Tìm hiểu công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người của cây Sài hồ - Dược học cổ truyền

Tìm hiểu công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người của cây Sài hồ

Nội dung bài viết

Sài hồ là một loại cây thường mọc ở các vùng ven biển và phân bố rải rác khắp nước ta. Đây là một cây thuốc, một loại dược học cổ truyền với nhiều công dụng vô cùng đặc biệt với sức khỏe con người.

sai-ho-suckhoenhivn-0909

Tìm hiểu công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người của cây Sài hồ

Sơ lược thông tin về cây Sài hồ

Sài hồ có tên khoa học là Radix Bupleuri, thuộc họ hoa tán. Đây là loại cây bụi cao 0,5 – 3m, phân nhánh ở gốc, tiết diện thân tròn. Thân non có màu xanh, có một ít lông mịn; thân già màu xanh nâu hoặc hơi tía, nhẵn. Lá mọc so le, hình thìa, mép có răng cưa; phiến lá dày, láng ở mặt trên, nhạt màu ở mặt dưới, có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu, màu đỏ nhạt, hơi tim tím với 4-5 hàng lá bắc. Các đầu này lại họp thành 2- 4 ngù. Quả bế có 10 cạnh, có mào lông không rụng. Theo Đông y, Sài hồ có vị đắng, tính hơi hàn, qui kinh Cam đởm có công dụng sơ gan chính thồng, hóa giải thoái nhiệt, thăng dưỡng khí triệt dược tà. Theo các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong Sài hồ có chứa 0,50 % chất saponin, một chất rượu gọi là Bupleurumola, phytosterola và một ít tinh dầu. Trong thân và lá có chất rutin.

Áp dụng Sài hồ vào một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích

Sài hồ và một số bài thuốc chữa bệnh thần kỳ

Sài hồ và một số bài thuốc chữa bệnh thần kỳ

  • Chữa viêm giác mạc do virút: Sài hồ chế thuốc nhỏ mắt (10 %), mỗi giờ một lần và chích dưới kết mạc, mỗi lần từ 0,3 ml đến 0,5 ml, chích cách nhật, chích bắp mỗi lần 2 ml, ngày 1 – 2 lần.
  • Chữa liput ban đỏ:  Thuốc tiêm Sài hồ tiêm bắp mỗi lần 2 ml ( tương đương thuốc sống 4g), mỗi ngày 2 lần, liều dùng trong 10 ngày.
  • Chữa cảm mạo thường:  Sài hồ ẩm ( Sài hồ, Phòng phong, Trần bì, Thược dược, Cam thảo, Gừng tươi) mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 12 g.
  • Chữa viêm gan:  Cam sài hợp tể ( Cam thảo, Sài hồ mỗi thứ 1/2), mỗi lần 10 ml, ngày 3 lần, ( tương đương với Cam thảo, Sài hồ mỗi thứ 15 g/ngày).
  • Chữa chứng mỡ máu cao:  Dùng thuốc giảm mỡ 20 ml ( tương đương Sài hồ 3 g, thêm La hán quả gia vị) ngày uống 3 lần, một liệu trình 3 tuần.
  • Trị tiêu chảy kéo dài, sa trực tràng, sa tử cung, kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, khí hư ra nhiều ( do suy nhược thần kinh) thường dùng bài: Bổ trung ích khí ( tỳ vị luận): Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 12 g, Bạch truật 12 g, Đương qui 12 g, Trần bì 4g – 6 g, Chích thảo 4 g, Thăng ma 4g – 8 g, Sài hồ 6g – 10 g, sắc lấy nước uống.
  • Trị sốt rét:  Dùng bài Tiểu sài hồ ( như trên ) gia Thảo quả, Thường sơn mỗi thứ 12 g sắc lấy nước uống.
  • Trị ngoại cảm:  Tiểu sài hồ thang ( Thương hàn luận): Sài hồ 12 – 16g, Bán hạ 8g -12 g, Hoàng cầm 8g -12 g, Đảng sâm 8g -12 g, Chích thảo 4g – 6 g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 4 – 6 quả.
  • Chữa chứng can khí:  Tiêu dao tán ( Hòa tể cúc phương): Sài hồ 12g, Đương qui 12g, Bạch thược 12 g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Chích thảo 4 g, sắc lấy nước uống, có thể gia giảm tùy theo triệu chứng. Trong những trường hợp loét dạ dày tá tràng, rối loạn kinh nguyệt, cao huyết áp, suy nhược thần kinh. có những triệu chứng như trên dùng bài này gia giảm chữa bệnh đều có kết quả.

Các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM khuyến cáo các trường hợp bị ho do phế âm hư, triều nhiệt ( sốt có định kỳ), huyết áp cao có triệu chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt ( hội chứng can hỏa thượng nghịch) không nên dùng Sài hồ. Sài hồ không nên dùng liều cao vì có thể làm tăng bệnh, thậm chí gây xuất huyết. Trường hợp lao phổi nếu có biểu chứng, can khí uất nên dùng Sài hồ lượng ít độ 4g -6 g. Sài hồ thường dùng chung với Bạch thược để tăng tác dụng thư can trấn thống vừa để làm dịu tính kích thích của sài hồ đối với cơ thể.