Cỏ mần trầu thường chỉ được biết đến là một loại cỏ dại, nhưng trong Đông Y và Y học hiện đại lại có nhiều công dụng bất ngờ nhờ những hoạt chất trong đó. Cùng tìm hiểu về những công dụng của cỏ mần trầu.
- Thầy thuốc đông y chia sẻ về công dụng của cây ô dược
- Bài thuốc Đông Y tỏi ngâm mật ong và những tác dụng diệu kỳ
- Thầy thuốc Đông Y và bài thuốc từ lá đu đủ
Theo Đông Y các công dụng của cỏ mần trầu
Theo giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Cỏ mần trầu là vị thuốc trong Y Học Cổ Truyền với nhiều công dụng bất ngờ. Và được sử dụng như một nguyên liệu quý để điều chế nhiều vị thuốc.
Nội dung bài viết
Đặc điểm của cây cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu được gọi với tên gọi khác như là ngưu cân thảo, thanh tâm thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chì tía, cỏ bắc… Tên gọi khoa học của mần trầu là Eleusine indica (L.) Gaertn, thuộc họ Lúa (Poaceae).
Mần trầu là cây thảo nhỏ, mọc thành cụm sum suê phát triển quanh năm. Thân cây phân nhánh, mọc bò dài sau đứng thẳng và thường cao 30 – 50cm. Lá mần trầu thường mọc so le và có hình dải nhọn và thường xếp thành 2 dãy cách nhau, bẹ lá mỏng có lông, phiến lá nhẵn mềm. Cây mần trầu con mọc thường mọc từ hạt, xuất hiện vào cuối mùa xuân. Sau khi ra hoa quả, cây bị tàn lụi ngay trong mùa hè. Ở những vùng núi cao có điều kiện mưa ẩm khác nhau, có thể thấy cây mần trầu mọc từ hạt gần như quanh năm.
Tác dụng của cỏ mần trầu
Tác dụng của cỏ mần trầu
Theo góc nhìn y học hiện đại
Bộ phận được sử dụng để làm thuốc của cây mần trầu là cả cây và có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Phần trên của cây mần trầu có chứa 3 – 0 – β – D – glucopy ranosyl – β – sitosterol và dẫn chất 6 – 0 – palmitoyl. Cành và lá tươi cây mần trầu có chứa flavonoid.
- Tác dụng chống viêm, hạ sốt: Hoạt chất C-glycosylflavones chiết suất từ mần trầu có tác dụng kháng viêm hiệu quả, có tác dụng hạ sốt rõ rệt.
- Tác dụng hạ huyết áp: dịch chiết từ cỏ mần trầu có hiệu quả hạ áp
- Tác dụng kháng khuẩn: tác dụng kháng khuẩn với các loại vi khuẩn sau đây: Staphylococcus aureus, Salmonella choleraesuis, Pseudomonas aeruginosa.
- Tác dụng hỗ trợ bảo vệ chức năng thận: Kiểm soát các chỉ số Creatinine, Urea, ion Na+ và K+ cho thấy mần trầu có tác dụng cao trong việc bảo vệ chức năng thận.
- Tác dụng trong hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu, bảo vệ gan: Qua nghiên cứu với dích chiết cây mần trầu cho thấy các chỉ số AST, ALT cũng được cải thiện.
Hình ảnh cây mần trầu
Tác dụng của cỏ mần trầu theo Y Học Cổ Truyền
Theo góc nhìn Đông y cỏ mần trầu có vị ngọt, có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, giúp làm ra mồ hôi, làm mát gan, giải độc, lợi tiểu và điều trị ho.
- Bài thuốc chữa cao huyết áp bằng mần trầu: Dùng (500gr) cỏ mần trầu băm nhỏ, giã nát, cho thêm một bát nước sôi lọc lấy nước cốt, thêm ít đường uống sử dụng uống cả ngày (2 lần/ngày).
- Bài thuốc chữa sốt cao: mần trầu tươi 120gr sắc với 600ml nước đến lúc còn 400ml. Sau đó cho thêm ít muối sử dụng uống làm nhiều lần trong 12 giờ.
- Bài thuốc chữa bệnh gan: mần trầu tươi 60gr, sơn chi ma 30gr đem sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc chữa nhiệt, nổi mẩn, ghẻ lở, tiểu són: Dùng 80 – 120gr cỏ mần trầu sắc nước uống, phối hợp cùng với rễ cỏ tranh và ngấy tía mỗi thứ khoảng 40gr sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Cỏ mần trầu chống rụng tóc: mần trầu kết hợp với bồ kết đun nước để gội đầu giúp giảm rụng tóc.
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: Mần trầu mặc dù rất lành tính nhưng không nên tuỳ ý sử dụng và hãy hỏi ý kiến của bác sĩ cũng như những người có chuyên môn.
Hi vọng những thông tin trên của dược học cổ truyền hữu ích với bạn đọc!
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường