Dược học cổ truyền giới thiệu tác dụng của cây ngải cứu

Dược học cổ truyền giới thiệu tác dụng của cây ngải cứu

Tác dụng của cây ngải cứu được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và là bài thuốc quen thuộc của người dân Việt Nam từ bao đời nay.

Tác dụng của ngải cứu

Tác dụng của ngải cứu

Nội dung bài viết

Cây ngải cứu

Ngải cứu không chỉ là món ăn quen thuộc mà còn là bài thuốc quý trong Dược học cổ truyền. Theo Đông y, ngải cứu còn có tên gọi khác là ngải điệp, thuộc họ cúc. Ngải cứu có vị hơi cay, tính ôn, có tác dụng điều trị đau bụng kinh, động thai, thổ huyết, kinh nguyệt không đều.

Thời điểm ngải cứu kết tinh được tác dụng tốt nhất là tháng 6 hàng năm. Để sử dụng các tác dụng của ngải cứu, thông thường các lang y hái rau về phơi khô, tán nhỏ, lấy phần lông trắng được dược học cổ truyền gọi là ngải nhung dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Ngải cứu là bài thuốc quen thuộc trong Dược học cổ truyền

Ngải  cứu là bài thuốc quen thuộc trong Dược học cổ truyền

Tác dụng của cây ngải cứu

  • Tăng khả năng thụ thai

Trong trường hợp các cặp vợ chồng khó thụ thai dù không áp dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, có thể áp dụng bài thuốc từ ngải cứu dưới đây:

Chuẩn bị 6 -12g ngải cứu sắc lấy nước uống thay nước trà, ngày uống 3 lần.

Tán ngải cứu thành dạng bột (5-10g) hoặc cao đặc (1 – 4g) uống một tuần trước chu kỳ kinh nguyệt.

  • Kinh nguyệt không đều

Để chữa kinh nguyệt không đều, chị em có thể dùng ngải cứu – loại cây thuốc vườn nhà có tác dụng điều kinh hiệu quả. Phụ nữ bị kinh nguyệt không đều có thể sử dụng ngải cứu vào ngày bắt đầu kỳ kinh với bài thuốc sau:

Ngải cứu khô 10g sắc cùng 200 ml nước còn 100 ml, bỏ thêm đường uống ngày 2 lần. Sau 1 – 2 ngày thì tác dụng của cây ngải cứu được phát huy giúp cơ thể đỡ mệt, kinh nguyệt điều hòa tốt hơn.

  • Giúp an thai

Phụ nữ có thai nếu xuất hiện hiện tượng đau bụng ra máu có thể dùng  16gr lá ngải cứu. 16gr tía tô. Dùng với 600ml nước sắc còn 100ml, ngày uống 3 – 4 lần.

Những người bị suy nhược cơ thể, kiệt sức hoặc phụ nữ mới sinh có thể dùng 5 cành ngải cứu tươi rửa sạch, giã nhỏ rồi hãm với nước sôi, uống hàng ngày.

  • Trị mụn trứng cá

Ngoài tính năng giải độc, an thai, tác dụng của ngải cứu còn được chứng minh trong việc trị mụn trứng cá trên da.

Để có làn da trắng hồng mịn màng, chị em có thể dùng ngải cứu tươi giã nát đắp lên mặt trong khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm.

  • Trị rôm sảy mẩn ngứa ở trẻ em

Cha mẹ có thể dùng ngải cứu để chữa rôm sảy cho trẻ bằng cách xay nát lá lọc lấy nước cốt dùng để tắm cho trẻ. Thực hiện liên tục vài ngày các vết rôm sảy, mẩn ngứa trên da trẻ sẽ hết.

Gà hầm ngải cứu

Gà hầm ngải cứu

Món ăn bài thuốc từ cây ngải cứu

Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Thịt nạc băm nhỏ, nêm gia vị, xào qua rồi đổ nước. Đun nước sôi rồi cho rau ngải cứu vào, đợi khi rau chín nêm gia vị vừa ăn rồi ăn khi canh còn nóng.

Trứng gà tráng ngải cứu: Lá ngải cứu thái nhỏ, cho trứng gà vào đánh đều, nêm gia vị vừa ăn, dán vào chảo bằng dầu ăn.

Gà tần ngải cứu: Chuẩn bị gà đen, trái táo đỏ, kỷ tử, ý dĩ, sâm ta, hạt sen, tam thất cùng ngải cứu. Chế biến món ăn bài thuốc này bằng cách gà mổ moi, nhồi các loại nguyên liệu vào trong, đổ săm sắp nước tần đến khi gà đã mềm thì nêm gia vị vừa ăn, bắt ra ăn nóng.

Cháo ngải cứu: Dùng ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường. Ngải cứu thái nhỏ đun sôi, lọc lấy nước dùng để nấu cháo. Khi cháo chín thì cho thêm đường, chia thành 2 lần ăn trong ngày. Dùng cháo ngải cứu liên tục trong vòng 3 – 5 ngày.

Trên đây là tác dụng của ngải cứu bạn có thể áp dụng để điều trị những căn bệnh thường gặp cho bản thân và gia đình đạt hiệu quả cao mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh.

Nguồn : Cao đẳng Y Dược Pasteur