Nội dung bài viết
Không chỉ là loại rau giàu dinh dưỡng mà rau ngót còn là vị thuốc Đông y nổi tiếng chữa trị được nhiều căn bệnh khác nhau.
Rau ngót có công dụng chữa bệnh như thế nào?
Rau ngót có công dụng chữa bệnh như thế nào?
Theo nguồn Dược học cổ truyền, rau ngót còn gọi là bồ ngót, bù ngót và có tên khoa học Sauropus androgynus(L)Merr. Thuộc họ Thầu dầuEuphorbiaceae. Cây nhỏ nhẵn, có thể cao tới 1,5 – 2m. Có nhiều cành mọc thẳng, vì người ta hái luôn cho nên thường chỉ cao 0,9 – 1m. Theo một số nghiên cứu về thành phần hóa học của rau ngót cho thấy: trong 100g rau có 6,5g đạm, 0,08g chất béo, 9g đường, 503mg kali, 15,7mg sắt, 13,5mg mangan, 0,45mg đồng, 23.300UI betacaroten, 85mg sinh tố C, 0,033mg B1, 0,88mg B2. Qua đây thấy rau ngót (so với các rau lá khác) nhiều đạm, chất sắt, mangan và tiền sinh tố A. Rau ngót cũng khá nhiều magiê, đồng, kali, sinh tố C và PP. Về axít amin thì trong 100g rau ngót có 0,34 threonin, 0,25g phenylalanin, 0,24g leucin, 0,23g isoleucin, 0,16g lysin, 0,13g methionin, 0,05g tryptophan.
Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Ngoài ra, loài rau này còn được các bác sĩ khuyến cáo dùng cho những người có chế độ giảm cân, đường huyết cao và nhiều các căn bệnh khác.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây rau ngót
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây rau ngót
Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh, vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Lá rau ngót ngoài công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng làm chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi. Một số bài thuốc dân gian người bệnh có thể tham khảo như sau:
- Chữa sót nhau: hái độ 40g lá rau ngót rửa sạch giã nát. Thêm ít nước đã đun sôi để nguội vào, vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 – 20 phút nhau sẽ ra.
- Chữa chậm kinh: giã nhỏ một nắm rau ngót vắt lấy nước uống, bã đắp vào gan bàn chân.
- Chữa tưa lưỡi: giã nát rau ngót tươi độ 5 – 15g, vắt lấy nước uống. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ hai ngày sau là bú được.
- Sót rau sau đẻ: cho sản phụ uống 1 bát nước rau ngót tươi.
Ngoài các bài thuốc trên thì rau ngót còn được coi là thần dược giúp các sản phụ sau khi sinh phục hồi sức khỏe với các món canh nấu chung với thịt nạc và giò sống, có thể nấu với tôm, cá. Mặt khác rau ngót còn được dùng để điều trị các bệnh đau nhức xương, giải rượu. Vì hàm lượng đạm khá cao nên rau ngót được các bác sĩ khuyến cáo dùng thay thế đạm động vật, tuy nhiên để đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao nhất thì bệnh nhân nên đến các trung tam y tế để thăm khám, sau đó sử dụng theo phác đồ của các bác sĩ tư vấn.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn