Category Archives: Bài thuốc dân gian

Home / Bài thuốc dân gian
494 Posts

Trinh nữ hoàng cung là một loại cây được trồng khá nhiều ở nước ta, đây được xem là một loại Dược học cổ truyền được sử dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh vô cùng hiệu nghiệm.

Bật mí công dụng trị bệnh từ thảo dược Trinh nữ hoàng cung

Bật mí công dụng trị bệnh từ thảo dược Trinh nữ hoàng cung

Thông tin cần biết về cây trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung hay còn được gọi với một số tên khác như thập bát học sỹ, Náng lá rộng, tỏi lơi lá rộng hay tỏi Thái Lan hay hoàng cung trinh nữ. Cây có tn khoa học là Crinum latifolium L, thuộc họ: Thuỷ tiên (Amaryllidaceae). Trinh nữ hoàng cung là loài bản địa của Ấn Độ, sau đó di thực sang khu vực Đông Nam Á và trồng rộng rãi ở một số quốc gia. Ở nước ta, cây có thể phát triển tốt ở khắp cả nước.

Về đặc điểm nhận biết Trinh nữ hoàng cung, các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết:

  • Đây là loại cây thuộc dạng thân cỏ, mọc thẳng, thân hành đường kính tương đương với một củ hành tây to. Các bẹ lá úp vào nhau có thể tạo thành thân giả có chiều dài khoảng 10cm đến 15cm
  • Lá trình nữ hoàng cung mỏng, có mép hình gợn sóng, chiều dài lá từ 80cm đến 100cm và chiều rộng trung bình khoảng 5 cm. Lá cây có gân chạy song song. Những lá ở sát đất có đầu bẹ màu đỏ tím.
  • Sống lá nổi rõ ở mặt dưới và tạo thành một cái rãnh ở mặt trên.
  • Hoa mọc thành tán. Thông thường sẽ có khoảng 6 đến 18 hoa mọc chung trên một cán dài khoảng 30-60cm. Cánh hoa trinh nữ hoàng cung dài, nở xòa ra 2 bên, màu trắng pha lẫn tím đỏ. Bao phấn hình sợi, nhị ngã, bầu hình ống chỉ.
  • Quả cây trinh nữ hoàng cung thường ra vào tháng 8 và 9 hàng năm, hình cầu
  • Củ con mọc ra từ thân hành. Có thể xuất hiện nhiều củ cùng lúc. Những củ này thường được tách ra và trồng sẽ phát triển thành cây con mới.

Trinh nữ hoàng cung được trồng phổ biến ở nước ta

Trinh nữ hoàng cung được trồng phổ biến ở nước ta

Trinh nữ hoàng cung và một vài bài thuốc điều trị bệnh

  1. Trị bệnh u xơ tử cung, rong kinh, chảy máu âm đạo, đau bụng dưới: Kết hợp lá trinh nữ hoàng cung, hạ thảo khô mỗi vị 20 g với 6 g hương tư tử, 8g hoàng cầm và 12 g rễ cỏ xước. Các vị thuốc trên hợp thành một thang sắc lấy nước đặc chia làm 3 phần đều nhau uống hết trong ngày.
  2. Giúp giảm đau khớp, chữa chấn thương, tụ máu bầm: Lấy thân hành ( củ ) trinh nữ hoàng cung về đem nướng cho nóng. Giã dập ra và đắp ngay vào nơi bị sưng đau, có máu bầm. Thực hiện mỗi ngày 2 đến 3 lần.
  3. Trị viêm loét dạ dày, u vú: Hái 3 lá trinh nữ hoàng cung tươi đem về rửa sạch, cắt khúc ngắn. Cho vào nồi sắc với 2 chén nước đến khi cạn còn nửa chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau bữa ăn chính trong ngày. Một liệu trình điều trị bệnh kéo dài 20 đến 25 ngày. Sau đó nghỉ 10 ngày rồi tiếp tục uống liệu trình mới.
  4. Chữa bệnh viêm phế quản, ho: Chuẩn bị các thành phần gồm lá trinh nữ hoàng cung, tang bạch bì mỗi vị 20 g, ô phiến 10g và cam thảo dây 6g. Đem sắc lấy 200 ml nước chia làm 3 lần uống.
  5. Chữa viêm họng hạt: Dùng 1/3 lá trinh nữ hoàng cung tươi và 3g rễ cây dằng xay. Đem 2 vị thuốc trên rửa và ngâm qua nước muối pha sẵn cho sạch. Khi bị viêm họng hạt lấy nhai với vài hạt muối ăn, nuốt nước từ từ cho thấm vào cổ họng, bỏ bã.
  6. Chữa u xơ tuyến tiền liệt, rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi: Chuẩn bị huyết giác và lá trinh nữ hoàng cung mỗi vị 20 g, rễ ngưu tất nam 12 g, Ba kích (sao muối) 10 g, hương tư tử 6 g. Nấu nước đặc uống 2 – 3 lần trong ngày.
  7. Chữa ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung: Lá trinh nữ hoàng cung và nga truật mỗi vị 20 g, lá đu đủ (phơi khô) 50 g và 10g xuyên điền thất. Cho thuốc vào siêu, thêm 3 chén nước sắc lấy 1 chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau các bữa ăn chính.
  8. Trị mụn nhọt: Dùng trinh nữ hoàng cung và bèo cái mỗi loại 20g, cườm thảo đỏ 6g. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thuốc uống vào buổi sáng, trưa, tối. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp 20 g lá trinh nữ hoàng cung với 6 g cườm thảo đỏ và 20 g kim ngân hoa. Sắc thuốc chia làm 2 – 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.
  9. Chữa dị ứng da, nổi mẩn ngứa

Dùng 20g lá trinh nữ hoàng cung, 20 g ngân hoa thán, 12 g ké đầu ngựa, 6 g cườm thảo đỏ. Các vị thuốc trên hợp thành một thang sắc lấy nước đặc chia 3 lần uống vào buổi sáng, trưa, tối.

Trinh nữ hoàng cung được sử dụng vào nhiều bài thuốc

Trinh nữ hoàng cung được sử dụng vào nhiều bài thuốc

Những điểm kiêng kỵ khi dùng cây trinh nữ hoàng cung

Ngoài những lợi ích mà cây trinh nữ hoàng cung mang lại thì các bác sĩ Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Pasteur cũng khuyến cáo với một số trường hợp nên tránh sử dụng trinh nữ hoàng cung như:

Không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai, bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan thận nặng. Không ăn rau muống hay đậu xanh trong quá trình điều trị bệnh bằng dược liệu này. Bên cạnh đó, cũng không nên tự ý dùng trinh nữ hoàng cung chữa bệnh mà chưa thông qua ý kiến thầy thuốc, bác sĩ. Việc dùng thuốc không đúng liều lượng hoặc phối hợp sai vị có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

Cây hoắc hương hay còn được biết đến với tên gọi khác là quảng hoắc hương hay Thổ hoắc hương, đây là một loại thảo dược trị bệnh được xếp vào nhóm dược liệu thiên nhiên có công năng trị bệnh cực kỳ hữu ích.

Bật mí công dụng trị bệnh thì cây Hoắc hương

Tìm hiểu thông tin sơ lược cây hoắc hương

Hoắc hương là loại cây thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae), có tên khoa học là Pogos cablin (Blanco) Benth. Hoắc hương có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Mauritius, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Tây Phi.

Đây một loại cây thân thảo, sống lâu năm, cây cao khoảng 30cm đến 60 cm. Thân cây hoắc hương có hình trụ vuông, chia thành nhiều nhánh dài khoảng 40cm đến 50 cm, đường kính khoảng 2 đến 7 mm, có nhiều lông tơ mềm. Cành giòn, dễ gãy, mặt gãy thường lộ rõ phần tủy. Thân cây già có lớp sần bám xung quanh, màu nâu xám. Hoắc hương có lá hình elip, mọc đối xứng, dài khoảng 4cm đến 9 cm, rộng 3 cm đến 7 cm, cả 2 mặt lá đều có lớp lông mềm, màu trắng xám, chóp lá hơi nhọn hoặc tròn, mép lá có răng cưa. Lá hoắc hương có mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng. Hoa hoắc hương có màu hồng hoặc tím nhạt, mọc ở phần ngọn cành hoặc nách lá. Quả bé, có hạt cứng. Mùa hoa quả hoắc hương thường rộ vào tháng 5 đến 6, nhưng rất hiếm khi gặp cây nở hoa.

Theo như chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, dược liệu hoắc hương có chứa một số thành phần hóa học chủ yếu như 1,2 % tinh dầu, 45 % alcohol patchoulic, 50 % patchoulen, cadinen, benzaldehyd, aldehyd cinnamic, eugenol, sesquiterpen, epiguaipyridin.

Hoắc hương và một số bài thuốc trị bệnh

Hoắc hương hay mọc hoang hoặc được trồng để làm thuốc

Hoắc hương hay mọc hoang hoặc được trồng để làm thuốc

1. Chữa nôn ói do thấp hàn bên trong

  • Bài 1: Dùng lá hoắc hương, trần bì, chế bán hạ mỗi vị 10 g, đinh hương 2 g đem đi sắc uống. Thực hiện liên tục bài thuốc, mỗi ngày 1 lần cho đến khi dứt điểm triệu chứng.
  • Bài 2: Đẳng sâm, hoắc hương, xích phục linh, thương truật, hậu phác mỗi vị khoảng 10 g, trần bì, bán hạ mỗi vị 5 g, cam thảo 3 g, gừng tươi 3 lát đem sắc lấy nước uống. Sử dụng thuốc khi còn ấm.
  • Bài 3: Hoắc hương, chế bán hạ mỗi vị 10g, trần bì, thương truật mỗi vị 6 g đem đi sắc uống. Bài thuốc này có tác dụng cải thiện chứng viêm đường ruột thể hàn thấp.

2. Chữa viêm da cơ địa bội nhiễm

Người bệnh có thể sử dụng hoắc hương độc vị hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như hoàng tinh, đại hoàng, tao phàn để làm thuốc. Tán mịn các nguyên liệu thành bột mịn, sau đó trộn đều với nhau và đem ngâm với giấm khoảng 1 tuần. Lọc bỏ phần xác, dùng hỗn hợp này để ngâm tay và chân, mỗi lần ngâm khoảng 30phút.

3. Chữa ngoại cảm hàn thấp

Bệnh nhân thường có triệu chứng tức ngực, đau đầu, đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn, phân lỏng có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc sau đây:

  • Bài 1: Hoắc hương, bội lan mỗi vị 10 g cũng sắc lấy nước để uống. Bài thuốc này thích hợp sử dụng trị cảm thương hàn, đau nặng đầu, tức ngực, buồn nôn, biếng ăn,…
  • Bài 2: Hoắc hương, đại phúc bì, khương bán hạ, phục linh mỗi vị 10 g, bạch chỉ, tô tử, hậu phát, cát cánh, sinh khương mỗi vị 6 g, trần bì 5g, cam thảo 3 g, đại táo 10 g đem đi sắc lấy nước uống.

4. Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Lấy khoảng 120 g hoắc hương khô đem tán bột mịn, cho thêm mật heo với lượng vừa đủ để vo viên. Mỗi lần dùng khoảng 3 g. Ngày sử dụng 2 lần với nước ấm. Kiên trì thực hiện khoảng 2 đến 4 tuần.

Hoắc hương được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích

Hoắc hương được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích

5. Chữa chứng đau bụng do đầy hơi

Dùng hậu phát, hoắc hương, mộc hương, chỉ thực mỗi vị 10 g, sa nhân 5 g, trần bì 3 g để sắc lấy nước uống.

6. Chữa khó tiêu, bụng sôi

Dùng hoắc hương, hoa cây đại, thạch xương bồ mỗi vị 12 g, bưởi đào đốt cháy khoảng 6 g. Tất cả nguyên liệu đem đi tán mịn, mỗi lần dùng khoảng 2 g vào trước bữa ăn khoảng 20phút. Ngày sử dụng 3 lần. Bên cạnh đó, có thể sử dụng hoắc hương dưới dạng hãm trà để uống theo liều lượng đã chỉ định trên. Tuy không mang lại hiệu quả điều trị bệnh dứt điểm nhưng hoắc hương có khả năng cải thiện bệnh khá tốt.

Những điểm cần kiêng kỵ khi dùng hoắc hương

Theo các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết hoắc hương chống chỉ định với một số đối tượng gồm Phụ nữ mang thai và cho con bú; Trẻ em và Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với dược liệu. Bên cạnh đó, các bạn cần lưu ý một số điều khi dùng hoắc hương như sau:

  • Dược liệu này còn làm ảnh hưởng đến kết quả đo huyết áp, nhất là đối với những người có huyết áp thấp. Đừng nên sử dụng dược liệu này trước khi thực hiện đo huyết áp.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp, nhịp tim, xét nghiệm gan định kỳ để theo dõi tình trạng độc tố tích tụ trong gan.
  • Bảo quản và sử dụng dược liệu đảm bảo, không nên sử dụng dược liệu bị ẩm mốc, có mùi khác lạ.
  • Không sử dụng hoắc hương trước khi phẫu thuật khoảng 2 tuần.

Hy vọng rằng những thông tin về thảo dược hoắc hương do các giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ trên đây có thể giúp ích cho bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức hay về những dược liệu chữa bệnh hữu dụng.

Ba chạc là một loại cây thuộc họ Cam, đây là một loại thảo dược trị bệnh được các bác sĩ Y học cổ truyền áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh vô cùng hữu ích.

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây Ba Chạc

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây Ba Chạc

Thông tin cần biết về cây Ba Chạc

Ba chạc hay còn được sử dụng với một số tên khác như dầu dầu, dầu dấu, chè cỏ, bí bái, mạt, tam xoa khổ, tam nha khổ, chè đắng, chằng ba…Đây là một loại cây thuộc họ cam ( Rutaceae ), chi Melicope, có tên khoa học là Euodia lepta (Spreng) Merr.

Cây ba chạc sinh trưởng chủ yếu trên các đồi cây bụi. Bên cạnh đó, cây cũng được tìm thấy ở rìa rừng, các khu rừng mọc thưa thớt hoặc một số tỉnh miền núi nước ta ( Điện Biên, Sơn La hay Lâm Đồng…). Ba chạc là cây thân gỗ có chiều cao trung bình từ 2 m – 8m. Khi phát triển, cây đâm nhiều nhánh con có màu đỏ tro. Lá kép, màu xanh, mọc đối, hình trái xoan, có cuống dài bao gồm 3 lá chét, lá non chứa nhiều lông mịn. Hoa ba chạc thường phát triển vào tháng 4 và tháng 5. Chúng mọc thành cụm màu trắng nhỏ li ti đâm ra ở nách các lá và có kích thước ngắn hơn so với lá.
Vào tháng 6 tháng 7, cây sẽ cho quả. Quả đơn khô ( quả nang), hình trái xoan, mọc thành cụm thưa có cạnh ngoài nhăn nheo chứa từ 1 – 4 hạch nhẵn. Quả non màu xanh, khi chín có màu đỏ
Hạt bóng, hình cầu, màu đen lam có đường kính cỡ 2 mm

Phân tích thành phần hóa học của các giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Y Pasteur từ cây ba chạc cho biết: Trong rễ ba chạc chứa alcaloid. Đây là hợp chất chứa dị vòng nito được tìm thấy ở nhiều loại thực vật, có tính kiềm. Trong lá ba chạc chủ yếu chứa tinh dầu

Một số bài thuốc chữa bệnh hữu dụng từ Ba Chạc

1. Trị bệnh ghẻ, chốc đầu

Nấu 1 nắm lá ba chạc lấy nước đặc tắm rửa vùng da tổn thương. Dùng lá dưới dạng tươi hoặc khô.

2. Chữa rối loạn kinh nguyệt

Lấy 12 g rễ ba chạc sắc lấy 400 ml nước chia làm 3 phần đều nhau uống hết trong ngày. Lưu ý uống thuốc trước khi hành kinh 15 ngày.

3. Trị chán ăn, bồi bổ cơ thể, cải thiện khả năng tiêu hóa

Dùng 10g đến 15 g rễ ( có thể thay thế bằng thân vỏ) nấu với 1 lít nước chia làm nhiều lần uống trong ngày. Dùng thuốc đều đặn trong 30 ngày liên tục.

Ba chạc là một loại cây mọc chủ yếu ở đồi núi

Ba chạc là một loại cây mọc chủ yếu ở đồi núi

4. Trị tổn thương ngoài da, tiêu viêm kích thích lên da non

Dùng 2 phần lá ba chạc tươi và một phần cỏ nhọ nồi. Đem giã và đắp vào tổn thương tương tự như khi cầm máu. Qua ngày hôm sau thay thuốc mới.

5. Trị phong thấp, đau nhức xương khớp

  • Cách 1: Lấy 15 g rễ (hay vỏ cây)sắc với 1 lít nước uống thay thế một phần nước lọc trong ngày hoặc ngâm rượu uống.
  • Cách 2: Chuẩn bị một số nguyên liệu gồm ba chạc, cốt khí, bưởi bung, kim lê, độc lực, rẻ gấc, cà vạnh, lá lốt, dây chỉ, lá cà phê mỗi vị 15 g. Trộn lẫn chúng với nhau và cho vào ấm sắc với 600 ml. Canh cho đến khi thuốc còn lại 100 ml thì gạn ra chia uống 2 lần.
  • Cách 3: Dùng 1 nắm lá ba chạc dạng tươi, 1 nắm lá tầm gửi thu hái từ cây sau sau. Rửa sạch các nguyên liệu trên, ngâm trong nước muối 20 phút rồi giã nát, đắp vào khu vực bị đau nhức trên cơ thể mỗi ngày 1 lần. Một liệu trình dùng thuốc kéo dài trong 7 đến 10 ngày.

6. Trị ngộ lá ngón, giải độc gan

Chuẩn bị 15g – 20 g ba chạc ( dùng lá, vỏ thân hay rễ đều được). Sắc nước uống.

7. Kích thích tiêu hóa, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh

Dùng 16 g lá sắc cùng 6 bát nước. Sắc lửa nhỏ liu riu trong 30 phút cho đến khi nước cạn còn 3 chén. Chia uống làm 3 lần/ngày. Ngày dùng 1 thang liên tục trong 7 ngày.

8. Khả năng phòng ngừa cảm cúm, viêm não

Nguyên liệu cần có: Ba chạc, đơn buốt và cúc chỉ thiên mỗi vị 15 g, rau má 30 g. Sắc bằng nồi đất uống mỗi ngày 1 thang.

9. Chữa nổi mẩn ngứa trên da

Hái 50g – 100 g lá và cành non của cây bá chạc đem về rửa qua nhiều lần nước cho thật sạch. Cho hết vào nồi nấu cùng 5 lít nước trong ít nhất 30 phút. Khi sử dụng, gạn lấy nước để nguội dùng tắm. Trong lúc tắm lấy bã chà nhẹ vào khu vực nổi mẩn ngứa trên da. Mỗi ngày tắm một lần cho đến khi da được chữa lành hoàn toàn.

Ba chạc được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh vô cùng hữu ích

Ba chạc được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh vô cùng hữu ích

10. Cầm máu vết thương

Kết hợp lá ba chạc tươi với cỏ nhọ nồi theo tỷ lệ 1:2. Rửa sạch thuốc, giã nát đắp vào nơi cần điều trị rồi băng lại.

11. Chữa viêm họng, đau họng, sốt co giật

Mỗi ngày sắc 20 – 40g lá uống hoặc dùng dưới dạng cao.

12. Chữa đau nhức xương khớp, đau gân, liệt nửa người

Dùng 4g  – 12 g rễ khô sắc uống. Có thể thay thế rễ bằng vỏ thân.

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng cây Ba Chạc

Trong quá trình chữa bệnh bằng ba chạc các giảng viên khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng khuyến cáo các bạn cần lưu ý:

  • Thăm khám và hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng Bạ Chạc.
  • Tuân thủ đúng liều lượng cho phép. Tránh sử dụng thuốc trong nhiều tháng liên tục.
  • Đối với mỗi chứng bệnh, nên có chế độ kiêng cữ thích hợp để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của ba chạc.
  • Thông báo cho Bác sĩ biết tất cả các loại tân dược, sản phẩm bổ sung bạn đang sử dụng nhằm tránh hiện tượng tương tác thuốc.

Chùm bao hay còn được gọi với tên quen thuộc khác là nhãn lồng, đây là một loại dây leo được xem là một loại thảo dược trị bệnh với nhiều công dụng cực kỳ tuyệt vời.

Dùng cây Chùm Bao chữa bệnh, liệu bạn có biết?

Dùng cây Chùm Bao chữa bệnh, liệu bạn có biết?

Thông tin sơ lược về cây Chùm bao

Chùm bao là một loại cây thuộc dạng thân leo, có nhiều tua cuốn, bên trong rỗng thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Cây có tên khoa học là Passiflora foetida L. Chùm bao còn được gọi với một số tên khác như Lạc tiên, nhãn lồng, tây phiên liên, dây bầu đường…Cây chùm bao thuộc loài liên nhiệt đới, thường mọc hoang ở những nơi có bụi rậm, dễ leo quấn. Ngoài ra, cây còn được trồng tại một số vườn thuốc để làm dược liệu.

Lạc tiên. Toàn cây có lông mềm, lá dài khoảng 7 cm, rộng khoảng 10 cm, chia thành 3 thùy nhọn, mọc so le. Các tua cuốn thường mọc ở các nách lá, hoa màu trắng, có tràng phụ hình sợi, màu tím. Quả lạc tiên hình tròn, được bao bọc bởi lá bắc. Quả chùm bao sống có màu xanh vị chua, quả chín vàng có vị ngọt, ăn được.

Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, trong Chùm Bao có chứa 3 thành phần hóa học chính gồm Alcaloid, Flavonoid, và Saponin.

Chùm Bao và một số bài thuốc trị bệnh cần biết

Cây Chùm Bao chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh:

  • Dùng khoảng 16 g Chùm Bao sắc lấy nước uống mỗi ngày. Uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
  • Hoặc có thể kết hợp Chùm Bao với lá vông, lá dâu, tâm sen để nấu thành cao lỏng. Mỗi ngày dùng khoảng 4 – 5g cao lỏng để uống, sử dụng trước khi đi ngủ.

Khắc phục chứng ghẻ ngứa, viêm da: Dùng khoảng 100 g Chùm Bao tươi hoặc khô nấu với 2 lít nước. Để nước nguội thì dùng tắm hoặc rửa lên vùng da viêm ngứa.

Chùm bao là một loại dây leo hay mọc hoang

Chùm bao là một loại dây leo hay mọc hoang

Khắc phục chứng bệnh lỵ: Dùng khoảng 60 g quả lạc tiên đem rửa sạch, sắc lấy nước. Pha thêm chút đường và chia thành 2 lần uống trước bữa ăn.

Chữa mất ngủ, trợ tim, thư giãn thần kinh: Chuẩn bị 12 g hạt sen, 15g cỏ mọc, 20 g Chùm Bao, 10g cỏ tre, 10g lá dâu, 12g lá vông nem, 6g cam thảo, 6g xương bồ, 10g táo nhân sao. Cho các dược liệu vào ấm, sắc với 600 ml nước với lửa nhỏ. Đợi cho đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì chia thành 2 lần và uống trong ngày. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng.

Thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan: Chuẩn bị khoảng 500 g quả Chùm Bao chín đem đi bổ đôi, nạo lấy phần ruột và đem ép lọc lấy dịch quả. Hòa khoảng 250 g đường với 200 ml nước sôi để cho nguội. Cho phần nước ép quả Chùm Bao vào nước đường và trộn đều. Nước ép quả Chùm Bao có mùi thơm khá đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin B 2 rất cần thiết cho việc thanh lọc cơ thể.

Những điều cần biết khi sử dụng Chùm Bao

1. Đối tượng không nên sử dụng Chùm Bao

Chưa có bằng chứng cụ thể về việc sử dụng Chùm Bao đối với một số trường hợp:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú. 
  • Người chuẩn bị phẫu thuật.

2. Tương tác thuốc với Chùm Bao

Chùm bao được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh hữu ích

Chùm bao được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh hữu ích

Chùm Bao có khả năng tương tác với một số loại thuốc như:

  • Thuốc an thần: lorazepam (Ativan®), phenobarbital (Luminal®), secobarbital (Seconal®), zolpidem (Ambien®), clonazepam (Klonopin®) hoặc pentobarbital (Nembutal®).
  • Thuốc chống đông máu: clopidogrel (Plavix®), aspirin, warfarin (Coumadin®).
  • Thuốc MAOI: phenelzine (Nardil®), tranylcypromine (Parnate®), isocarboxazid (Marplan®).

Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị nào khác, có thể trao đổi với bác sĩ khi có ý định sử dụng Chùm Bao.

3. Một số lưu ý khi sử dụng Chùm Bao

  • Sử dụng dược liệu Chùm Bao đúng liều lượng quy định.
  • Không sử dụng dược liệu Chùm Bao bị ẩm mốc, có mùi lạ.
  • Không được tự ý kết hợp thuốc với thảo dược Chùm Bao khi chưa được chỉ định cụ thể.

Một số thông tin và tác dụng của Chùm Bao trên đây do các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Pasteur chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn đọc có thể tìm thấy thông tin hữu ích về loại thảo dược này.

Hoa bách hợp là một loại cây thảo mọc hoang hay còn được gọi với tên khác như cánh hoa li ly. Đây là một loại thảo dược được áp dụng vào nhiều bài thuốc dân gian vô cùng hữu ích.

Hoa bách hợp - Thảo dược với nhiều công dụng trị bệnh hữu ích

Hoa bách hợp – Thảo dược với nhiều công dụng trị bệnh hữu ích

Thông tin sơ lược về Hoa bách hợp

Hoa bách hợp là cây thuộc ho Hành (Liliaceae) có tên khoa học là Lilium brownii var. colchester Wils. Loại loại thảo mọc hoang ở nhiều vùng núi cao ở nước ta, xuất hiện nhiều ở Trung Quốc.

Cây hoa bách hợp thuộc cây thân thảo có chiều cao từ 0.5m – 1 m và có thể sống trong nhiều năm. Thân cây thường có màu trắng đục có khi phới hồng và thường rất dễ gãy. Phần lá của cây mọc so le có chiều dài khoảng từ 2cm – 15cm, còn phần chiều rộng khoảng từ 0.5 đến 3.5 cm. Phần hoa thường mọc ở đầu cành với từ 2 – 6 hoa to có chiều dài từ 14cm đến 16cm. Phần quả thuộc nhóm quả nang có 3 ngăn bên trong có nhiều hạt nhỏ hình trái xoan.

Hoa bách hợp và một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích

Để nêu rõ những lợi ích mà Hoa bách hợp mang lại với sức khỏe con người, bài viết này các bác sĩ Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur xin liệt kê một số bài thuốc trị bệnh từ Hoa bách hợp như sau:

Chữa cho các trường hợp buồn bực, ho lâu, hồi hộp, mất ngủ: Chuẩn bị nguyên liệu: 20 g hoa bách hợp, 20g sinh địa, 20 g mạch môn và 5 g tâm sen. Dùng nguyên liệu sắc với nước rồi uống hết trong ngày.

Hoa bách hợp là một loại thảo dược thường mọc hoang

Hoa bách hợp là một loại thảo dược thường mọc hoang

Khả năng kháng virus HIV: Khả năng này đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả. Do có nhiều protein, chất béo, hoạt chất colchicine… giúp giảm hoạt động của virus HIV. Bạn tiến hành bài thuốc như sau: Chuẩn bị: 15 g hoa bách hợp, 15g sinh địa, 20g tiên hạc thảo, 20 g bạch hoa xà thiệt thảo, 10g cát cánh, 10 g huyền sâm, 10g mạch môn, 10 g bạch thược. Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc rồi sắc lên để dùng mỗi ngày.

Chữa đau dạ dày mạn tính: Chuẩn bị: 30 g hoa bách hợp và 10g ô thược. Dùng tất cả nguyên liệu sắc lên và uống hết trong ngày.

Công dụng dưỡng tâm an thần: Chuẩn bị 24 g hoa bách hợp và 12 g tri mẫu. Dùng hai nguyên liệu sắc uống hết trong ngày.

Công dụng nhuận phổi trừ ho: Chuẩn bị nguyên liệu: 4 g hoa bách hợp, 4g đương quy, 4g bạch thược, 4 g xuyên bối mẫu, 12g thục địa, 8 g sinh địa, 3g huyền sâm, 6g mạch môn, 4 g cam thảo và 3g cát cánh. Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc, sắc lên và uống hết trong ngày.

Chữa đau ngực, thổ huyết: Dùng hoa bách hợp tươi giã nát rồi vắt lấy nước uống.

Chữa viêm phế quản: Chuẩn bị nguyên liệu: 30 g hoa bách hợp, 10g mạch môn, 10 g thiên môn đông, 8g bách bộ, 12g tang bạch bì, 15 g ý dĩ nhân. Dùng tất cả nguyên liệu nấu với 1000 ml nước cho đến khi còn 400 ml nước thì tắt. Dùng uống hết trong ngày.

Chữa đại tiện ra máu: Dùng hạt bách hợp tẩm với rượu rồi sao lên cho vàng. Tán nhỏ rồi dùng từ 6 đến 12 g để uống mỗi ngày.

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng hoa bách hợp

Hoa bách hợp mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Hoa bách hợp mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Bên cạnh những lợi ích mà hoa bách hợp mang lại đối với sức khỏe con người thì các dược sĩ khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng khuyến cáo không nên dùng hoa bách hợp trong các trường hợp sau:

  • Cần thận trọng khi sử dụng cho người có tiền sử dị ứng với thảo dược hoặc đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Kể cả đó là thuốc không kê toa, thuốc đông y hoặc thực phẩm chức năng.
  • Tỳ vị yếu, tiêu chảy.
  • Khi sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Người ho do phong hàn thì cũng không nên dùng.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo về kiến thức đông y, để đạt được kết quả tốt nhất mà không để lại những tác dụng không mong muốn các bạn nên thông qua ý kiến của các bác sĩ.

Tâm Sen và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Tâm Sen là chồi non nằm trong hạt sen được các dược sĩ cổ truyền sử dụng trong rất nhiều các bài thuốc điều trị bệnh khác nhau.

Tâm sen là chồi mầm nằm trong hạt sen

Tâm sen là chồi mầm nằm trong hạt sen

Đặc tính của Tâm Sen

Theo các chuyên gia Y học cổ truyền tại Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết thì tâm sen là chồi mầm nằm trong hai lá mầm (hạt sen), có màu xanh, tên thuốc y học cổ truyền gọi là liên tâm hay liên tử tâm, có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh tâm, an thần, chữa mất ngủ, khát nước sau đẻ do hư nhiệt, giải nhiệt, trừ cảm nắng. Thường dùng đơn độc hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc cổ truyền hay từ Tâm Sen

  • Bài thuốc An thần, gây ngủ

Tâm sen 5g, lá vông 20g, táo nhân 10g, hoa nhài tươi 10g. Tâm sen sao thơm; táo nhân sao đen, đập dập; lá vông sấy khô, tán bột. Tất cả trộn đều, hãm với 1 lít nước, cho hoa nhài vào khi nước thuốc còn ấm, rồi uống làm nhiều lần trong ngày.

  • Bài thuốc chữa mất ngủ do nóng trong, tiểu ít

Tâm sen 8g, cam thảo 5 tán bột, hãm với nước sôi uống trong ngày sẽ cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.

  • Chữa khó ngủ, tâm phiền, hồi hộp, lo âu

Tâm sen 8g, hạt muồng 20g sao khô, mạch môn 15g, hãm uống thay trà trong ngày. Kiêng cà phê, nước chè đặc.

  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, phòng chống rối loạn nhịp tim

Tâm sen 3g cho vào cốc, đổ nước sôi hãm 10 – 15 phút. Ngày uống 1 – 2 lần. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ ôxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành. Lưu ý không dùng bài thuốc dân gian này cho người bị huyết áp thấp.

  • Bài thuốc thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng tâm, an thần

Tâm sen 5g, gạo tẻ 100g, hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, chế thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Món ăn này có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng tâm, an thần, thích hợp dùng cho người già bị suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, táo bón kéo dài…

Bài thuốc cổ truyền hay từ tâm sen

Bài thuốc cổ truyền hay từ tâm sen

  • Bài thuốc chữa ù tai, lưng đau, nước tiểu vàng, di tinh, mộng tinh

Tâm sen 8g, đậu đen 20g, thục địa 20g, khiếm thực 16g, hạt sen 16g, quả dành dành sao 12g, hạt hòe 10g. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình.

Lưu ý: Tâm sen có tính hàn nên những người tì vị hư yếu, hay rối loạn tiêu hóa và đi lỏng mạn tính không được dùng. Không nên dùng tâm sen kéo dài để chữa mất ngủ mà cần đi khám chuyên khoa để được điều trị đúng.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Mùa mưa lạnh kéo dài khiến nhiều người mắc các bệnh về đường hô hấp rất nguy hiểm, vì thế việc nắm vững một số bài thuốc dân gian điều trị dứt điểm chứng ho cảm lạnh là việc làm vô cùng cần thiết.

Một số bài thuốc dân gian điều trị dứt điểm chứng ho cảm lạnh

Mùa lạnh không chỉ khiến sức đề kháng bị suy giảm mà còn khiến nhiều người mắc bệnh cảm phong hàn, viêm khí quản, đau các khớp, ho… nhất là người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mạn tính. Do vậy, việc ăn uống, dưỡng sinh và phòng trị bệnh vừa phải bổ âm lại phải chú ý bổ dưỡng. Bên cạnh đó, cần tăng cường giữ ấm tránh lạnh, không hoạt động quá nhiều làm hao tán thể lực. Sáng dậy nên xoa lòng bàn tay, bàn chân, nếu bị trúng cảm, ho… có thể áp dụng một trong các bài thuốc dân gian sau đây:

Bài 1: Trừ phong hàn, chữa cảm mạo, ích khí, nhuận phế, hết ho

Có thể áp dụng bài thuốc với các nguyên liệu sau: Bối mẫu 6g, trứng gà 1 quả. Bối mẫu sao vàng (sấy khô) tán thành bột mịn. Cách chế biến: Khoét một lỗ đầu trứng gà cho vào 6g bột bối mẫu, dùng giấy dán bít lỗ lại. Đặt trứng vào bát cố định đầu lỗ ở phía trên, chưng cách thủy 15 phút. Ngày ăn 1 quả, một liệu trình là 10 ngày.

Bài 2: Giải biểu, hòa vị, hết nôn, thích ứng với người sốt, đau đầu, sợ lạnh không ra mồ hôi

Có thể dùng bài thuốc: Gạo tẻ 60g, gừng tươi 20g, hành củ tươi 30g, muối ăn 5g. Cách chế biến:  Gạo vo sạch cho nước vừa đủ hầm nhừ thành cháo. Hành rửa sạch thái nhỏ, gừng tươi rửa sạch thái thành hạt nhỏ. Khi cháo chín cho hành, gừng, muối vào khuấy đều ăn lúc nóng.

Bài 3: Giải biểu, hòa vị, thích ứng với bệnh phát nhiệt sợ lạnh, mệt mỏi, khắp người khó chịu

Có thể dùng bài thuốc: Hoắc hương 20g, gừng tươi 15g, đường đỏ vừa đủ. Cách chế biến: Hoắc hương rửa sạch, thái ngắn, gừng rửa sạch thái mỏng. Cho hoắc hương, gừng tươi vào nồi đổ thêm 300ml nước đun sôi sau 10 phút, gạn lấy nước cho đường vào khuấy tan uống lúc nóng, uống liền 5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc dân gian trị chứng ho cảm lạnh rất hữu hiệu

Bài 4: Chữa ho, viêm họng, nhuận phổi

Nguyên liệu gồm có: Nhân hạt bí đao 20g, đường đỏ vừa đủ. Cách chế biến: Nhân hạt bí đao rửa sạch, giã nát. Trộn nhân hạt bí đao đã giã nát với đường đỏ, khi dùng cho hãm với nước sôi (300ml) chắt lấy nước uống khi còn nóng. Ngày uống 2 lần, uống liên tục từ 7 – 10 ngày.

Bài 5: Chữa phong hàn, trị ho

Nho tươi 100g, chè xanh 10g, gừng tươi 20g, mật ong vừa đủ. Cách chế biến: Nho tươi rửa sạch xay nhuyễn vắt lấy nước. Gừng tươi rửa sạch giã nhuyễn vắt lấy nước, chè xanh rửa sạch pha bằng nước sôi chắt lấy nước. Đổ lẫn nước nho, nước gừng, nước trà và mật ong khuấy đều uống lúc nóng, chia 3 lần trong ngày, uống liên tục 5 ngày.

Bài 6: Trị ngoại cảm phong hàn, đau đầu, ra mồ hôi, thở khò khè

Quế chi 10g, đại táo 5 quả, bạch thược 10g, gừng tươi 10g,  đường đỏ vừa đủ. Cách chế biến: Rửa sạch các vị trên, cho vào nồi, thêm 500ml nước đun sôi sau 10 phút chắt ra lấy nước cho đường vào quấy tan uống lúc nóng. Dùng liên tục từ 5 – 7 ngày.

Việc điều trị ho cảm lạnh sẽ hiệu quả hơn nếu người bệnh có thể kết hợp các phương pháp trị liệu và có sự tư vấn từ những người có chuyên môn. Vì thế nếu sử dụng một thời gian không đem lại hiệu quả thì bệnh nhân nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

 

Củ cải là thực phẩm có mặt trong nhiều món ăn hàng ngày nhưng ít ai biết rằng đây còn là vị thuốc Đông y nổi tiếng chữa trị được nhiều căn bệnh khác nhau.

Củ cải có tác dụng điều trị bệnh như thế nào?

Củ cải có tác dụng điều trị bệnh như thế nào?

Theo nghiên cứu trong củ cải trắng chứa glucose, fructose, saccharose, giàu sinh tố C và A, B, pholate, choline, ngoài ra còn có Ca, P, Fe, Mg, K, Na, Seprotein. Có tác dụng làm giảm mỡ lắng đọng dưới da, phòng chống ung thư. Còn trong Dược học cổ truyền nhận định, củ cải trắng vị cay ngọt, tính mát, vào kinh phế vị. Có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hóa tích khoan trung, sinh tân giải độc. Trị đầy bụng, ăn không tiêu, viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khàn tiếng, khái huyết, nục huyết, đái tháo đường và hội chứng lỵ. Địa khô lâu có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi. Chữa thủy thũng, viêm phổi, ngộ độc hơi than (oxyt carbon).  Vì thế khi mắc phải một trong những chứng bệnh trên chúng ta có thể sử dụng củ cải trắng để làm thuốc chữa bệnh.

Món ăn bài thuốc từ củ cải trắng

Củ cải trắng là thực phẩm rất dễ tìm kiếm, để đảm bảo thực phẩm an toàn bạn cũng có thể trồng tại nhà. Theo đó khi sử dụng củ cải làm các món ăn bài thuốc thì bạn cần rửa sạch và kết hợp các nguyên liệu như sau:

Món ăn bài thuốc từ củ cải trắng

  • Cháo củ cải: gạo tẻ 80-100g, củ cải 50g (thái lát) cùng đem nấu cháo, thêm chút muối, ăn. Dùng cho người đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo đường mỡ hoặc đái tháo đường.
  • Canh thịt dê, cá diếc củ cải:thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g, thêm gia vị thích hợp nấu canh hoặc lẩu, ăn nóng. Dùng cho người suy nhược viêm khí phế quản, ho suyễn.
  • Củ cải hầm bì sứa: bì sứa (hải triết bì) 120g, củ cải 60g, thêm nước gia vị hầm nhừ chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho người viêm khí phế quản mạn tính.
  • Củ cải hầm nước gừng:củ cải 10 củ lấy cả lá và cuống, rửa sạch thái lát nấu nhừ, cho thêm nước gừng, bột gạo, dấm ăn, khuấy cho sôi để ấm rồi ăn. Dùng cho người đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.
  • Nước ép gừng tươi củ cải:củ cải, gừng tươi, liều lượng tùy ý, ép lấy nước uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho người khàn giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.
  • Nước ép củ cải hấp đường phèn: củ cải tươi hoặc luộc chín 500g, ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp, uống ngày 1 lần. Món ăn bài thuốc này dùng cho người hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.
  • Địa khô lâu mật ong:củ cải phơi khô 50g, mật ong 30-50ml, trộn đều, ăn trong ngày. Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính.
  • Nước cải củ tươi:củ cải hay cả cây cải tươi giã nát vắt lấy nước uống. Trị ngạt do khói than (theo Nam dược thần hiệu).

Ngoài ra nhiều bài thuốc dân gian cũng dùng củ cải trắng để chữa ho cho trẻ sơ sinh, giúp phụ nữ làm đẹp… Tuy nhiên dù có nhiều công dụng nhưng những người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng để đảm bảo sức khỏe. Khi sử dụng cần có sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

 

Bệnh sỏi đường niệu có thể để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm, vì thế ngoài các phương pháp điều trị Tây y, người bệnh có thể tham khảo điều trị bằng các bài thuốc dân gian đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Bài thuốc dân gian phòng và điều trị sỏi đường niệu

Bài thuốc dân gian phòng và điều trị sỏi đường niệu

Bệnh Sỏi đường niệu do sự kết tụ các chất bất thường trong nước tiểu. Theo đó, việc di chuyển sỏi trên đường niệu gây ra những cơn đau dữ dội. Điều trị sỏi tiết niệu đòi hỏi phân biệt rõ loại sỏi để có thuốc thích hợp và phòng tái phát. Vì thế ở mỗi thể bệnh sẽ có những bài thuốc dân gian lưu truyền để chữa bệnh khác nhau.

Sỏi urate: thường gặp ở người ăn nhiều, to béo hoặc mắc bệnh gút (thống phong), ở thể bệnh này người bệnh có thể tham khảo bài thuốc điều trị bệnh như sau:

Nguyên liệu gồm có: Dây tơ hồng (sao vàng) 30g, thổ phục linh 20g, củ mài (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, mã đề thảo 16g, hạt sen (sao vàng) 20g. Các vị sắc với 1 lít nước, sắc 2 lần, cô lấy 500ml, chia uống 3 lần lúc đói.

Người bệnh cần kiên trì sử dụng mới đem lại hiệu quả điều trị bệnh, tuy nhiên cần hạn chế thức ăn có nhiều purin làm tăng pH nước tiểu như cật bê, cật heo, gan, tôm, ốc, cá chày, thịt bê, các loại cá thịt bị ươn, nấm các loại. Hạn chế uống thuốc làm tăng pH nước tiểu như citrate natri, bicarbonate natri. Kết hợp điều trị Tây y làm tan sỏi bằng thuốc: piperazine, carbonate lithium. Allopurinol là thuốc ngăn cản chuyển hóa purin thành acid uric bằng cách ức chế men xathium oxidaza.

Bệnh nhân nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị bệnh sỏi

Sỏi phosphate: Thể bệnh này thường gặp ở người hay xúc động, uống nhiều thuốc kiềm trong điều trị loét dạ dày, pH nước tiểu thường 6,5 – 6,8. Ở thể bệnh này người bệnh có thể sử dụng bài thuốc sau đây:

Nguyên liệu bài thuốc gồm có: Lấy 1 quả dứa khoét 1 lỗ trong lõi, cho 25g phèn chua, đậy lại bằng miếng khoét, dùng tăm tre cố định. Nướng nhỏ lửa khoảng 30 phút, lấy ra ép lấy nước, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống 10 ngày. Sau 1 tháng, kiểm tra, nếu vẫn còn sỏi, uống tiếp 1 đợt nữa. Khi sử dụng bài thuốc này bệnh nhân nên ăn nhiều thịt, giảm ăn rau; uống gel nhôm để hạn chế hấp thu phosphate vào máu. Kiêng ăn: cacao, đậu nành, đậu Hòa Lan, đậu Pois, gan, nấm mèo, cá mòi, cá thu, cá rô, cá đối, bơ. Kết hợp điều trị Tây y bằng thuốc tan sỏi: amoni chlorua 3 – 6g/ngày; amoni mandelate 9-12g/ngày; vitamin C; methionne 8-12g/ngày.

Sỏi oxalate: Là sự kết hợp chuyển hóa không trọn vẹn của hydratcarbon kết hợp với các bệnh kiết lỵ hay giun sán. Dùng một trong các bài:

  • Bài 1: Dây lá kim tiền thảo. Dùng dây lá tươi 100g, rửa sạch giã nhỏ, thêm 1 lít nước, lọc vắt lấy nước, cho uống trong ngày. Hoặc sắc với 2 lít nước lấy 1 lít chia 3 lần uống trong ngày. Uống đến khi khỏi bệnh.
  • Bài 2: hoạt thạch 20g, cam thảo 3g, hỏa tiêu 20g. Các vị nghiền nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2g, chiêu bằng nước sắc kê nội kim 15g.

Khi sử dụng bài thuốc này thì người bệnh nên hạn chế ăn các loại có nhiều oxalate như dưa leo, củ cải đỏ, măng tây, dâu tây, trà đặc. Nên ăn ít chất bột hoặc chất béo. Kết hợp điều trị Tây y bằng thuốc tan sỏi: citrate magnesium 0,5 – 1g/ngày; oxid magnesium 0,5 – 1g/ngày; sinh tố B1, B6 để chuyển hóa hydratcarbon.

Sỏi calcium: Các chất trên kết hợp với calcium để tạo sỏi, vì thế để phòng ngừa bệnh sỏi tái phát thì bệnh nhân cần phải kiêng các thức ăn có nhiều calcium như xà lách, hạt dẻ, cải xoong, rau dền, rau diếp, rau đay, vừng đen, đậu nành, đậu trắng, trứng, sữa, socola, cua, sò, hến, xương hầm… Theo đó bệnh nhân có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau đây:

  • Bài 1: hải kim sa 15g, kim tiền thảo 15g, xa tiền tử 10g, mộc thông 8g, bạch linh 10g, thanh bì 10g, trần bì 10g, hoạt thạch 15g, hổ phách mạt 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 15-20 ngày.
  • Bài 2: râu ngô 40g, mã đề thảo 60g, cỏ mực 40g, rễ cỏ tranh 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Có thể dùng tươi: sắc với 2 lít nước lấy 1 lít, lọc chia uống 3 lần, uống khi đói.

Một số bài thuốc cần có sự kết hợp thuốc Tây y mới có thể đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao, vì thế bệnh nhân nên đi thăm khám và nhờ sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn để đạt hiệu quả điều trị bệnh cao nhất.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

 

Dù chỉ mang tính chất tham khảo nhưng vào thời điểm cấp bách dịch bệnh virus Corona đang hoành hành thì bạn có thể chuẩn bị cho bản thân và gia đình mình những bài thuốc giúp cơ thể khỏe hơn, gia tăng sức đề kháng.

Bài thuốc dân gian phòng ngừa dịch bệnh vius Corona

Bài thuốc dân gian phòng ngừa dịch bệnh vius Corona

Theo nguồn Dược học cổ truyền, để phòng bất kì một căn bệnh nào thì trước hết cơ thể phải khỏe mạnh, có sức đề kháng có thể chống lại các virus xâm nhập vào cơ thể. Nước ta may mắn được thiên nhiên ưu ái rất nhiều các cây thuốc quý, dược liệu tốt có tác dụng phòng và chữa trị rất nhiều căn bệnh. Vì thế đứng trước dịch bệnh virus Corona đang hoành hành tại Trung Quốc và một số nước khác thì các “lão làng” trong ngành Dược học cổ truyền cũng đã nghiên cứu và tìm ra bài thuốc dân gian để phòng ngừa căn bệnh này. Bạn có thể tham khảo và thực hiện như sau:

Nguyên liệu gồm có:

  • Chanh ta (Chanh nhà quê có hạt): Rửa sạch cho vào ngăn đá đông cứng, sau đó đem ra bào vỏ. Lí do để đông cứng vì khi bạn gọt vỏ thì chất dầu dưới vỏ sẽ tựu lại và không bốc hơi ra ngoài.
  • Sả ( Nguyên củ): Rửa sạch và đập hơi nát
  • Mật ong ( Rừng càng tốt)

Cách làm:

Đun sôi nước, cho sả vào ngoáy đều, cho luôn vỏ chanh vào sau đó ngoáy đều, tắt lửa đậy vun lại để nguội rồi chiếc ra bình pha mật ong vào (tuỳ thuộc hàm lượng) sau đó để trong tủ lạnh.

Chanh và sả có tác dụng rất tốt với cơ thể

Sáng ngủ dậy uống ngay 1 ly khoảng 100ml ( nếu đắng thì pha thêm nước). Giữa này uống 1 ly 100ml, trước khi đi ngủ uống 1 ly 100ml.  Uống liên tục trong vòng 3 ngày thì hệ hô hấp phổi của bạn sẽ rất sạch và khoẻ hẵn. Nếu các bạn vẫn còn nghi ngờ người tốt thì cứ vô tư chụp hình phổi đa chiều trước khi uống và sau khi uống 3 ngày xem sao. Ngoài phổi ra tinh chất của Chanh và sả còn chứa một hàm lượng detox rất tốt cho đường ruột và gan.

Tuy là một bài thuốc dân gian được “bác sĩ nhà quê” Andre Lecharoux sưu tầm nhưng có tác dụng giúp hệ hô hấp và các cơ quan trong cơ thể được lọc sạch, gia tăng sức đề kháng để phòng chống bệnh dịch. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để đem lại hiệu quả cao nhất.

Nguồn: Sưu tầm – duochoccotruyen.edu.vn