Nội dung bài viết
Là một loại rau thường thấy trong vườn nhà, hẹ không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn là vị thuốc quý trong y học.
- Ăn gì thì tốt cho người bị huyết áp cao?
- Tim sen tốt nhưng cần phải cẩn trọng khi dùng
- Tác hại không ngờ của rau ngót
Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Theo Tây y, hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tụy. Chất odorin trong loại rau này là một kháng sinh mạnh giúp chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Tác dụng long đờm trị ho của rau hẹ
Thành phần chính có trong rau hẹ là saponin có tác dụng long đờm. Ngoài ra trong rau hẹ còn có các thành phần kháng sinh mạnh như mạnh như allcin, odorin, sulfit nhờ vậy mà hẹ trở thành vị thuốc tuyệt vời cho những người hen suyễn, khò khè có đờm, nhiễm khuẩn.
Dùng rau hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Sau 5 ngày sẽ tiêu đờm, dứt bệnh ho.
Với đặc điểm không hắc nên có thể sử dụng rau hẹ để trị ho cho trẻ. Ngoài ra nước rau hẹ còn trị giun kim, chứng tiểu dầm, hay đổ mồ hôi trộn, viêm hô hấp trên rất tốt.
Rau hẹ tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Với thành phần giàu chất xơ và tác dụng tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Thêm rau hẹ vào thực đơn hàng ngày đường sẽ giúp giảm đường huyết, giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tụy.
Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Đây là món ăn bài thuốc có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.
Một số tác dụng chữa bệnh khác của rau hẹ
- Chữa nhức răng: Dùng 1 nắm hẹ, rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ răng bị nhức liên tục cho đến khi khỏi.
- Nhuận tràng, trị táo bón: Dùng 5g hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, hòa với nước sôi uống ngày 3 lần, uống liên tục trong 10 ngày.
- Giúp bổ mắt: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.
- Trị lòi dom: Rau hẹ 1 nắm giã nhỏ, trộn giấm, đảo nóng, gói trong 2 miếng vải xô sạch, thay nhau chườm và chấm hậu môn
- Viêm loét dạ dày thể hàn; đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn do lạnh: Rau hẹ 250 g, gừng tươi 25 g, tất cả thái vụn, giã nát, lọc lấy nước, đổ vào nồi cùng với 250 g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.
- Tăng khả năng sinh dục nam giới với rau hẹ: Dùng 200g rau hẹ, 1000g con ngài tằm đực khô. 600g dâm dương hoắc, 300g ba kích, 300g ngưu tất, 200g kỷ tử, 500g kim anh tử, 400g thục địa, 300g sơn thù, 4000g đường kính trắng, tất cả đem ngâm trong 20 lít rượu. Sau 1 tháng có thể sử dụng, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, uống 2 lần mỗi ngày có tác dụng tráng dương, cường lực.
Một số lưu ý đối với cây rau hẹ
Hẹ vừa là một món ăn, vừa là một vị thuốc- kháng sinh từ thiên nhiên tác dụng của cây hẹ giúp chữa được nhiều bệnh nhưng cần lưu ý người âm suy, bốc hoả không nên dùng hẹ. Không nên dùng hẹ vào mùa nóng. Hẹ rất kỵ với thịt trâu, mật ong.
Nguồn: Dược học cổ truyền