. Ngày nay, lược vàng còn được sử dụng trong điều trị ung thư, vôi hóa cột sống, u xơ tuyến tiền liệt. Cách dùng đơn giản là lấy lá ăn sống hằng ngày, sử dụng thân bò cắt ngắn ngâm rượu uống và làm thuốc xoa bóp.

Tiến sĩ Chi khuyên mọi người muốn dùng cây lược vàng làm thuốc nên tham khảo ý kiến của lương y hoặc bác sĩ chuyên về y học cổ truyền.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Y học cổ truyền giới thiệu những bài thuốc dân gian điều trị bệnh từ vị thuốc “Quý” củ ấu Vô cùng hiệu quả gởi đến bạn đọc.

Bài thuốc hay điều trị bệnh từ củ ấu vô cùng hiệu quả

Bài thuốc hay điều trị bệnh từ củ ấu vô cùng hiệu quả

Bài thuốc hay điều trị bệnh từ củ ấu vô cùng hiệu quả

Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả cuốn sách “Bài thuốc hay từ cây thuốc quý”, ấu có tên khoa học là Trapa bicornis Osbeck var.cochinchinensis. Gluck. Ex Steenis, thuộc họ ấu Trapaceae.

Ấu là loại cây thủy sinh nổi, gốc dính vào bùn, thân ngắn, dày, lông, thân bồ. Lá ở dưới nước chìm, có hình lông chim, có thùy dạng sợi dài 4 cm. Các lá nổi dài khoảng 4-5 cm, rộng khoảng 6-7 cm, dày, màu xanh đậm hay đo đỏ, mặt dưới có lông dày trên các gân. Cuống lá dài tầm 5-20 cm, hơi phù ở 1/3 trên, màu đỏ. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở nách lá, cánh hoa nhăn, có độ dài 1,5 cm. Củ có lông, gần như tim ngược, cao từ 2 đến 3cm, rộng 5 cm, có hai sừng cong hướng lên trên, dài 2 cm và có gai ở đỉnh. Hạt có một lá mầm to vầ một lá mầm nhỏ, chứa đầy bột.

Đây là loại cây của vùng cổ nhiệt đới, mọc tự nhiên và được trồng nhiều trong các ao, hồ, đầm, song cụt, mặt nước, ra hoa vào thời gian tháng 5-6, đến tháng 7-9 thì có quả. Ở Việt Nam, cây mọc hoang và xuất hiện nhiều nơi như Hà Nội, Ninh Bình, Cần Thơ, Đồng Tháp. Một số quốc gia cũng có cây này như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước nhiệt đới khác.

Ấu mọc nhiều trong môi trường nước như ao hồ, đầm lầy.

Ấu mọc nhiều trong môi trường nước như ao hồ, đầm lầy.

Người ta thu hái ấu vào lúc mùa thu. Cả củ, thân, lá, vỏ đều có thể dùng được. Trong đó, củ tươi dùng ngoài, thân, lá và vỏ củ phơi âm can. Loài thực vật này có vị ngọt, chát, tính bình, có công dụng giải độc kháng nham, kiện vị, tiêu thũng.

Theo YHCT ,Ấu được dùng để trị các bệnh như ung thư thực quản, cổ tử cung, dạ dày, tuyến vú, não, bướu thịt đa phát trên da. Ngoài ra còn chữa được bệnh loét dạ dày, phiền khát mùa hè, trúng nắng mệt mỏi, kinh nguyệt quá nhiều, sưng vú, trẻ bị chốc đầu, bệnh ngoài da, ghẻ lở chảy nước vàng. Liều dùng từ 10 đến 16g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài thì không kể liều lượng.

Một số bài thuốc dân gian từ của ấu:

  • Rang vỏ củ ấu già với dầu vừng rồi nghiền thành bột bôi ngoài da chữa ghẻ lở vô cùng hiệu quả.
  • Điều trị rôm sẩy hay da mặt khô sạm: Giã củ ấu tươi xoa lên.
  • Thiên bào sang: Dùng củ vừa già rang thành than, đem nghiền nát thành bột, thêm dầu vừng trộn vào trộn đều để bó ngoài da.
  • Chứng ghẻ lở chảy nước vàng ở vùng đầu mặt: Dùng vỏ quả già để cách năm rang thành than, nghiền bột rồi trộn thêm dầu vừng để bôi ngoài.
  • Kinh nguyệt quá nhiều: Củ ấu tươi lấy 500g, đường đỏ 20g, củ ấu tươi đập nát, sắc nước bỏ bã, cho thêm đường đỏ vào để uống.
  • Điều trị ung thư thực quản, tử cung, tuyến vú: Dùng thân lá ấu, cuống lá, vỏ củ lấy 50g, ý dĩ nhân dùng 30g sắc nước uống thay trà uống trong nhiều ngày. Lưu ý, củ ấu chứa 6 chất galoyl glucose và bicornin, dùng cao chiết bằng methanol từ thịt củ ấu có tác dụng bảo vệ da khi bị tổn thương do tia X gây nên.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

YHCT giới thiệu bài thuốc đắp lên rốn đơn giản chữa được nhiều bệnh. Chỉ cần dùng bột nghệ trộn ngũ bội tử và mật ong đắp lên rốn rồi buộc cố định lại.

Bài thuốc đắp lên rốn đơn giản chữa được nhiều bệnh mà bạn nên biết

Bài thuốc đắp lên rốn đơn giản chữa được nhiều bệnh mà bạn nên biết

Bài thuốc đắp lên rốn đơn giản chữa được nhiều bệnh mà bạn nên biết

Trong cơ thể người, rốn có vị trí đặc biệt rất quan trọng. YHCT xem rốn là nguồn gốc của sự sống đầu tiên khi hình thành con người, là cuống rễ của sự sống sau khi chào đời.

Trong châm cứu, chính giữa rốn gọi là huyệt thần khuyết. Huyệt thần khuyết là “đầu mối giao thông” quan trọng trong hệ thống các đường kinh lạc, liên hệ mật thiết với ngũ tạng lục phủ, 12 kinh mạch và kỳ kinh bát mạch.

Đắp thuốc lên rốn để chữa bệnh là một phương cách độc đáo của Đông y, đơn giản, rẻ tiền mà hiệu nghiệm. Danh y Ngô Sư Cơ cho rằng “đắp thuốc lên rốn chẳng khác uống thuốc qua miệng”. Danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh của nước ta cũng để lại nhiều cách chữa bệnh bằng đắp thuốc lên rốn.

Ưu điểm của đắp thuốc lên rốn: Rất đơn giản, dễ nắm vững phương pháp. Thầy thuốc và cả người bệnh đều có thể nhanh chóng nắm rõ và dễ dàng áp dụng. Những nơi thiếu thầy, ít thuốc càng nên phổ cập rộng rãi.

Lưu ý :

Đắp thuốc lên rốn, tuy chỉ là phép trị bên ngoài nhưng muốn có kết quả tốt thì căn cứ vào bệnh tình cụ thể để chọn thuốc thích hợp. Trong một số trường hợp, cần kết hợp một số phương pháp chữa bên trong để đạt được hiệu quả cao trong điều trị.

Dược liệu khô thường được tán thành bột mịn, hòa với dung môi thành cao mềm rồi đắp lên rốn.Còn nếu là dược liệu tươi, có thể giã nhuyễn rồi đắp lên rốn, sau đó dùng băng dính hoặc gạc cố định lại. Tùy theo bệnh tình cụ thể, có thể sử dụng từ 1 đến 2 ngày hoặc từ 3-5 ngày.

Khi đắp thuốc lên rốn, người bệnh cần nằm ngửa ra. Trước khi đắp thuốc cần dùng nước ấm và cồn y tế sát trùng da vùng rốn. Khi thay thuốc, cần dùng bông tẩm dầu thực vật để lau sạch thuốc cũ.

Khi đắp thuốc, thường dùng các vị thuốc có tính nóng và kích thích mạnh. Sau khi đắp thuốc nếu quá nóng rát, trên da phồng mụn nước thì nên tạm dừng. Để giảm bớt sự cố trên, chỉ nên dùng liều nhỏ các thuốc có tính kích thích mạnh, đối với bệnh mạn tính nên đắp thuốc theo cách gián đoạn, sau mỗi liệu trình nên nghỉ từ 3-5 ngày.

Bài thuốc đắp lên rốn đơn giản chữa được nhiều bệnh mà bạn nên biết

Bài thuốc đắp lên rốn đơn giản chữa được nhiều bệnh mà bạn nên biết

Đối với trẻ nhỏ, cơ thể còn non nớt, khi đắp thuốc cần chú ý tránh để thuốc bị rơi ra ngoài. Không nên sử dụng những loại thuốc có tính kích mạnh, thời gian đắp thuốc cũng không nên quá dài. Đối với phụ nữ mang thai, cần thăm khám kỹ lưỡng và hết sức thận trọng khi sử dụng phương cách đắp thuốc lên rốn. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh bằng cách đắp lên rốn :

Chữa chứng nhiều mồ hôi

Người ra mồ hôi nhiều, thêm các chứng như sợ gió, người tê nhức, lúc nóng lúc rét, tinh thần mệt mỏi kém ăn, có thể dùng phương thuốc gồm ngũ bội tử và nghệ. Hai thứ liều lượng bằng nhau, đem tán mịn trộn đều cất vào lọ dùng dần. Mỗi lần lấy một ít thuốc trộn với mật ong cho đều và đắp lên rốn, sau đó dùng gạc, sạch phủ lên và dùng băng dính cố định lại. Mỗi ngày 1 lần, sau 7 ngày thì nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục làm như cũ.

Trị thương hàn về mùa đông, mồ hôi không ra được

Dùng gừng, hành cả rễ và đậu xị, mỗi thứ lượng bằng nhau, giã nhỏ nặn thành bánh đặt lên rốn, lấy vải buộc chặt cho ra mồ hôi thì thôi.

Trúng hàn

Dùng hành củ giã nát, sao nóng, lấy vải bọc đem chườm lên rốn, nguội thì đổi cái khác.

Trị táo bón

Dùng hành trắng ba tép, gừng sống 1 củ bằng ngón tay, đậu xị lấy khoảng 21 hạt, một ít muối, rồi giã chung cho nát, làm thành bánh hơ lửa nóng chườm lên rốn, nguội thì hơ lại chườm tiếp.

Để trị táo bón kéo dài, có thể dùng 2 đến 3 con ốc bưu cả vỏ, một chén nhỏ muối, cùng giã nát, rồi đắp vào rốn, dùng vải buộc chặt.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Say nắng là bệnh cấp tính, nếu được chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng khỏi, nhưng nếu xử lý không đúng cách có thể tiến triển nặng, thậm chí là tử vong.

TOP 5 bài thuốc Y học cổ truyền dùng cấp cứu say nắng, nóng bạn nên thử

TOP 5 bài thuốc Y học cổ truyền dùng cấp cứu say nắng, nóng bạn nên thử

TOP 5 bài thuốc Y học cổ truyền dùng cấp cứu say nắng, nóng bạn nên thử

Theo Y học cổ truyền chia sẻ say nắng, say nóng thành hai loại thương thử và trúng thử. Thử là một trong lục khí của tự nhiên: phong – hàn – thử – thấp – táo – hỏa, khi gây bệnh cho người thì trở thành lục tà. Đây là loại khí nóng gặp phải khi trời trở nên nắng nóng vào mùa hè. Khi chính khí trong cơ thể suy yếu gặp nắng nóng, thử tà sẽ thừa cơ xâm nhập vào làm tắc nghẽn kinh mạch mà gây bệnh.

Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị bằng YHCT rất hiệu quả, từ nhiều vị thuốc quanh ta dễ tìm và sử dụng kịp thời cho người bệnh.

Với mức độ say nắng, say nóng nhẹ người bệnh sẽ thấy nhức đầu, chóng mặt, tức ngực, mệt mỏi, buồn nôn. Cần đưa ngay người bệnh vào chỗ mát, thoáng gió, nới rộng quần áo và bỏ tất cả những thứ có thể làm cản trở hô hấp, tuần hoàn; lấy khăn nhúng nước lạnh vắt kiệt rồi lau khắp trên cơ thể, đắp khăn lên trán, nách, bẹn; cho người bệnh uống chè đường, chanh đường, nước bột sắn dây. Sau đó cho người bệnh nghỉ ngơi, rồi dùng 1 trong TOP 5 bài thuốc dân gian sau:

  • Bài 1: Lá hương nhu 50g (khoảng 1 nắm), muối ăn lấy 1g. Hương nhu rửa sạch giã nát cùng muối, nấu cùng với 200ml nước đợi sôi 15 – 20 phút, lọc kỹ lấy nước để nguội uống 1 lần, trẻ nhỏ uống lượng 1/2 so với người lớn. Sau vài giờ có thể uống lần thứ 2.
  • Bài 2: Trúc diệp, lá hương nhu mỗi thứ lấy 30g, sinh khương 3 lát, tất cả cho vào ấm sắc với 300ml khi còn 200ml cho bệnh nhân uống 1 lần, nếu trẻ nhỏ uống ít hơn.
  • Bài 3: Trúc diệp 12g, rau má tươi 12g, lá hương nhu tươi 16g, cát căn 12g sắc cùng với 300ml nước đến khi còn 150ml, uống 1 lần, mỗi ngày uống 2 lần, trẻ nhỏ thì uống ít hơn.
  • Bài 4: Nếu người bệnh không ra mồ hôi, sốt cao dùng hương nhu dùng 20g, sinh khương 6g, đun sôi trong vòng 15 phút, để nguội rồi gạn lấy nước uống, bã đắp lên 2 thái dương, lòng bàn chân tay.
  • Bài 5: Nếu nôn mửa, tiêu chảy: lá sen tươi 1 lá giã vắt lấy nước trộn với vài hạt muối rồi uống.

Những bài thuốc dân gian Y học cổ truyền dùng cấp cứu say nắng

Những bài thuốc dân gian Y học cổ truyền dùng cấp cứu say nắng

Trường hợp nặng người bệnh bất tỉnh nhân sự thì lập tức thực hiện các động tác sau đây:

  • Bấm huyệt Nhân Trung (điểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh Nhân trung, giữa chỗ lõm), Thập Tuyên (là các huyệt giữa đầu các ngón tay) trong vòng 10 đến 15 phút; có công dụng khai khiếu, thanh
  • Xát day vào các lòng bàn tay, bàn chân và 2 bên cột sống thắt lưng từ cổ xuống thắt lưng
  • Day huyệt Đại Chùy huyệt này có tác dụng thanh nhiệt và thông dưỡng khí rất có hiệu quả
  • Có thể day thêm huyệt Phong Trì (2 chỗ lõm 2 bên gáy, ngay dưới xương chẩm, để khu phong, sơ tà khí, thanh nhiệt)
  • Khi bệnh nhân đã tỉnh nhưng còn mệt thì có thể cho uống bài thuốc: Nhân sâm dùng 6g, cam thảo 3g, gừng tươi 3 lát hoàng kỳ lấy 15g sắc cùng với 500ml nước khi còn 200ml, uống 2 lần trong 1 ngày.

Nếu người bệnh còn mệt nôn mửa không uống được thuốc trên thì nhanh chóng đưa vào bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

YHCT gọi là hải kim sa vì cây này có rất nhiều bào tử lóng lánh như những hạt cát vàng, đặc biệt có tác dụng điều trị bệnh lý tiết niệu rất hiệu quả.

Y học cổ truyền điều trị bệnh lý tiết niệu nhờ thảo dược “QUÝ” hải kim sa

Y học cổ truyền điều trị bệnh lý tiết niệu nhờ thảo dược “QUÝ” hải kim sa

Y học cổ truyền điều trị bệnh lý tiết niệu nhờ thảo dược “QUÝ” hải kim sa

Hải kim sa có thể gặp ở nhiều nơi, nhưng thường thấy ở bụi rậm, bờ rào… Khi sử dụng làm thuốc, các thầy thuốc YHCT sẽ cắt toàn cây dùng tươi hay phơi khô. Sử dụng hai kim sa sắc làm bài thuốc dân gian có công dụng trong việc chữa chứng tiểu tiện khó khăn, thông tiểu tiện, đái ra cát sạn, đái rắt, đái buốt,…

Ngoài ra tên “hải kim sa” theo Đông y vì cây này có rất nhiều bào tử lóng lánh như những hạt cát vàng thì chúng còn có nhiều tên gọi khác nhau như “dương vong”, “thạch vĩ dây”, “bòng bong”,… Tên khoa học là: Lyofodium japonium  SW. Theo các YHCT, hải kim sa có vị ngọt, tính hàn; quy kinh: vào kinh bàng quang và tiểu trường. Có tác dụng: tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và phần huyết, thông lâm, lợi thấp. Chủ trị: tiểu ra mủ, sỏi đường tiểu, tiểu buốt.

Tác dụng cải thiện bệnh lý tiết niệu nhờ thảo dược hải kim sa

Tác dụng cải thiện bệnh lý tiết niệu nhờ thảo dược hải kim sa

Tác dụng cải thiện bệnh lý tiết niệu nhờ thảo dược hải kim sa

Chữa ăn uống khó tiểu, bụng trướng đầy do thấp trệ: Trong Tuyền Châu bản thảo có ghi, để chữa ăn uống khó tiểu, bụng trướng đầy do thấp trệ hải kim sa lấy 30g, cam thảo 2g ,bạch truật 8g; sắc nước uống mỗi ngày một thang.

Chữa đái ra dưỡng trấp trắng: Theo Thế y đắc hiệu phương, đối với căn bệnh đái ra dưỡng trấp trắng, người bệnh cần chuẩn bị hải kim sa , hoạt thạch mỗi vị dùng 40g, cam thảo 10g; tất cả đem tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 3 lần và mỗi lần dùng 8g; dùng nước sắc với khoảng 20g mạch môn hoặc lấy 10g cỏ bấc đèn để chiêu thuốc.

Chữa tiểu tiện lẫn sỏi sạn: Hải kim sa ,bạch mao căn ,hoạt thạch mỗi vị dùng 30g,   kim tiền thảo 60g, xa tiền thảo 12g; sắc kỹ cùng với nước, chia 3 phần uống trong ngày.

Chữa viêm gan: Trong Giang Tây thảo dược có nói về bài thuốc chữa viêm gan, trong đó có sử dụng: hải kim sa 15g, xa tiền thảo 20g, nhân trần 30g; sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

Tiểu tiện khó khăn: NGười bệnh có thể dùng trà lợi tiểu với các dược liệu: hợp hải kim sa 60 – 90g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống thay trà trong ngày.

Chữa tiểu tiện xuất huyết:

Người bệnh có thể sử dụng một trong 2 bài thuốc sau:

  • Hải kim sa, biển súc (còn gọi là cây càng tôm hay cây xương cá; tên khoa học: Polygonum aviculare L), mỗi thứ dùng từ 15 – 20g, sắc nước uống.
  • Hải kim sa tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g, hòa với nước đường cùng uống.

Có thể thấy rằng công dụng của vị thuốc đông y hải kim sa là rất lớn, đặc biệt có công dụng trong việc cải thiện bệnh lý tiết niệu.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Hoàng cầm được Y học cổ truyền sử dụng với nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra các bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả

Điều trị các triệu chứng bệnh nhờ hoàng cầm trong Y học cổ truyền

Điều trị các triệu chứng bệnh nhờ hoàng cầm trong Y học cổ truyền

Theo YHCT, hoàng cầm chứa các hợp chất flavonoid; các chất thuộc nhóm flavon, flavonon; bên cạnh đó là các hợp chất tanin pyrocatechic. Bộ phận được dùng làm thuốc là rễ câu hoàng cầm. Sau khi thu hoạch đem về rửa sạch, rồi phơi khô, khi dùng đem đồ cho mềm, thái lát mỏng, sao khô cho vàng.

Y học cổ truyền, hoàn cầm có nhiều cách chế biến để làm thuốc như: chích gừng, hay chích mật ong để chữa bệnh tạng phế, chích rượu để dẫn thuốc lên các bộ phận ở thượng tiêu; sao tồn tính, sao cháy cạnh để chữa các bệnh thuộc chứng chảy máu: băng huyết, máu cam,…

Hoàng cầm dùng để trị các chứng bệnh nào trong Y học cổ truyền?

Nếu gặp phải các chứng bệnh sau, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian tương ứng theo hướng dẫn của thầy thuốc Y học cổ truyền như sau:

– Bài thuốc chứa hoàng cầm trị sốt, nôn ra nước chua, đắng, miệng đắng, ngực sườn đầy tức do thiếu dương đởm kinh thực nhiệt: hoàng cầm 9g, chỉ xác, thanh cao, trần bì, bán hạ , mỗi vị dùng 5g; trúc nhự, xích linh, mỗi vị dùng 9g. hoạt thạch, cam thảo, thanh đại mỗi vị lấy 3g. Tất cả đem sắc uống và uống trước các bữa ăn.

– Trị viêm ruột cấp tính, lỵ: Hoàng cầm 12g, bạch thược 9g; cam thảo 6g, đại táo 16g. Sắc uống, Lưu ý: Uống trước bữa ăn.

– Trị sốt cao, miệng đắng, đau bụng: Hoàng cầm, bạch thược mỗi vị dùng 9g; cam thảo 6g; đại táo 8g. Sắc uống.

– Công dụng trị các chứng thương hàn, sốt cao không có mồ hôi do dương tà nhập lý, nhiệt  kết. Người bệnh thường có biểu hiện vùng thượng vị đầy tức, phiền khát, đại tiện bí, buồn nôn hoặc khi nóng khi rét.

Hoàng cầm dùng để trị các chứng bệnh nào trong Y học cổ truyền?

Hoàng cầm dùng để trị các chứng bệnh nào trong Y học cổ truyền?

Bài thuốc Y sĩ YHCT khuyên dùng: hoàng cầm, chỉ thực, xích thược, bán hạ, mỗi vị 12g; tiền hồ, sài hồ, mỗi vị dùng 16g; đại hoàng, đại táo, mỗi vị lấy 10g; sinh khương  6g. Sau đó sắc uống ấm.

 

– Trị chứng lúc nóng, lúc lạnh, mắt hoa, nhức đầu, buồn nôn, miệng đắng, mạch huyền, ngực sườn đầy tức: hoàng cầm 8g, nhân sâm, bán hạ, mỗi vị 4g cam thảo, sinh khương, sài hồ 12g, mỗi vị 6g; đại táo 16g. Sắc uống và dùng trước bữa ăn.

– Bài thuốc điều trị chứng khi nóng khi rét, sốt tăng về chiều, nôn, ngực sườn đầy tức: hoàng cầm, nhân sâm, cam thảo, sinh khương mỗi vị 8g; bán hạ, sài hồ mỗi vị 24g; đại táo 12g, mang tiêu 10g.  Sắc uống uống trước bữa ăn.

– Trị lỵ trực khuẩn: hoàng cầm lấy 30g; uy linh tiên, đan sâm, hoàng bá, mỗi vị dùng 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần và uống trước bữa ăn.

– Trị chứng đại tiện lỏng nhiều lần, suyễn, mạch sác, ra mồ hôi, do lý nhiệt kiêm biểu tà: hoàng cầm, hoàng liên, chích thảo, mỗi vị lấy 8g, cát căn 32g. Sắc uống và uống trước bữa ăn.

– Trị bụng trướng đau, tiêu chảy,  rêu lưỡi vàng, mạch hoạt, nước tiểu đỏ do tỳ vị thấp nhiệt: hoàng cầm, bạch truật, hoàng liên, bạch linh, binh lang mỗi vị dùng 12g; thần khúc, chỉ thực, mỗi vị lấy 20g; trạch tả, mộc hương, mỗi vị dùng 8g; đại hoàng 40g. Các vị làm hoàn, ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 8-12g cùng với nước chín. Trường hợp trẻ em tùy vào độ tuổi mà có liều dùng thích hợp.

– Trị bụng đầy trướng nhưng không đau, không nôn, rêu lưỡi mỏng, sôi bụng, vàng mà dính do hàn nhiệt thác tạp: nhân sâm, hoàng cầm, can khương mỗi vị dùng 12g; bán hạ 16g, cam thảo 8g, đại táo 12g, hoàng liên  4g. Sắc uống, và uống khi nóng.

– Bài thuốc chứa hoàng cầm trị chứng khi nóng khi rét, ngực, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, bụng đầy tức, đại tiện táo, nôn ra mùi hăng, buồn phiền, mạch huyền do thiếu dương bệnh tà chưa giải kiêm lý nhiệt thịnh: xích thược, hoàng cầm, bán hạ, sài hồ 16g, chỉ thực mỗi vị dùng 12g; đại táo 8g, đại hoàng 10g, sinh khương  6g. Sắc uống trước bữa ăn.

Để biết nhiều hơn công dụng trị bệnh của hoàng cầm, bạn có thể tham khảo kiến thức tài liệu tại thư viện, thầy thuốc – giảng viên Trung cấp YHCT hay trở thành những người trực tiếp bắt mạch chữa bệnh nếu đăng ký theo học tại các trường đào tạo Y học cổ truyền uy tín.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Hoa chuối không chỉ là hoa dân dã làm ra những món ăn ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh đặc biệt rất tốt với phụ nữ mang thai và sau sinh.

Tác dụng của hoa chuối đối với sức khỏe không phải ai cũng biết

Tác dụng của hoa chuối đối với sức khỏe không phải ai cũng biết

Tại sao hoa chuối có tác dụng tốt đối với sức khỏe?

Hoa chuối mọc kiểu xoắn ốc, được bao bọc bởi một lớp vỏ màu tím đỏ (các lớp vỏ này sẽ rụng dần đi, khi đó hoa sẽ phát triển thành quả chuối). Hoa có hương vị tự nhiên như atiso, dùng được cả phần vỏ ở bên ngoài lẫn phần lõi ở phía bên trong.

Về dinh dưỡng, trong 100g hoa chuối cung cấp khoảng 51 calo; 1,6g protein; 0,6g chất béo và các vitamin – khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, đồng, kali, magiê, vitamin E. Nhờ lượng dinh dưỡng đa dạng và dồi dào mà loài hoa dân dã này đã đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho con người, trong chế biến món ăn lẫn các bài thuốc dân gian.

Theo dược học cổ truyền, hoa chuối vị ngọt, tính lạnh, ngoài được dùng để chế biến các món ăn dân gian, hoa chuối còn có công dụng hóa đàm nhuyễn kiên, bình can tiêu ứ, thông kinh hoạt lạc vì vậy hoa chuối được dùng để chữa nhiều chứng bệnh.

Tác dụng của hoa chuối đối với sức khỏe

Tác dụng của hoa chuối trong điều trị chứng bệnh về kinh nguyệt

Bằng cách điều chỉnh các hóc-môn trong cơ thể, hoa chuối làm giảm những rối loạn kinh nguyệt khác nhau như: chu kỳ kinh bất thường, ra máu nhiều, đau vùng chậu trong kỳ kinh…

Bài thuốc dân gian trị bế kinh từ hoa chuối: Hoa chuối 15g, hoa quế 5g, hoa hồng 10g, tất cả đem sấy khô, tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 với rượu ngâm hoa cúc (nếu không có rượu hoa cúc thì có thể thay bằng rượu trắng).

Hoa chuối giúp cải thiện sức khỏe tử cung

Hoa chuối giàu khoáng chất (như sắt, canxi và đồng), do đó hoa chuối góp phần tăng cường sức khỏe của thành tử cung và phòng ngừa các nhiễm trùng của tử cung, cải thiện sức khỏe sinh sản nữ giới.

Tác dụng của hoa chuối giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Hoa chuối giàu là thực phẩm rất giàu chất xơ, giúp cải thiện nhu động ruột khiến cho chất thải dễ dàng đi qua ruột, từ đó giảm triệu chứng táo bón, kiết lị và bệnh trĩ.

Bài thuốc dân gian trị bệnh kiết lị từ hoa chuối: hoa chuối 30g rửa sạch, nghiền nát rồi hãm với nước sôi uống, có thể pha thêm một chút mật ong.

Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày từ hoa chuối: Hoa chuối, hoa trà ký sinh trên cây tiêu mỗi thứ 15g, sắc với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước uống.

Bạn cũng có thể chế biến hoa chuối thành các món ăn dân giã như nộm hoa chuối, hoa chuối luộc, hoa chuối om mẻ, hoa chuối làm rau sống… để cải thiện các vấn đề về tiêu hóa của mình.

Hoa chuối có tác dụng giảm viêm, giảm nhiễm trùng

Hoa chuối có tác dụng giảm viêm, giảm nhiễm trùng

Hoa chuối có tác dụng giảm viêm, giảm nhiễm trùng

Hoa chuối có tính kháng khuẩn và chống viêm, chúng có thể giảm các tình trạng như loét, đau khớp, nhiễm nấm ngoài cơ thể, cũng như giảm viêm và nhiễm trùng bên trong cơ thể.

Bài thuốc chữa nhọt độc, ung thũng từ hoa chuối: Hoa chuối lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát đắp lên vùng nhọt độc, vùng da bị tổn thương. Chỉ vài lần nhọt độc tiêu tan, vùng tổn thương nhanh chóng hồi phục.

Bài thuốc chữa viêm gan từ hoa chuối: hoa chuối 12g sắc uống hằng ngày.

Tác dụng của hoa chuối giúp mau lành vết thương sau sinh

Trong thành phần của hoa chuối có chứa chất ethanol, đây là chất có lợi cho việc thúc đẩy quá trình mau lành vết thương sau khi sinh nở. Hơn nữa, hoa chuối còn hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, do đó sẽ góp phần vào việc ngăn ngừa viêm nhiễm trong giai đoạn này của người phụ nữ.

Tác dụng của hoa chuối giúp tăng khả năng tiết sữa mẹ

Thầy thuốc cho biết, hoa chuối có khả năng giúp tăng tiết sữa mẹ, vì thế sau khi sinh, các mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn các món được chế biến từ hoa chuối. Giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào cho bé bú để tăng trưởng cơ thể và phát triển trí thông minh.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Khô âm đạo hay với cách gọi dân dã như khô hạn là tình trạng chất nhầy âm đạo không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, không đủ bôi trơn khi quan hệ tình dục.

Chấm dứt tình trạng “khô hạn” cho chị em nhờ Dược thiện

Chấm dứt tình trạng “khô hạn” cho chị em nhờ Dược thiện

Tình trạng khô âm đạo là gì?

Thông thường, khi nhận được kích thích tình dục, máu sẽ bơm nhiều hơn đến các cơ quan vùng chậu và tạo ra nhiều chất dịch bôi trơn âm đạo. Khô âm đạo là hiện tượng chất nhầy âm đạo không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, không đủ bôi trơn khi quan hệ tình dục hoặc do thành âm đạo bị teo và mất khả năng tiết dịch nhầy

Khi âm đạo bị mất độ ẩm do dịch âm đạo ít hoặc không tiết làm người phụ nữ cảm thấy khó chịu và gây khó khăn trong việc quan hệ tình dục, lâu dần gây ra tâm lý lãnh cảm ở phụ nữ.

Tình trạng này không chỉ làm cho bản thân người phụ nữ không thoải mái mà còn gây mất hứng thú cho cả “đối tác” của mình.

Bài thuốc giúp cải thiện tình trạng “khô hạn” cho phụ nữ hiệu quả

Có khi bị đau rát hoặc rớm máu khi giao hợp, lâu dần hình thành cảm giác sợ và né tránh “gần gũi”. Một số bài thuốc giúp chị em cải thiện tình trạng khô hạn để giữ lửa hạnh phúc gia đình.

Theo nhiều chia sẻ trên trang sức khỏe làm đẹp được biết, chứng âm khô có liên quan mật thiết tới công năng của 3 tạng can, thận và tỳ khiến cho âm đạo kém nhu nhuận khi thận tinh, khí huyết và tân dịch không được nuôi dưỡng đầy đủ. Theo quan điểm “biện chứng luận trị”, nghĩa là căn cứ vào từng thể bệnh, chứng trạng hiện có mà chị em có thể dùng bài thuốc phù hợp như sau:

  • Bài thuốc Bổ thiên đại táo hoàn gia giảm, dùng khi: âm đạo khô, giao hợp đau, tâm trạng buồn phiền, dễ cáu giận, đầu choáng, mắt hoa, lưng đau gối mỏi, miệng khô, họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Bài thuốc gồm: đảng sâm 15g, hoàng kỳ 10g, bạch truật 10g, cao quy bản 12g, lộc giác giao 12g, sơn thù 10g, thục địa 15g, kỷ tử 15g, a giao 10g, nữ trinh tử 15g, tang thầm 30g, nhục thung dung 10g. Sắc uống ngày một thang, trong một tuần.
  • Bài thuốc Dược học cổ truyển noãn thận trợ hỏa thang gia giảm, dùng khi: lãnh cảm, khi giao hợp âm đạo khô rát, sợ lạnh, tứ chi lạnh, đầu choáng, mắt hoa, lưng đau gối mỏi, đại tiện lỏng, nát, chất lưỡi nhợt, mạch trầm trì, vô lực. Các vị thuốc: đảng sâm 15g, hoàng kỳ 10g, bạch truật 15g, cao quy bản 10g, lộc giác giao 10g, ba kích 10g, sa tiền tử 15g, hoài sơn 15g, khiếm thực 12g, phúc bồn tử 12g, tiên linh tỳ 10g, kỷ tử 15g, phụ tử chế 6g, nhục thung dung 12g. Sắc uống ngày một thang, trong một tuần.

Bài thuốc giúp cải thiện tình trạng “khô hạn” cho phụ nữ hiệu quảBài thuốc giúp cải thiện tình trạng “khô hạn” cho phụ nữ hiệu quả

  • Bài thuốc Bát trân thang gia giảm, dùng khi: giảm hoặc mất ham muốn và khoái cảm tình dục, khi giao hợp âm đạo khô rát, toàn thân mệt mỏi, sắc mặt trắng nhợt hoặc vàng úa, có cảm giác khó thở và hồi hộp trống ngực, dễ vã mồ hôi, chán ăn, mạch trầm vô lực. Phối hợp các vị thuốc sau: đảng sâm 20g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 10g, bạch linh 10g, đương quy 10g, ba kích 10g, sinh địa 15g, thục địa 15g, a giao 10g, thỏ ty tử 10g, tiên linh tỳ 10g, xuyên khung 6g, nhục thung dung 10g, lộc giác phấn 1g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, trong một tuần.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thuốc dùng ngoài: Sinh địa 30g, hà thủ ô 30g, huyền sâm 30g, thiên môn 30g, bạch tiên bì 30g. Sắc kỹ lấy nước, bỏ bã, đem ngâm rửa âm hộ từ 10-15 phút. Ngày 1 lần, liên tục trong 2 tuần.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn