Cây Bóng nước là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày.
- Bật mí món ăn trị đái tháo đường từ khổ qua
- Cháo thuốc dành cho người viêm phế quản mạn tính
- Thầy thuốc đông y mách bạn 3 món ăn bài thuốc trị bệnh mất ngủ
Giới thiệu về cây Bóng nước
Tên gọi khác: Nắc nẻ, móng tay lồi, bông móng tay, phượng tiên hoa, cấp tính tử…
Tên khoa học dược liệu: Herba Impatiens balsamina L.
Họ khoa học: Thuộc họ Bóng nước –Balsaminaceae.
Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho hay Cây Bóng nước Ở Việt Nam, cây được trồng làm cảnh tại nhiều vườn ở khắp nước ta.
Thuộc loài thực vật ưa khí hậu nhiệt đới, sinh trưởng phát triển mạnh vào mùa hè, ưa ẩm nhưng không chịu úng.
Loại đất thích hợp nhất là đất có tính hơi chua, tơi xốp, màu mỡ và thấm nước tốt, không bị nấm mốc.
Trong tự nhiên, cây sinh sản bằng hạt. Vào mùa hè, cây ra hoa ở kẽ lá, rồi cho một chùm quả. Quả có nhiều hạt. Khi quả chín, hạt phát tán xung quanh gốc, mọc thành nhiều cây con.
Trong trồng trọt, hạt giống phải được chọn từ cây bố mẹ cho ra nhiều hoa, hoa có màu sắc sặc sỡ, đẹp và không bị sâu bệnh hại. Hạt đem ngâm vào nước ấm có nhiệt độ từ 50 – 60 độ C trong 4 – 5 tiếng đồng hồ, sau đó vớt hạt ra đem đi gieo trồng.
Thu hoạch:
Người ta dùng thân và cành làm thuốc.
Mùa hạ và mùa thu, hái cây trừ bỏ rễ, lá và hoa quả, phơi hay sấy khô hoặc nhúng vào nước đun sôi rồi phơi hay sấy khô.
Một số trường hợp nhân dân có thể dùng dược liệu tươi.
Hạt của cây bóng nước (cấp tính tử) cũng là một loại thuốc quý. Sau khi hái quả về, đem đập lấy hạt và dùng phơi khô hoàn toàn. Sau khi phơi, hạt thường có hình trứng hoặc hình tròn dẹt, mặt ngoài có màu xám hoặc nâu, có những nốt trắng nhỏ, nhân hạt màu xám nhạt. Hạt có vị nhạt, hơi đắng, không mùi.
Bảo quản
Bảo quản những phần dược liệu đã qua khâu chế biến trong bọc kín, cất trữ nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.
Thành phần hóa học và tác dụng Bóng nước
Toàn thân chứa axit p- hydroxybenzoic có tính chất kháng sinh, axit gentisic, axit ferulic, axit p- cumaric, axit sinapic, axit cafeic, ngoài ra còn scopoletin.
Lá chứa axit xinnamic (nhục quế toan) kaempferol- 3 arabinozit và kaempferol.
Thân chứa kaempferol 3- glucozit, quexetin, pelargonidin, cyanidin và delphindin.
Hạt chứa 17,9% chất béo. Trong chất béo có thành phần chủ yếu là axit parinaric (khoảng 27%) balsaminasterol. Ngoài ra còn có sipinaterol (khoảng 0,015%), saponin, các đa đường (khi thủy phân cho glucoza và fructoza).
Hoa chứa lawsone C10H6O3, lawsonemetylele C11H8O3. Ngoài ra còn tùy theo màu sắc của hoa mà thành phần thay đổi: Hoa trắng chứa leucocyanìdin, leucodelphinidin, hoa tím chứa malvidin glucozit, hoa đỏ chứa pelargonidin, paeonidin và delphinidin dưới dạng glucozit.
Tác dụng Y học hiện đại
Dịch chiết từ lá Bóng nước với thành phần hóa học chủ yếu là chất axit p-hydroxybenzoic đã được nghiên cứu dược lý thấy có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh.
Chất lawson và lawson methylether có trong hoa có tác dụng kháng nấm rất mạnh.
Chống oxi hóa và ngăn ngừa ung thư.
Kích thích tử cung: Trong thí nghiệm thỏ và chuột lang, dạng dịch chiết cồn hay chiết nước từ dược liệu cho thấy trương lực tử cung tăng cao, tần số co bóp nhanh hơn.
Dịch ép từ bóng nước có mùi hăng, tác dụng gây nôn, tẩy nhẹ và lợi tiểu.
Tác dụng Y học cổ truyền
Là Bài Thuốc Dân Gian hiệu quả hạt có tác dụng hành ứ (làm tan máu ứ), giáng khí, giải độc và thông kinh. Được dùng để chữa chứng đẻ khó, kinh nguyệt bế tắc, hóc xương và nấc nghẹn.
Toàn cây có tác dụng chỉ thống ( giảm đau), hoạt huyết và khử phong thấp. Chủ trị rắn rết cắn, sưng đau do bị thương và phong thấp.
Nhân dân còn dùng lá nấu nước gội đầu để trị rụng tóc.
Cách dùng và liều dùng của cây Bóng nước
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Cây Bóng nước có thể được dùng dưới dạng thuốc sắc uống, đắp ngoài…
Liều dùng:
Toàn cây: 4-12g/ ngày dưới dạng thuốc sắc. Hoặc dùng ngoài giã thuốc đắp tại chỗ không kể liều lượng.
Hạt: 4-6g/ ngày dưới dạng sắc uống hoặc dưới dạng thuốc bột hoặc viên.
Rễ: 9-15g
Hoa: 1,5-3g phơi khô hoặc 3-9g hoa tươi sắc nước uống.
Một số bài thuốc kinh nghiệm
Trị chứng sưng đau do té ngã, vết thương lở loét
Rễ Bóng nước. Giã nát và đắp lên vùng đau nhức.
Trị bế kinh, kinh nguyệt không đều
Hoa Bóng nước phơi khô 3 – 6g. Đem sắc lấy nước uống.
Trị vết thương ngoài da, mụn nhọt, sưng tấy
Hoa Bóng nước tươi. Giã với 1 ít muối và đắp trực tiếp lên vết thương.
Chữa phong thấp
Bóng nước phơi khô 15g phối hợp với vỏ Ngũ gia bì 10g và rễ Uy linh tiên 10g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày chữa phong thấp giảng viên dạy Cao đẳng Y học cổ truyền cho biết thêm.
Kiêng kỵ: Bác sĩ Cao Đẳng Dược lưu ý bạn khi sử dụng cây bóng nước như sau
Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu.
Phụ nữ có thai không được dùng Hoa bóng nước.
Tránh dùng đồng thời với các loại thuốc chống đông máu.