Nội dung bài viết
Bệnh cảm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, có các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, đau nhức cơ thể, ho… được coi là loại bệnh không mời mà tới.
- Bài thuốc Đông Y trị gai cột sống hiệu quả ngay tại nhà
- Bài thuốc hay đánh tan sỏi thận với nước sắc từ chuối hột
- Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cây Kha Tử
Bài thuốc chữa cảm lạnh, cảm cúm đơn giản và hiệu quả
Mùa lạnh là mùa khiến nhiều người dễ mắc cảm mạo phong hàn, viêm khí quản, đau các khớp, ho – theo Đông y là do phong hàn xâm nhập làm gây bệnh… đặc biệt thường gặp là người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mạn tính. Do vậy, cần phải tăng cường giữ ấm tránh lạnh, không hoạt động quá nhiều làm hao tán thể lực. Đồng thời, có thể sử dụng các bài thuốc dân gian với nguồn nhiên liệu là cây nhà lá vườn rất dễ kiếm sau đây để chữa bệnh khi mưa gió lạnh lẽo.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm
Theo Dược sĩ Nguyễn Hồng Diễm – GV Cao đẳng Dược cho biết: Cảm lạnh và cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhưng là hai bệnh lý khác nhau và do các loại virus khác nhau gây ra.
Cảm lạnh: Do hàng trăm loại virus khác nhau gây ra, thường chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang)… gây ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh.
Cảm cúm: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm, gây sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi, viêm họng, ho khan, đau đầu, đau cơ hoặc đau nhức cơ thể, mệt mỏi và suy nhược…
Một vài dấu hiệu nhận biết cảm lạnh, cảm cúm
Cảm lạnh và cảm cúm thường có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, cần phải biết cách phân biệt cảm lạnh và cảm cúm để điều trị tích cực ngay từ đầu, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Cảm lạnh: Có các triệu chứng thường ngắn hơn cảm cúm (3-4 ngày) và chỉ đi kèm với tình trạng chảy nước mũi và sốt nhẹ.
Cảm cúm: Các triệu chứng thường kéo dài và đi kèm với sốt, run rẩy và đau cơ. Hầu hết các trường hợp bị cảm cúm sẽ khỏi bệnh trong 5-7 ngày, quan trọng là cần nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước. Cảm cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi và những bất thường cho sản phụ, thai nhi.
Một số vị thuốc – bài thuốc dân gian chữa cảm lạnh, cảm cúm
Bài thuốc dân gian chữa cảm lạnh, cảm cúm đơn giản và hiệu quả
Nếu bị trúng cảm, ho… Đông y thường dùng phương pháp điều trị khu phong, tán hàn, giải biểu… có thể áp dụng một trong các món ăn, bài thuốc dân gian sau đây:
Bài 1: Trừ phong hàn, chữa cảm mạo, ích khí, nhuận phế, hết ho
Nguyên liệu: 6g Bối mẫu và1 quả trứng gà.
Cách thực hiện:
- Bối mẫu sao vàng (sấy khô) tán thành bột mịn.
- Khoét một lỗ đầu trứng gà cho vào 6g bột bối mẫu, dùng giấy dán bít lỗ lại.
- Đặt trứng vào bát cố định đầu lỗ ở phía trên, chưng cách thủy 15 phút.
Cách dùng: Ngày ăn 1 quả, một liệu trình là 10 ngày.
Bài 2: Giải biểu, hòa vị:
Thích ứng với người sốt, đau đầu, sợ lạnh không ra mồ hôi
Nguyên liệu: Gạo tẻ 60g, gừng tươi 20g, hành củ tươi 30g, muối ăn 5g.
Cách chế biến:
- Gạo vo sạch cho nước vừa đủ hầm nhừ thành cháo.
- Hành rửa sạch thái nhỏ, gừng tươi rửa sạch thái thành hạt nhỏ.
- Khi cháo chín cho hành, gừng, muối vào khuấy đều ăn lúc nóng.
Thích ứng với bệnh phát nhiệt sợ lạnh, mệt mỏi, khắp người khó chịu
Nguyên liệu: Hoắc hương 20g, gừng tươi 15g, đường đỏ vừa đủ.
Cách chế biến và sử dụng: Hoắc hương rửa sạch, thái ngắn, gừng rửa sạch thái mỏng. Cho hoắc hương, gừng tươi vào nồi đổ thêm 300ml nước đun sôi sau 10 phút, gạn lấy nước cho đường vào khuấy tan uống lúc nóng, uống liền 5 ngày.
Bài 3: Chữa ho, viêm họng, nhuận phổi
Thanh phần: Nhân hạt bí đao 20g, đường đỏ vừa đủ.
Cách chế biến: Nhân hạt bí đao rửa sạch, giã nát. Trộn nhân hạt bí đao đã giã nát với đường đỏ, khi dùng cho hãm với nước sôi (300ml) chắt lấy nước
Sử dụng: Uống khi còn nóng. Ngày uống 2 lần, uống liên tục từ 7 – 10 ngày.
Bài 4: Chữa phong hàn, trị ho
Thành phần: Nho tươi 100g, chè xanh 10g, gừng tươi 20g, mật ong vừa đủ.
Cách chế biến: Nho tươi rửa sạch xay nhuyễn vắt lấy nước. Gừng tươi rửa sạch giã nhuyễn vắt lấy nước, chè xanh rửa sạch pha bằng nước sôi chắt lấy nước. Đổ lẫn nước nho, nước gừng, nước trà và mật ong khuấy đều uống lúc nóng, chia 3 lần trong ngày, uống liên tục 5 ngày.
Bài 5: Trị ngoại cảm phong hàn, đau đầu, ra mồ hôi, thở khò khè
Thành phần: Quế chi 10g, đại táo 5 quả, bạch thược 10g, gừng tươi 10g, đường đỏ vừa đủ.
Cách chế biến và liều dùng: Rửa sạch các vị trên, cho vào nồi, thêm 500ml nước đun sôi sau 10 phút chắt ra lấy nước cho đường vào quấy tan uống lúc nóng. Dùng liên tục từ 5 – 7 ngày.
Ngoài ra, chúng ta cần phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà cửa sạc sẽ, thoáng mát. Thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng và giờ giấc sinh hoạt hợp lý… để ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm đến với bản thân và người thân chúng ta!
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn