Nội dung bài viết
Khổ sâm hay còn được gọi với tên khác là Khổ cốt hay Dã hòe. Đây là một vị thuốc chữa bệnh thần dược với vô số công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người. Sau đây hãy cùng với các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu sơ lược về tác dụng của loại thảo dược đặc biệt này.
- Ngạc nhiên với công dụng chữa bách bệnh của cây bông Móng tay
- Chữa bách bệnh với cây thuốc Cúc tần
- Bài thuốc quý dân gian từ cây sen tốt cho sức khỏe
Khổ sâm được trồng nhiều ở Trung Quốc
Thông tin cần biết về cây Khổ sâm
Khổ sâm có tên khoa học là Sophora flavescens, thuộc họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae). Khổ sâm là một loại Dược học cổ truyền, thuộc loại cây nhỏ cao 0.5m -1.2 m. Rễ hình trụ, vỏ ngoài màu vàng, lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 5-10 đôi lá chét. Lá chét hình mác dài 2-4.5cm, rộng 7mm-16 mm. Hoa mọc thành chùm dài 10cm-20 cm, hoa màu vàng trắng. Quả giáp dài 5cm -12 cm, đường kính 5mm- 8mm, đầu có mỏ dài chứa 3-7 hạt, gần hình cầu, màu đen. Các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm cho biết Rễ khổ sâm có chứa Luteolin-7-Glucoside (Chinese Hebral Medicine).
Về đông y, Khổ sâm có vị đắng, tính hàn có tác dụng Trục thủy, bổ trung, trừ ung thủng, minh mục, chỉ lệ (Bản Kinh). Dưỡng Can Đởm khí, an ngũ tạng, định chí, ích tinh, lợi cửu khiếu, trừ phục nhiệt trường tích, chỉ khát, tỉnh rượu (Danh Y Biệt Lục). Thanh nhiệt, sát trùng, táo thấp, (Trung Dược Đại Từ Điển). Trừ thấp nhiệt, khứ phong, chỉ dưỡng (Trung Dược Học). Thanh hỏa, sát trùng, giải độc, khử thấp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Khổ sâm và một số tác dụng dược lý
Các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết khổ sâm có một số tác dụng dược lý như: Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Khổ sâm có tác dụng ức chế đối với Staphylococus aureus, lỵ trực khuẩn, trùng Amip (Trung Dược Học). Tác dụng kháng ung thư: Khổ sâm có tác dụng ức chế S180 nơi chuột nhắt. Lâm sàng cho thấy Khổ sâm có hiệu quả nhất định đối với ung thư ở cổ, dạ dày, gan (Trung Dược Học). Tác dụng lợi niệu: Cho thỏ uống hoặc chích dịch Khổ sâm thấy có tác dụng lợi niệu (Trung Dược Đại Từ Điển). Tác Dụng Đối Với Ký Sinh Trùng Sốt Rét: nước sắc của bài thuốc gồm Khổ sâm và vỏ Bưởi có tác dụng ức chế ký sinh trùng sốt rét mạnh trên động vật thí nghiệm được gây nhiễm sốt rét, nhưng tái phát trong thời gian 10 ngày theo dõi. Trên mô hình thực nghiệm chuột nhắt nhiễm Plasmodium Berghei và gà nhiễm Plasmodium Gallinaceum, Alcaloid chiết xuất từ Khổ sâm không thể hiện rõ tác dụng. Tác Dụng Chống Nấm: nước sắc Khổ sâm trong thực nghiệm có tác dụng kháng 1 số nấm ngoài da (Trung Dược Học). Tác Dụng Kháng Sinh: Khổ sâm có tác dụng kháng sinh đối với trực khuẩn lỵ đồng thời có tác dụng kháng lỵ amip, làm cho đơn bào co thành kén (Trung Dược Học).
Ứng dụng khổ sâm vào một số vị thuốc chữa bệnh hữu ích
Khổ sâm được dùng trong nhiều vị thuốc chữa bệnh
- Chữa bạch điến phong: Khổ sâm 2,8kg, Lộ phòng phong [ tổ ong] 150 g, Thích vị bì 1 cái. Thái thuốc ra thành phiến, nấu với 3 đấu nước còn 1 đấu, bỏ bã, chỉ lấy nước cốt. Cho thêm 5 cân rượu vào, 3 đấu nếp. Nấu thành rượu, mỗi lần uống 1 – 2 ly nhỏ, trước bữa ăn, uống ấm (Bạch Điến Phong Tửu – Thế Y Đắc Hiệu phương).
- Trị mặt ngứa như kim đâm: Khổ sâm 640 g, Xích thược, Đông qua tử đều 160g, Huyền sâm 80g. Tán bột. Mỗi lần dùng 4g xoa vào mặt (Phổ Tế phương).
- Chữa Tâm và Phế tích nhiệt, Thận có phong độc tấn công làm cho ngoài da, khủy tay bị ngứa, lở loét, chảy nước vàng: Khổ sâm 32 lạng, Kinh giới (bỏ cành) 16 lạng. Tán mịn thành bột. Trộn với nước hồ làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước trà hoặc nước sắc Kinh giới, sau bữa ăn (Khổ Sâm Hoàn – Hòa Tễ Cục phương).
- Chữa âm đạo lở ngứa: Khổ sâm, Phòng phong, Lộ phong phòng, Chích thảo. Lượng bằng nhau, sắc lấy nước rửa (Tẩy Độc Thang – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
- Trị lỵ ra máu không cầm: Khổ sâm, sao với Tiêu, tán nhuyễn thành bột. Tẩm với nước làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. mỗi lần uống 15 viên với nước cơm (Nhân Tồn Đường Kinh Nghiệm phương).
- Chữa mộng tinh, Di tinh, hoạt tinh, đới hạ có màu đỏ, đục: Khổ sâm Mẫu lệ phấn. Tán mịn thành bột. Lấy 1 dạ dày heo đực, cho 3 chén nước vào hầm thật nhừ, giã nát, trộn với thuốc bột làm viên như hạt bắp, uống với rượu ấm(Trư Đỗ Hoàn-Lưu Tùng Thạch Phương).