Nội dung bài viết
Cà độc dược không chỉ là loại cây thường mọc hoang hoặc trồng làm cảnh mà nó còn được biết đến là vị thuốc quý trong y học cổ truyền chữa được nhiều bệnh.
- Khám phá công dụng tuyệt vời từ quả dưa hấu
- Bồ công anh có tác dụng chữa bệnh hay không?
- Phụ nữ mang bầu không nên bỏ qua những vị thuốc Đông y nào?
Tìm hiểu về cây cà độc dược
Tìm hiểu về cây cà độc dược
Cây cà độc dược (có tên khoa học là Datura melel) là loại cây thuộc họ cà, thường mọc hoang hay được trồng làm cảnh. Loại cây này, cao khoảng 1- 1,5 m, cành non có nhiều lông mịn và sẹo lá.
Thân và cành cà độc dược màu xanh lục hay tím, có nhiều lông to. Lá cây mọc so le, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông. Cây cà độc dược có hoa to, màu trắng, hình loa kèn, thường ra hoa vào tháng 4 – 11 hằng năm. Quả hình cầu, nhiều hạt nhỏ, có gai, khi chín nứt theo 3 – 4 đường.
Theo Y học cổ truyền Sài Gòn, cây cà độc dược có tính ôn, vị cay, có độc nên có tác dụng khử phong thấp, định suyễn. Ngoài ra, cà độc dược có thể được sử dụng để chữa một số bệnh như: ho, hen, sưng chân, thấp khớp, chống co thắt giảm đau lở loét trong dạ dày, chữa trĩ, say sóng, say máy bay.
Một số thành phần hóa học có trong cà độc dược
Trong cây cà độc dược có chứa nhiều Alcaloid toàn phần ở lá: 0,1 – 0,5%, hoa: 0,2 – – 0,6%, rễ: 0,1 – 0,2 %, quả: 0,14%. Ngoài ra, loại cây này còn có thêm Scopolamin, hyoscyamin và vitamin C, Norhyoscyamin, Atropin. (Cô Hà Thị Hạnh – giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết).
Thêm vào đó, cây cà độc dược mang một số tác dụng dược lý như: làm nở khí đạo khi bị co thắt và phó giao cảm bị kích thích. Nếu ở bình thường, Atropin không tác dụng trên nhu động ruột và co thắt ruột. Sau đó, liều độc Atropin tác động lên não làm say hoặc nặng hơn là phát điên, sốt, hô hấp tăng, cuối cùng thần kinh trung ương bị ức chế và tê liệt.
Thành phần hóa học có trong cà độc dược
Tác dụng của hyoxin làm dãn đồng tử trong thời gian ngắn. Khác với Atropin, là khi ngộ độc thì hyoxin ức chế thần kinh nhiều hơn là kích thích. Chính vì thế, hyoxin được dùng ở khoa thần kinh để chữa cơn co giật của bệnh Pakinxon, phối hợp với atrpin để chống say phi cơ hoặc tàu thủy.
Các giảng viên Truong Cao dang Duoc Sai Gon cũng cho biết thêm, tác dụng của cà độc dược là công dụng của hyoxin và của Atropin. Trong đó, Atropin làm cơ vòng của mắt dãn ra vì thế nên đồng tử dãn. Đồng thời, nhãn cầu dẹt lại, áp lực mắt tăng lên. Sự tiết nước bọt, dịch vị, mồ hôi, dịch ruột ngừng lại.
Những lưu ý khi dùng cây cà độc dược
Ngoài những tác dụng nêu trên, cây cà độc dược còn được biết đến là vị thuốc trong đông y giúp trị bệnh hen khá hiệu quả. Mọi người có thể lấy hoa hoặc lá cà độc dược phơi khô, thái nhỏ, 1 phần kali nitrat sau đó cho vào giấy cuộn thành điếu thuốc lá, ngày hút 1 – 1,5g vào lúc có cơn hen thì sẽ thấy được hiệu nghiệm.
Tuy cà độc dược mang lại nhiều lợi ích như vậy nhưng các thầy thuốc trong y dược học cổ truyền cũng khuyến cáo rằng những ai bị bệnh tăng nhãn áp (glaucom) thì không nên dùng chế phẩm có thành phần cà độc dược. Thêm vào đó, lá cà độc dược chống chỉ định cho người hen suyễn do nhiễm trùng hô hấp, cao huyết áp, thiên đầu thống.
Lưu ý: khi sử dụng cây cà độc dược mà thấy có triệu chứng ngộ độc, phải lập tức dừng ngay. Nếu bị ngộ độc biểu hiện giãn đồng tử, tim đập nhanh, làm mờ mắt, giãn phế quản, khô môi họng, đến mức không nuốt được thì hãy nhưng dùng cà độc dược và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Nguồn: Y dược học cổ truyền