Cây Nhân Trần hay còn được gọi với tên khác là Chè Cát, Chè nội hay Hoắc hương núi…Đây là một loại thảo dược được các thầy thuốc Y học cổ truyền áp dụng trong nhiều bài thuốc đặc biệt hữu ích.
- Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cây Náng Hoa Trắng
- Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cây Sài Hồ Nam
- Công dụng trị bệnh từ thảo dược Thiên Ma
Nội dung bài viết
Sơ lượt thông tin về cây Nhân Trần
Nhân Trần là một loại cây thuộc họ , cây có tên khoa học là . Nhân trần mọc chủ yếu ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới. Bên cạnh đó, thảo dược này có thể tìm thấy ở một số đảo lớn ở Châu Âu. Ở Việt Nam, hoắc hương núi mọc hoang và được trồng nhiều ở các vùng đồi núi như Bắc Giang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc,…
Nhân trần là loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao 0.5 đến 1 m. Thân cây tròn có nhiều lông. Toàn thân và lá có mùi thơm. Lá cây nhân trần có hình trái xoang, mọc cách, có lông và gân lá, mép lá có răng cưa.. Hoa nhân trần có mọc thành chụm ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hoa nhân trần có màu tím với đài hoa có 5 răng xếp thành hình chuông. Quả nang dạng hình trứng, chứa hạt có màu vàng.
Theo bác sĩ Y học cổ truyền cho biết, cây Nhân Trần có chứa một số thành phần hóa học như nhiều tinh dầu với các thành phần hóa học như capilen, pinen, xeton. Ngoài các hoạt chất này, nhân trần có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa flavonoid, chất cumarin và polyphenol.
Cây Nhân Trần và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích
Chữa viêm gan vàng da cấp tính có sốt: Sử dụng 100g nhân trần, 30g đường trắng và 50g bồ công anh. Đem tất cả các vị thuốc này sắc nước và uống trong ngày. Ngoài giúp cải thiện triệu chứng viêm gan vàng da cấp tính có sốt, bài thuốc này còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm đường mật cấp tính hoặc khắc phục tình trạng nước tiểu có màu vàng sẫm,…
Công năng lợi tiểu: Sử dụng 30g nhân trần và 30g râu ngô đem sắc nước và uống trong ngày. Thường xuyên sử dụng giúp cải thiện chứng tiểu rát, khó tiểu, bí tiểu hoặc tiểu dắt,…
Giúp giảm huyết áp: Dùng 30g nhân trần hãm trong ấm nước nóng và dùng uống hàng ngày giúp ổn đinh huyết áp.
Chữa viêm hoặc ngứa da: Sử dụng 30g nhân trần và 15g lá sen đem phơi hoặc sấy khô rồi tán bột mịn. Mỗi lần dùng 3g pha trong nước ấm, thêm mật ong và uống.
Lợi thấp và làm tiêu tan màu vàng ở da: Sử dụng 24 g nhân trần sắc uống với 8 gram đại hoàng và 12g chi tử.
Sát trùng vết thương và hỗ trợ máu khó đông: Theo dược học cổ truyền, dùng một nắm lá cây nhân trần đem rửa sạch và giã nát. Sau đó đắp lên vết thương giúp giảm sưng và kháng khuẩn. Đồng thời, cách làm này còn giúp cầm máu ở những bệnh nhân có vết thương nhưng mắc bệnh máu khó đông.
Trị viêm gan cấp hoặc mạn tính gây vàng da: Sử dụng 30g nhân trần sắc thuốc, lấy nước và lọc bỏ bã. Tiếp đó, lấy phần nước cho 50g gạo lức đã được làm sạch vào nấu cháo. Khi cháo chín, thêm đường và ăn.
Mát gan và thanh nhiệt: Sử dụng nhân trần, bông mã đề và bán biên liên, mỗi vị một lượng bằng nhau đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó, đem tán mịn và trộn đều với nhau. Mỗi lần uống lấy 50 gram bột hòa tan với nước đun sôi để nguội và dùng.
Giúp cải thiện tình trạng đau đầu, say nắng và sốt: Sử dụng 1 nắm nhân trần và hành tăm đem sắc nước và uống.
Chữa sốt, vàng da: Sử dụng 16 gram nhân trần, 12g lá cối xay và 16 gram lá vọng cách đem sắc thuốc và uống. Sử dụng liên tục trong 3 đến 4 ngày giúp điều trị sốt và vàng da.
Chữa đau mắt hoặc mắt sưng đỏ: Sử dụng 1 nắm lá nhân trần sắc chung với 1 nắm lá mã đề. Uống nước thuốc cho đến khi mắt hết đau hoặc đỏ thì ngưng.
Chữa viêm gan ở giai đoạn có di chứng khó tiêu, chán ăn hoặc đầy bụng: Sử dụng 500g nhân trần, 250g quất bì và 500g mạch nha đem sấy khô và tán vụn. Mỗi ngày dùng 60g hãm trong nước sôi và uống trong ngày.
Chữa chân tay ra nhiều mồ hôi, lạnh: Sử dụng 12g can khương, 24g nhân trần và 4g phụ tử chế. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống liên tục từ 3 đến 4 ngày để kiểm soát triệu chứng bệnh.
Giúp đẩy lùi tình trạng mệt mỏi, sắc mặt u ám, không muốn ăn: Sử dụng 15g nhân trần sắc chung với gừng khô thái lát, táo tàu và đường đỏ. Uống nước và ăn táo, sử dụng 5 đến 7 ngày để có tác dụng tốt.
Những điểm cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc từ Nhân Trần
Khi sử dụng dược liệu Nhân Trần để điều trị bệnh, các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cũng khuyến cáo người bệnh nên lưu ý những điều sau:
- Không nên kết hợp nhân trần với cam thảo. Bởi nhân trần có tính chất đào thải nước còn cam thảo lại giữ nước. Chính vì vậy, khi pha chung hai thảo dược này với nhau chúng có thể gây tương tác thuốc, không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tăng tác dụng phụ.
- Nhân trần có tác dụng giúp hồi phục sức khỏe ở phụ nữ sau sinh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều lượng có thể gây phản ứng ngược, làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể khiến mẹ bị mất sữa.
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng nhân trần khi chưa có sự cho phép từ thầy thuốc.
- Thuốc có tác dụng thanh nhiệt và làm mát gan nhưng người không mắc các bệnh lý về gan không nên sử dụng hàng ngày. Bởi việc thường xuyên sử dụng thảo dược này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương ở gan. Bên cạnh đó, nhân trần có tính lợi tiểu, sử dụng liên tục có thể gây mất nước và mất chất cân bằng điện giải khiến cơ thể mệt mỏi.
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo về thảo dược Nhân Trần. Nếu có nhu cầu sử dụng Nhân Trần để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn cụ thể liều dùng.