Ngải cứu không chỉ dùng để chế biến món ăn mà còn để làm thuốc chữa bệnh và dù ở phương diện nào những món ăn bài thuốc từ ngải cứu đều tốt cho sức khỏe.
- Món ăn bài thuốc cổ truyền tốt cho bệnh máu nhiễm mỡ
- Món ăn bài thuốc cổ truyền tốt cho bệnh máu nhiễm mỡ
- Các món ăn bài thuốc cực lợi sữa cho sản phụ trong Dược học cổ truyền
Món ăn bài thuốc hữu hiệu từ cây ngải cứu
Theo khoa học, cây ngải cứu còn có tên là Artemisia Vulgaris có mùi thơm nồng và có vị đắng, tùy theo mùa mà cây ngải cứu có những mức đắng khác nhau. Đối với ngải cứu không chỉ dùng để chế biến các món ăn mà có thể cắt nhỏ, sao khô lên để làm thuốc chữa bệnh. Dù sử dụng cây ngải cứu ở vị trí nào, cây ngải cứu cũng phát huy được tác dụng của mình.
Theo Dược học cổ truyền, cây ngải cứu còn có tên gọi khác như quá sú, cây thuốc cứu, ngải điệp, cỏ linh li,…là loại cỏ sống lâu năm, lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm, thân có rãnh dọc. Ngải cứu có nhiều long nhỏ ở mặt dưới của lá và mọc nhiều nơi trong cả nước. Theo dân gian, cây ngải cứu không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn mà còn là một trong những vài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Theo các bác sĩ giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội, cây ngải cứu có tác dụng trong việc trị ghẻ lở, viêm da, trị chứng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, viêm gan, điều chỉnh khí huyết, kiết lỵ, đau bụng,…
Món ăn bài thuốc hữu hiệu từ cây ngải cứu
Món ăn bài thuốc 1
Nguyên liệu: 200gr lá ngải cứu
Cách làm: Dùng lá thuốc cứu sao vàng, nấu trong 250ml nước còn 100ml, uống trong ngày. Hoặc bạn có thể xay nhỏ hãm với 50ml nước sôi cùng với 10gr thuốc cứu bột, uống mỗi lúc khát, liên tục 2 ngày.
Bài thuốc này có tác dụng chữa thân nhiệt nóng, đi lỵ ra máu, viêm xoang mũi, phụ nữ bị sản hậu, băng huyết, chảy máu cam,…
Món ăn bài thuốc 2
Nguyên liệu: 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô
Cách làm: Cho lá ngải cứu và lá tía tô sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml. Với bài thuốc này bạn nên chia làm 3-4 lần uống/ngày.
Bài thuốc này có tác dụng an thai do không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.
Món ăn bài thuốc 3
Nguyên liệu: 300gr ngải cứu, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh), 100gr lá khuynh diệp.
Cách làm: Lấy ngải cứu, lá khuynh diệp và lá bưởi (hoặc quýt, chanh) nấu trong 2 lít nước, sau khi sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút.
Đây là một trong những bài thuốc món ăn có tác dụng điều trị ho, cảm cúm, đau đầu, đau cổ họng, đau dây thần kinh.
Món ăn Trứng gà tráng ngải cứu
Món ăn bài thuốc trị bệnh từ ngải cứu
Món ăn Canh ngải cứu nấu thịt nạc
Nguyên liệu: rau ngải cứu , thịt nạc heo băm nhỏ, gia vị
Cách làm: Cho thịt nạc heo băm nhỏ sau khi ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu cho đến khi đến.
Món ăn bài thuốc canh ngải cứu nấu thịt nạc có tác dụng chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh…).
Món ăn Trứng gà tráng ngải cứu
Nguyên liệu:rau ngải cứu, trứng
Cách làm: rau ngải cứu sau khi rửa sach, thái nhỏ, đánh tan với 1 quả trứng gà cùng với gia vị nêm vừa phải. Sau khi rau ngải cứu và trứng quyện vào nhau bạn đổ vào chảo chiên dầu đã nóng và chiên đến khi chín vàng.
Món ăn trứng gà tráng ngải cứu có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu.
Cây ngải cứu không chỉ là thực phẩm rẻ, dễ tìm mà còn là một trong những nguyên liệu có vai trò đặc biệt trong việc điều trị bệnh lý. Chính vì vậy, những bài học về tác dụng của cây ngải cứu cũng được áp dụng trong các bài học thực tế tại các Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội giúp sinh viên có thể hiểu rõ hơn về các dược liệu từ chính cuộc sống.
Nguồn : Cao đẳng Y Dược Pasteur