Bạch cập được sử dụng như loại thảo dược quý trong y học cổ truyền. Bộ phận rễ chính là phần chính được sử dụng chủ yếu để làm thuốc có tác dụng điều trị thổ huyết, chảy máu cam, loét dạ dày, sưng tẩy, mụn nhọt, các vết thương ngoài da,…
- Vị thuốc đông y Bồ hoàng giúp bảo vệ hệ tim mạch rất tốt
- Thiên niên kiện – Dược liệu quý chữa đau nhức xương khớp hữu hiệu
- Cúc tần – Vị thuốc quý với vô vàn công dụng
Bạch cập được dùng để chữa loét dạ dày hiệu quả
Nội dung bài viết
Đặc điểm cây Bạch cập
Bạch cập có tên khoa học là Bletia hyacinthine R.Br. ex Ait, mọi người thường gọi là liên cập thảo, địa sinh sống lâu năm. Đây là cây thân rễ chia nhánh hình cầu, dẹt xếp thành chuỗi lá dài có bẹ mọc ốp vào nhau. Cây có hoa màu tím mọc thành chùm ở ngọn, quả có hình thôi, than rễ dùng củ để làm thuốc thường được thu hoạch vào mùa đông.
Người ta sẽ cắt đi phần gốc thân và rễ con đem rửa sạch rồi nhúng nước sôi cho đến khi mặt trong và rễ có màu trắng đục. Bóc vỏ để phơi ngoài nắng nhẹ hoặc sấy khô nhỏ lửa.
Các bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết bạch cập được sử dụng để làm dược liệu có hình bánh dẹt, ngạnh, có vân nhỏ đồng tâm bên ngoài, cứng ngắc, khó bẻ gẫy, mặt cắt như chất sừng. Những loại củ bạch cập mập, dày, có màu trắng đục tạo thành khối đặc rắn dùng làm thuốc rất tốt. Trong bạch cập có thành phần tinh bột chiếm đến 30%, chất nhầy cùng các tinh dầu.
Dược liệu có hình bánh dày dẹt phẳng, có ngạnh, mặt ngoài có vân nhỏ đồng tâm, chất cứng chắc, khó bẻ gãy, mặt cắt giống chất sừng. Thứ củ mập dày, màu trắng đục, chất đặc rắn là loại tốt. Thành phần hóa học của bạch cập gồm tinh bột 30%, chất nhầy và ít tinh dầu.
Bạch cập thuộc nhóm thuốc chỉ huyết có thể dùng để cầm máu hiệu quả. Bạch cập có vị ngọt đắng, hơi dính , tình hàn, không độc có công dụng bổ phổi, cầm máu, sinh cô, giúp làm tan các vết máu ứ, bầm dưới da. Mau chóng làm lành các vết thương được sử dụng để chữa các chứng loét dạ dày vô cùng hiệu quả.
Cách dùng bạch cập chữa loét dạ dày
Chữa loét dạ dày chính là công dụng phổ biến nhất của cây thuốc quý này. Người bệnh có thể dùng bạch cập kết hợp nhiều vị khác uống trong theo bài thuốc như sau:
Loét dạ dày kèm theo phân đen
Lấy 30g bạch cập, 20g mỗi vị hoài sơn, trầm hương. Đem các vị thuốc tán mịn thành bột, trộn hỗn hợp với nhau, cho thêm mật ong rồi vo thành viên, to bằng đầu ngón tay út. Mỗi lần uống 10-15 viên với nước ấm, ngày 2 lần.
Loét dạ dày kèm chảy máu
Dùng 50g bạch cập, 50g tam thất, đem tán nhuyễn thành bột, uống với nước ấm, ngày 2 lần, sử dụng đều đặn tình trạng viêm loét sẽ cải thiện đáng kể.
Bạch cập tươi chữa nứt nẻ chân tay
Một số bài thuốc khác sử dụng Bạch cập trong hỗ trợ trị bệnh
Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ, có rất nhiều bài thuốc sử dụng nguồn nguyên liệu bạch cập, nhưng phải kết hợp đúng thảo dược và dùng đúng liều lượng thì mới mang lại hiệu quả tối đa. Cùng tham khảo những bài thuốc sau.
Trị tay chân nứt nẻ
Mua bạch cập dược liệu về rửa sạch bỏ vào miệng nhai và bôi vào các vùng da bị nứt nẻ, tổn thương.
Trị lỡ đinh, mụn nhọt
Sử dụng 2 gram bạch cập rửa sạch và tán thành bột mang khuấy với nước. Vệ sinh da bằng nước muối sạch sẽ sau đó cho bột lên vùng da bị bệnh và dùng cố định lại. Dùng 2 lần mỗi ngày, sau 3 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Trị da tay, da chân nứt bởi trời lạnh
Thảo dược mang đi rửa sạch và phơi héo, nghiền thành bột mịn. Dùng bột thuốc trộn đều với nước và bôi vào vùng bị nứt. Sử dụng liên tục trong vòng 5 ngày sẽ khỏi hẳn, ngày sử dụng 2 lần.
Điều trị chân đau nhức
Thạch lựu bì và dược liệu mỗi thứ 8 gram đem cả 2 rửa sạch với nước, tán hỗn hợp thành bột mịn và trộn với mật để tạo thành những viên thuốc có kích thước bằng hạt đậu xanh. Dùng 3 viên một lần cùng với nước lá ngải pha ít giấm.
Lưu ý khi sử dụng bạch cập
Tuy là loại thuốc quý và hiệu quả cao, nhưng khi sử dụng cần phải hết sức chú ý và cẩn trọng. Bởi có một số thành phần sẽ phản ứng lại với những trường hợp kiêng kỵ. Điển hình như sau:
- Khi bị ung nhọt vỡ thì không được sử dụng.
- Những vị thuốc có tính hàn, vị đắng thì không nên sử dụng chung.
- Người ung thư phổi thời kỳ đầu, khái huyết do thực nhiệt và ngoại cảm không sử dụng.