Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh nguy hiểm, biến chứng từ triệu chứng bệnh đau dạ dày và bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
- Dược học cổ truyền bài thuốc Đông Y trị viêm loét dạ dày tá tràng
- Thực phẩm nào nên ăn khi bị bệnh viêm loét dạ dày?
- Bạn đã biết bài thuốc chữa bệnh xuất huyết dạ dày hiệu quả chưa?
Nội dung bài viết
Nhận biết triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?
Loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng dạ dày xuất hiện vết loét do hiệu ứng ăn da của acid và pepsin bên trong lòng dạ dày, khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Loét dạ dày tá tràng hay viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày nguy hiểm, khi nguy cơ loét ở khu vực tá tràng thường cao hơn các vùng khác của dạ dày, và kích thước của vết loét dạ dày tá tràng thường lớn gấp 4 lần so với các vết loét dạ dày khác.
Viêm loét dạ dày tá tràng khi không được chữa trị kịp thời có nguy cơ phát triển thành khối u ác tính, là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày.
Nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Về cơ chế hoạt động của dạ dày bên trong, các vết loét dạ dày tá tràng xuất hiện do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra, làm hủy hoại tế bào D ở vùng niêm mạc dạ dày tá tràng, tăng HCl và Pepsine (những yếu tố phá hủy niêm mạc).
Bên cạnh đó, những ảnh hưởng từ lối sinh hoạt hằng ngày cũng là những nguyên nhân thúc đẩy loét dạ dày tá tràng phát triển nhiều hơn:
- Đau dạ dày nhưng không điều trị và kết hợp chế độ ăn uống đều đặn, khoa học hơn.
- Chế độ ăn uống với nhiều loại thực phẩm không lành mạnh, nhiều dầu mỡ, hoặc quá chua, quá mặn và cay nóng.
- Thói quen ăn uống không đúng giờ, nhai vội, giờ giấc ăn uống thất thường, hay ăn kiêng.
- Căng thẳng do stress kéo dài, khiến nguy cơ tăng HCl và co bóp cơ trơn dạ dày nhiều hơn.
- Sử dụng nhiều các loại nước uống có còn như bia, rượu, các chất kích thích, thuốc lá
- Lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, an thần như aspirin, giảm đau viêm NSAID…
- Người có nhóm máu O thường có nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng nhiều hơn, do sự tương thích giữa nhóm máu O và khuẩn HP.
Những triệu chứng nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Triệu chứng thường gặp của bệnh loét dạ dày tá tràng là gì?
Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nguyễn Thị Hồng giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Có khoảng 20% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng nhưng không phát hiện kịp thời do không có những biểu hiện rõ rệt. Khi phát hiện, bệnh đã có những biến chứng nặng như thủng dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa… Đòi hỏi phải có các biện pháp kiểm tra và nội soi.
Những triệu chứng sau đây sẽ giúp ta nhận biết được khả năng bị viêm dạ dày tá tràng tá tràng hiệu quả hơn:
- Đau vùng thượng vị với những cơn đau kéo dài từ 15 phút đến 1 giờ, nếu đau vùng bên trái sẽ là viêm lóet dạ dày và đau bên phải là viêm loét tá tràng. Cơn đau kéo dài từ vùng hông sườn phải và chói ra sau lưng.
- Thường ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng trong bụng và đói vào ban đêm.
- Đôi khi thấy buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu và khi ăn vào có thể dịu đi, nhưng cơn đau lại tiếp tục xuất hiện.
- Đôi khi cản thấy buồn nôn, nôn nhưng nôn ít và khó chịu trong bụng.
- Khi đi đại tiện thường ra phân đen, chảy máu dạ dày .
- Giấc ngủ hay bị gián đoạn, chập chờn về đêm.
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều bệnh loét dạ dày tá tràng?
Khi có những biểu hiện bất ổn về dạ dày, với những cơn đau dạ dày thường xuyên, bệnh nhân cần đến các bệnh viện uy tín để được khám và chuẩn đoán, thực hiện kiểm tra nội soi để đảm bảo tình trạng sức khỏe. Nếu có nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng, cần thực hiện giải pháp điều trị với thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Đồng thời tái khám thường xuyên để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên.
Về chế độ ăn uống, nên tuân thử những nguyên tắc sau:
- Chỉ chọn những món ăn dạng mềm, dễ tiêu hóa. Những thực phẩm tinh bột như sữa, gạo, bánh mì, cơm… sẽ giúp trung hòa và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày bên trong.
- Không dùng các món ăn, gia vị, hương liệu kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như ớt, tiêu, giấm, chanh, mù tạt, dưa muối…
- Chất béo từ mỡ cá nên được sử dụng hơn là các loại mỡ thông thường. Chỉ dùng dầu thực vật thay thế, nhưng sử dụng lượng hạn chế cho món ăn.
- Khẩu vị ăn nên thanh đạm hơn, các món ăn thiên nhạt, không mặn, cay
Nguồn: Dược học cổ truyền