Nội dung bài viết
Cây Thiên Niên Kiện còn được gọi với tên khác là Ráy Hương, Sơn thục hay Bao Kim…Đây là một loại Thảo Dược Trị Bệnh được các thầy thuốc áp dụng trong nhiều bài thuốc đặc biệt hữu ích.
- Bất ngờ công dụng trị bệnh từ cây Xấu Hổ
- Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cây Sài Hồ Nam
- Công dụng trị bệnh từ thảo dược Thiên Ma
Chia sẻ công dụng chữa bệnh từ thảo dược Thiên Niên Kiện
Sơ lượt thông tin về cây cây Thiên Niên Kiện
Thiên Niên Kiện là một loại cây thuộc họ Ráy (danh pháp khoa học: Araceae), cây có tên khoa học là Homalomena occulta Schott. Thiên niên kiện có xuất xứ từ Malaysia. Cây thường mọc hoang ở những vùng đất có độ ẩm cao như rừng mưa nhiệt đới, hai bên bờ suối,… Hiện nay cây đã được trồng để làm dược liệu ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Thiên niên kiện là cây thân thảo, vỏ màu xanh, đường kính khoảng 1 đến 2cm và sống nhiều năm. Thân rễ mập và có mùi thơm. Lá có cuống dài từ 16 đến 25cm, mọc so le, bề mặt lá mà xanh và nhẵn, chiều rộng khoảng 8 đến 11cm và dài từ 12 đến 15cm. Hoa mọc thành cụm, nở vào tháng 3 đến tháng 4 hằng năm. Quả mọng, có hình thuôn dài. Thiên niên kiện ra hoa vào tháng 4 đến 6 và sai quả vào tháng 8 đến 10 hằng năm.
Theo chia sẻ từ các dược sĩ, giảng viên chuyên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, cây Thiên niên kiện có chứa một số thành phần hóa học như khoảng 0.8 đến 1 % tinh dầu, trong tinh dầu có chứa 2 % este, terpineol, sabinen, a-terpinen, aldehyde propionic, acetaldehyt,…
Thiên Niên Kiện mọc hoang hay được trồng nhiều ở nước ta
Thiên Niên Kiện và một số bài thuốc trị bệnh hữu dụng
Chữa đau nhức xương khớp và thấp khớp: Sử dụng Bạch chỉ 8 g, thiên niên kiện 12 g và cốt toái bổ 10 g. Sau đó mang sắc uống, dùng hằng ngày.
Giảm đau lưng mỏi gối: Sử dụng Quả dành dành 8 g, thiên niên kiện 12 g và rễ bưởi bung 10g. Sau đó mang các vị ngâm với rượu, uống hằng ngày.
Trị đau mỏi xương khớp, tê bì chân tay ở người cao tuổi: Sử dụng Kim ngân hoa, thổ phục linh, thiên niên kiện, kế đầu ngựa, dây đau xương, cà gai leo, cở xước, hy thiêm và cây xấu hổ, mỗi vị bằng lượng nhau. Sau đó mang các vị rửa sạch, sau đó đun với nước theo tỷ lệ 1:1, đun thành siro hoặc chế thành rượu thuốc.
Chữa đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay: Sử dụng Thương nhĩ tử (sao vàng) 12 g, ngải cứu 12g, thiên niên kiện 12 g, thổ phục linh 18g, cỏ mực 16 g, hy thiêm 28g, rễ cỏ xước 40 g. Sau đó mang các vị sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.
Mạnh gân cốt và giảm đau nhức xương do tuổi tác cao: Sử dụng Hà thủ ô trắng, kê huyết đằng, thiên niên kiện và ngũ gia bì mỗi loại 50 g. Sau đó mang dược liệu ngâm với rắn cạp/ rắn hổ mang và rượu trong vòng 3 tháng. Sau đó dùng 1 chén nhỏ uống trong bữa ăn, sử dụng đều đặn trong nhiều tháng liền.
Chữa đau mỏi lưng và nhức đầu gối khi thời tiết lạnh: Sử dụng Dây chiều, đan sâm, xích thược, thiên niên kiện, độc hoạt, tang ký sinh, kê huyết đằng, thục địa, thổ phục linh, khương hoạt và đỗ trọng mỗi thứ 12 g, nhục quế 8g, hoài sơn 16 g, đảng sâm 20g, ngưu tất 10g. Mang sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa phong thấp: Sử dụng Ngưu tất 5 g, thiên niên kiện 10 g, mộc qua 15g và hy thiêm 20 g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Trị da nổi mẩn ngứa và dị ứng: Sử dụng Gừng, sả và thiên niên kiện mỗi vị 10 g. Mang sắc uống hết trong ngày.
Trị đau bụng kinh: Sử dụng Gỗ vang, rễ sim rừng, rễ bưởi bung, thiên niên kiện và rễ bướm bạc, các vị bằng lượng nhau. Sau đó mang các vị sắc lấy nước uống.
Thiên Niên Kiện với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người
Những điểm cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc từ Thiên Niên Kiện
Khi sử dụng dược liệu Thiên Niên Kiện để điều trị bệnh, các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng khuyến cáo người bệnh nên lưu ý rằng không sử dụng thiên niên kiện cho người bị nhức đầu, táo bón và âm hư nội nhiệt.
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo về thảo dược Thiên Niên Kiện. Nếu có nhu cầu sử dụng Thiên Niên Kiện để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn cụ thể liều dùng.