Bật mí công dụng trị bệnh từ cây Sài Hồ - Dược học cổ truyền

Bật mí công dụng trị bệnh từ cây Sài Hồ

Nội dung bài viết

Cây Sài Hồ hay còn được gọi với tên khác là Bắc sài hồ, Trúc diệp sài hồ hay Sà diệp sài hồ…Đây là một loại Thảo Dược Trị Bệnh được các thầy thuốc áp dụng trong nhiều bài thuốc đặc biệt hữu ích.

Bật mí công dụng trị bệnh từ cây Sài Hồ

Bật mí công dụng trị bệnh từ cây Sài Hồ

Sơ lượt thông tin về cây cây Sài Hồ

Sài Hồ là một loại cây thuộc họ Hoa tán, cây có tên khoa học là Bupleurum chinense. Cây Sài Hồ Có nguồn gốc và phân bố chủ yếu tại các tỉnh thành ở Trung Quốc.

Sài hồ mọc thành bụi, cao khoảng 0.5 – 3m. Cây phân nhánh ở gốc và mọc tỏa ra xung quanh. Thân Sài hồ non có màu xanh và được phủ một ít lông mịn, khi già, bề mặt nhẵn, có màu hơi tía hoặc xanh nâu. Phiến lá Sài Hồ có hình thìa, mọc so le, phiến là dày, mép có răng cưa, mặt dưới nhạt màu, mặt lá trên láng bóng. Lá cây sài hồ có mùi thơm hắc. Hoa Sài Hồ mọc thành cụm ở đầu cành. Quả có mào lông không rụng, quả chia thành 10 cạnh.

Theo chia sẻ từ các giảng viên chuyên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, cây Sài Hồ có chứa một số thành phần hóa học như tinh dầu và 0.5% saponin (Bupleurumola phytosterol). Lá và thân Sài hồ có chứa rutin.

Sài Hồ thường mọc hoang nhiều ở nước ta

Sài Hồ thường mọc hoang nhiều ở nước ta

Sài Hồ và một số bài thuốc trị bệnh hữu dụng

Trị chứng ngoại cảm: Sử dụng Bán hạ 8g đến 12g, đảng sâm 8g đến 12g, sinh khương 3 lát, sài hồ 12g đến 16g, hoàng cầm 8g đến 12g, chích cam thảo 4 đến 6g và đại táo từ 4 – 6 quả. Mang sắc uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi hẳn. 

Chữa kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, tiêu chảy, sa tử cung: Sử dụng Đảng sâm 12 g, đương quy 12g, chích cam thảo 4g, sài hồ 6 đến 10g, hoàng kỳ 20g, bạch truật 12g, trần bì 4 đến 6g, thăng ma 4 – 8g. Mang các vị sắc lấy nước uống.

Chữa cảm mạo: Sử dụng Phòng phong, thược dược, gừng tươi, sài hồ, trần bì và cam thảo bằng lượng nhau. Trộn đều các dược liệu, mỗi lần dùng 12 g sắc lấy nước uống. Chia nước sắc thành 3 lần dùng và uống hết trong ngày.

Trị mỡ máu cao: Sử dụng Sài hồ 3 g và 1 ít lá hán quả. Sắc uống hằng ngày có thể làm giảm chất béo triglyceride tích tụ ở gan.

Trị lupus ban đỏ: Sử dụng Sài hồ. Chế thành thuốc tiêm, dùng tiêm bắp 2ml/ 2 lần/ ngày trong 10 ngày. Lưu ý: Bài thuốc được thực hiện dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.

Chữa can khí (rối loạn kinh nguyệt, viêm loét dạ dày tá tràng, suy nhược thần kinh): Sử dụng Đương quy, bạch truật, sài hồ, bạch thược và bạch linh mỗi loại 12 g, chích cam thảo 4g. Mang các vị sắc lấy nước uống, có thể gia giảm liều lượng tùy theo mức độ triệu chứng.

Trị chứng sốt rét: Sử dụng Thường sơn, sài hồ và thảo quả, mỗi thứ 12 g. Mang các vị sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.

Chữa viêm gan: Sử dụng Sài hồ và cam thảo mỗi thứ 15 g. Sắc lấy nước uống, chia thành 3 lần dùng.

Chữa thiếu dương, ngực hông đầy tức, chán ăn, hay nôn ọe, tim hồi hộp, miệng đắng, cổ họng khô: Sử dụng Hoàng cầm, đảng sâm, sài hồ và pháp bán hạ mỗi vị 12 g, cam thảo 4 g, đại táo 3 quả, sinh khương 8 g. Sử dụng các vị sắc lấy nước uống.

Chữa đau nhức vùng gan, bụng đầy trướng do gan mới xơ cứng và viêm gan mãn tính: Sử dụng Đương quy, bạch mao căn, sái thảo, sài hồ, xích thược, bồ hoàng, địa long, ngũ linh chi, chỉ thực mỗi vị 40 g, gan lợn khô 140 g, miết giáp 70g, kê nội kim 30 g. Mang các vị tán thành bột mịn, chế với mật làm thành hoàn. Mỗi lần sử dụng 12 g uống cùng với nước sôi để nguội, ngày dùng từ 2 đến 3 lần.

Sài Hồ với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Sài Hồ với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Những điểm cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc từ Sài Hồ

Khi sử dụng dược liệu Sài Hồ để điều trị bệnh, các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng khuyến cáo người bệnh nên chú ý về một số điểm như sau:

  • Không sử dụng cho người có hội chứng âm hư, can dương vượng và hỏa hư.
  • Không dùng cho trường hợp triều nhiệt (sốt có định kỳ) và chứng ho do phế âm hư.
  • Tránh sử dụng thuốc đồng thời với những loại thuốc ức chế miễn dịch như Daclizumab, Tacrolimus, Mycophenolate, Muromonab-CD3,…
  • Người có hội chứng can hỏa thượng nghịch (huyết áp cao có triệu chứng ù tai, đau đầu, chóng mặt) không nên sử dụng.
  • Phân biệt với Nam sài hồ/ Hải sài hồ (Pluchea pteropoda), loài thực vật thường mọc hoang ở ven biển.
  • Sài hồ có tác dụng điều kinh ở người bị rong kinh, trong khi đó hương phụ, huyền hồ được dùng trong trường hợp huyết ứ khiến máu kinh đóng cục, chậm kinh, bế kinh,… Cần phân biệt để tránh dùng sai bài thuốc.
  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, người xơ gan và giãn tĩnh mạch thực quản.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo về thảo dược Sài Hồ. Nếu có nhu cầu sử dụng Sài Hồ để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn cụ thể liều dùng.