Kim ngân là thảo dược quý được biết đến với nhiều tác dụng như kháng viêm, chống khuẩn, trị tiêu chảy, lở ngứa, sốt xuất huyết. Đa số các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc chữa bệnh, trong đó hoa kim ngân được sử dụng chủ yếu…
- Những bài thuốc thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày
- Chữa bệnh nổi mề đay bằng thuốc nam tại nhà
- Bài thuốc trị bệnh ho cực tốt từ vị thuốc đông y viễn chí
Kim ngân
- Tên khác: Kim ngân hoa, nhẫn đông, song bào hoa, nhị hoa, kim đằng.
- Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.
- Họ: Kim ngân ( Caprifoliaceae )
Nội dung bài viết
Mô tả về cây kim ngân
Đặc điểm thực vật
- Kim ngân thuộc loại cây mọc leo, thân quấn, khi phát triển có thể đạt tới chiều dài 10 mét hoặc hơn nữa.
- Cành nhỏ, khi còn non thường có màu xanh nhạt,. Bên ngoài cành phủ một lớp lông tơ mịn. Dần dần, cành sẽ chuyển sang màu hơi đỏ, có vân, bề mặt nhẵn nhụi không có lông.
- Lá kim ngân mọc đối, hình trứng dài hoặc mũi mác. Lá xanh tươi suốt cả năm và không rụng vào mùa lạnh như những loại cây khác.
- Tháng 4 – tháng 7 hàng năm, kim ngân sẽ ra hoa ở các kẽ lá. Hoa mọc thành cụm, hình ống, có 2 môi, mùi thơm nhẹ. Lúc mới nở thường có màu trắng, sau chuyển sắc vàng. Chính vì vậy ở cùng thời điểm, trên một cành có thể chứa cả hoa trắng lẫn hoa vàng.
- Quả mọng, hình cầu, màu đen.
Bộ phận dùng làm thuốc của kim ngân
Cành, lá, hoa, thân kim ngân đều có thể dùng làm bài thuốc dân gian. Tuy nhiên hoa là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất.
Tính vị
Kim ngân tính hàn, vị đắng, ngọt, không độc.
Quy kinh
Phế, Vị, túc Thái âm Tỳ, Tâm Tỳ, túc Dương minh Vị.
Theo Đông y kim ngân có công dụng: Thanh nhiệt, tiêu khát, giải chư sang, tiêu thũng, tán độc, khu phong, trừ thấp. Chủ trị ôn bệnh phát nhiệt, tiêu chảy, ghẻ lở, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, đau họng, bệnh sởi, giang mai, hắc lào, sưng viêm tuyến vú do tắc sữa, cảm cúm…
Hoa kim ngân khô
Bài thuốc trị bệnh có sử dụng kim ngân
Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh từ kim ngân như sau:
Chữa viêm xoang cấp tính
- Chuẩn bị: Kim ngân, hy thiên thảo, ké đầu ngựa, ngư tinh thảo mỗi vị 16g, mạch môn 12g và chi tử 8g
- Cách dùng: Đem thuốc sắc với 5 chén nước cho đến khi cạn còn 1 nửa. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa viêm xoang mãn tính
- Chuẩn bị: Kim ngân, sinh địa và ké đầu ngựa mỗi vị 16g; Huyền sâm, mạch môn, hoàng cầm và đan bì ( mỗi vị 12g); Trần bì 8g.
- Cách dùng: Sắc uống tương tự như bài thuốc trên.
Chữa tiêu chảy
- Chuẩn bị: 10 – 12g cành và lá kim ngân
- Cách dùng: Sắc lấy nước đặc uống hoặc cô đặc thành cao với số lượng lớn để dùng dần.
Thông tiểu
- Chuẩn bị: 6g kim ngân hoa và 3g cam thảo
- Cách dùng: Rửa sạch 2 vị thuốc đã chuẩn bị, bỏ vào siêu sắc với 200ml nước, sắc cạn còn 100ml thì ngưng. Gạn uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa cảm cúm
- Cách 1: Chuẩn bị các vị gồm 4g kim ngân, 2g mạn kinh, cam thảo đất, sài hồ nam, lá tía tô, kinh giới mỗi vị 3g và 3 lát gừng tươi. Sắc lấy nước để nguội bớt, uống khi còn ấm.
- Cách 2: Chuẩn bị 3g cam thảo và 6g kim ngân hoa. Cho cả hai vào siêu, đổ thêm 200ml nước sắc cạn còn một nửa. Gạn lấy nước thuốc chia làm 2 -3 lần uống.
Chữa bệnh sởi
- Chuẩn bị: Kim ngân hoa và cỏ ban dạng tươi mỗi loại 30g
- Cách dùng: Đem cả hai giã nhỏ, hòa thêm với 100ml nước đun sôi để nguội. Lọc bã lấy nước uống
Chữa đau họng, má chàm bàm (quai bị)
- Chuẩn bị: Kim ngân 16g; Bạc hà và cam thảo ( mỗi vị 4g ); Cát cánh và tinh giới tuệ ( mỗi vị 8g); Ngưu bàng tử và liên kiều ( mỗi vị 12g), đậu xị (18g).
- Cách dùng: Tất cả gộp thành 1 thang sắc uống.
Chữa viêm phúc mạc, viêm ruột thừa
- Chuẩn bị: Kim ngân (120g); Đương quy và huyền sâm ( mỗi vị 80g); Địa du và mạch môn ( mỗi vị 40g); Hoàng cầm 16g; Cam thảo ( 12g ); Ý dĩ nhân ( 20g ).
- Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, để nguội rồi uống giúp làm giảm triệu chứng viêm ruột thừa, viêm phúc mạc.
Chữa dị ứng, cảm mạo phong nhiệt
- Chuẩn bị: 8g kim ngân, 5g cát cánh, 4g kinh giới, 8g liên kiều, 5g bạc hà, 4g đạm trúc diệp, 5g ngưu bàng tử, 4g đạm đậu xị.
- Cách dùng: Tán thuốc thành bột mịn, mỗi lần uống 12g x 2 lần/ngày.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng kim ngân
Thận trọng
Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết: Lá kim ngân chứa saponin – một loại chất độc kém được cơ thể hấp thu nên hầu như không gây hại. Mặc dù vậy bạn cũng nên thận trọng thông qua ý kiến thầy thuốc, bác sĩ nếu đang mang thai, chuẩn bị mang thai hoặc còn đang cho con bú.
Liều dùng của các vị thuốc trong bài có thể được điều chỉnh cho phù hợp với lứa tuổi, tình trạng bệnh của mỗi người. Vì vậy trước khi dùng thuốc bạn nên tới các phòng khám, cơ sở y tế có chuyên môn về y học cổ truyền để được khám và kê đơn thuốc phù hợp.
Trường hợp có cơ địa dị ứng, nhạy cảm nên thận trọng khi dùng kim ngân.
Các thầy thuốc Đông y cũng khuyến cáo, những người chuẩn bị được phẫu thuật cần ngưng dùng kim ngân trước đó ít nhất 2 tuần.
Chống chỉ định
Không sử dụng cây kim ngân chữa bệnh cho những đối tượng sau:
- Người bị dị ứng với một trong các thành phần của kim ngân
- Người có thể hư hàn
- Người bị mụn nhọt đã vỡ, lở loét hoặc sinh mủ.