Cây Kha Tử hay còn được gọi với tên khác là Chiêu liêu, Chiêu liêu đồng, Kha lê lặc…Đây là một loại thảo dược được các áp dụng trong nhiều bài thuốc dân gian đặc biệt hữu ích.
Nội dung bài viết
Sơ lượt thông tin về cây Kha Tử
Kha Tử là một cây thuốc quý thuộc họ Bàng – Combretaceae, cây có tên khoa học là Terminalia chebula Retz. Kha Tử là cây ưa sáng khi trưởng thành nhưng chịu bóng mát khi còn non. Cây Kha Tử thường được tìm thấy ở các cánh rừng thưa, rừng thứ sinh có độ cao 1.500m so với mực nước biển. Chiêu liêu ưa sáng, thường mọc hoang ở các khu vực sông suối, rừng thưa lá rộng, đất ẩm. Ngoài ra, Kha Tử cũng có thể phát triển ở khu vực đất cát và đất pha sét. Kha Tử được tìm thấy nhiều ở Campuchia, Lào, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, miền Nam Việt Nam.
Cây Khả tử là cây dạng thân gỗ, to, cao chừng 15m đến 20m, đường kính thân có thể lên đến 1m. Vỏ Chiêu diêu màu xám tro, có nhiều vết nứt theo dạng hình chữ nhật, không đều nhau. Lớp vỏ ngoài có thể dày đến 2 cm và có nhiều tầng màu đỏ, nâu nhạt xen kẽ với nhau.
Lá cây Chiêu liêu đơn, mọc cách, cuống lá ngắn, phiến lá nguyên thuôn hình trứng hoặc trứng ngược, độ dài trung bình khoảng 7 đến 10 cm, rộng khoảng 4.5 đến 8 cm. Đầu lá có mũi nhọn (gấp), đuôi lá rộng, đỉnh cuống lá có 2 đến 4 tuyến nhỏ, gân lông chim thường có khoảng 6 đến 10 gân thứ cấp.
Hoa mọc thành chùm ở các nách lá hoặc ở đầu cành, độ dài hoa khoảng 5.5 đến 10 cm. Hoa nhỏ, có màu trắng trên có phủ một lớp lông nhỏ màu vàng, mùi thơm, lưỡng tính, không có tràng, thường có 10 nhị, vòi nhụy nhô cao, bầu hạ có một ô chứa noãn. Quả thon, hình trứng, dài khoảng 3 đến 4 cm, rộng 2 cm, chứa 5 múi tù. Khi chín quả có màu vàng, đến cam sau cùng là chuyển sang màu hơi nâu, thịt quả đen nhạt, khô, chắc và cứng, vị chát chua. Mùa quả vào tháng 8 – 9.
Theo chia sẻ từ thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, cây Kha Tử có chứa một số thành phần hóa học như:
Thịt quả Kha tử có chứa: Egalic, Tanin, Galic, Luteolic và Chebulinic. Đây là những hoạt chất có tác dụng kháng sinh, điều trị nhiễm khuẩn, chống co thắt cơ trơn, chống ho, trợ tim, chống lại các cơn co thắt ở dạ dày và ruột. Bên cạnh đó, trong quả cây Kha tử có chứa khoảng 30% chất làm săn da như: Acid Elagic, Acid Chebulinic, Arabinose, Men Polyphenol Oxidase, Chebulagic và Fructose. Nhân quả KHa tử chứ 3 % đến 7% chất dầu bán khô, màu vàng, không lẫn tạp chất với thành phần chính là Oleic, Acid Palmatic và Linoleic. Đây là hoạt chất có tác dụng hỗ trợ phòng chống ung thư..
Kha Tử và một số bài thuốc trị bệnh hữu dụng
Trị phong hàn cảm mạo, khan tiếng do viêm họng: Dùng Kha tử 4 quả, Cát cánh 10g, Cam thảo 6 g, sắc cùng 150ml nước lọc cũng 150ml Đồng tiện (nước tiểu đồng tử). Sắc nhỏ lửa đến khi còn 150 ml thì dùng uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc liên tục trong 10 ngày.
Trị ho hen do hư phế hoặc ho kéo dài làm khàn giọng: Dùng 10g Kha tử, Cam thảo, Hạnh nhân, mỗi vị 5g, sắc cùng 600ml nước lọc. Đun nhỏ lửa trong 20 phút đến khi còn 300 ml thì chia 3 lần trong ngày, mỗi ngày 1 tháng, liên tục trong 7 đến 10 ngày.
Trị ho do phế hư: Dùng 8g Kha tử (giã dập, bỏ hạt), 10g Cát cánh, 6 g Cam thảo, sắc cùng 3 bát nước đến khi còn 200ml thì chia thành 4 lần uống trong ngày. Mỗi ngày một thang cho đến khi các triệu chứng khỏi hẳn.
Chữa viêm họng, đau rát họng: Dùng từ 1 đến 2 quả Kha tử, rửa sạch, để ráo. Cắt lấy phần vỏ quả, nhai kỹ, nuốt nước. Áp dụng bài thuốc 2 đến 3 lần mỗi ngày, liên tục trong 10 ngày.
Trị ho có đờm ở trẻ em: Nướng 1 đến 2 quả cây Kha tử đến khi có mùi thơm thì cho vào ly có 100ml nước ấm, phối với một lượng nhỏ muối, khuấy đều dùng ngậm và nuốt từ từ. Mỗi ngày sử dụng 1 lần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trị tiêu chảy mãn tính, trĩ nội, lỵ do nhiệt: Sử dụng 10g quả cây Kha tử, Mộc hương, Hoàng liên, mỗi vị 5g, rửa sạch với nước muối, phơi khô dưới bóng râm, sau lại tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 3 đến 6 g, uống với nước sôi để nguội, mỗi ngày 3 lần.
Trị tiêu chảy lâu ngày, sa hậu môn, lỵ do suy yếu và hàn: Dùng 10g quả cây Kha tử, Can khương, anh túc xá, mỗi vị 5 g, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 3 – 6 g uống với nước ấm, mỗi ngày 3 lần.
Chữa thổ tả do lạnh, tâm tỳ loạn đau: Sử dụng Kha tử, Cam thảo, Hậu phát, Lương khương, Phục linh, Can khương, Trần bì, Thảo quả, Thần khúc, Mạch nha, mỗi vị đều 5g, tán thành bột mịn, trộn đều. Khi dùng lấy 6g uống với 200ml nước ấm, mỗi ngày 2 lần đến cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trị ruột sôi, trĩ lậu, tiêu chảy do hàn hư, đi ngoài phân sống, bụng đau: Dùng quả cây Kha tử 2.8 g, Quất hồng, Cù túc xá, mỗi vị 2 g, Cam khương 4g, tán thành bột mịn, trộn đều. Khi dùng, lấy 3g đến 6 g pha cùng 200ml nước ấm. Mỗi ngày uống 2 lần.
Trị ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn, lỵ mãn tính kèm sốt, tiêu chảy lâu ngày: Dùng 5 g quả cây Kha tử nướng chín, bỏ hạt, Mộc hương, Hoàng tiễn, mỗi vị 5 g, tán thành bột mịn, chia thành 3 lần uống trong ngày. Khi uống hòa bột thuốc vào 200ml nước sôi để nguội, khuấy đều, mỗi ngày dùng 1 thang, liên tục trong 7 đến 10 ngày.
Những điểm cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc từ Kha tử
Khi sử dụng dược liệu Kha tử để điều trị bệnh, y sĩ Trung cấp Y học cổ truyền cũng khuyến cáo người bệnh nên thận trọng với một số trường hợp sau:
- Không sử dụng thảo dược Kha tử cho người cảm ngoại tà, táo bón.
- Không sử dụng cho người tích nhiệt thấp hoặc mắc hội chứng ngoại cảnh.
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo về thảo dược Kha tử. Nếu có nhu cầu sử dụng Kha tử để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn cụ thể liều dùng.