Nội dung bài viết
Chùm bao hay còn được gọi với tên quen thuộc khác là nhãn lồng, đây là một loại dây leo được xem là một loại thảo dược trị bệnh với nhiều công dụng cực kỳ tuyệt vời.
- Hoa bách hợp – Thảo dược với nhiều công dụng trị bệnh hữu ích
- Tâm Sen và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
- Một số bài thuốc dân gian điều trị dứt điểm chứng ho cảm lạnh
Dùng cây Chùm Bao chữa bệnh, liệu bạn có biết?
Thông tin sơ lược về cây Chùm bao
Chùm bao là một loại cây thuộc dạng thân leo, có nhiều tua cuốn, bên trong rỗng thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Cây có tên khoa học là Passiflora foetida L. Chùm bao còn được gọi với một số tên khác như Lạc tiên, nhãn lồng, tây phiên liên, dây bầu đường…Cây chùm bao thuộc loài liên nhiệt đới, thường mọc hoang ở những nơi có bụi rậm, dễ leo quấn. Ngoài ra, cây còn được trồng tại một số vườn thuốc để làm dược liệu.
Lạc tiên. Toàn cây có lông mềm, lá dài khoảng 7 cm, rộng khoảng 10 cm, chia thành 3 thùy nhọn, mọc so le. Các tua cuốn thường mọc ở các nách lá, hoa màu trắng, có tràng phụ hình sợi, màu tím. Quả lạc tiên hình tròn, được bao bọc bởi lá bắc. Quả chùm bao sống có màu xanh vị chua, quả chín vàng có vị ngọt, ăn được.
Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, trong Chùm Bao có chứa 3 thành phần hóa học chính gồm Alcaloid, Flavonoid, và Saponin.
Chùm Bao và một số bài thuốc trị bệnh cần biết
Cây Chùm Bao chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh:
- Dùng khoảng 16 g Chùm Bao sắc lấy nước uống mỗi ngày. Uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
- Hoặc có thể kết hợp Chùm Bao với lá vông, lá dâu, tâm sen để nấu thành cao lỏng. Mỗi ngày dùng khoảng 4 – 5g cao lỏng để uống, sử dụng trước khi đi ngủ.
Khắc phục chứng ghẻ ngứa, viêm da: Dùng khoảng 100 g Chùm Bao tươi hoặc khô nấu với 2 lít nước. Để nước nguội thì dùng tắm hoặc rửa lên vùng da viêm ngứa.
Chùm bao là một loại dây leo hay mọc hoang
Khắc phục chứng bệnh lỵ: Dùng khoảng 60 g quả lạc tiên đem rửa sạch, sắc lấy nước. Pha thêm chút đường và chia thành 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa mất ngủ, trợ tim, thư giãn thần kinh: Chuẩn bị 12 g hạt sen, 15g cỏ mọc, 20 g Chùm Bao, 10g cỏ tre, 10g lá dâu, 12g lá vông nem, 6g cam thảo, 6g xương bồ, 10g táo nhân sao. Cho các dược liệu vào ấm, sắc với 600 ml nước với lửa nhỏ. Đợi cho đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì chia thành 2 lần và uống trong ngày. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng.
Thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan: Chuẩn bị khoảng 500 g quả Chùm Bao chín đem đi bổ đôi, nạo lấy phần ruột và đem ép lọc lấy dịch quả. Hòa khoảng 250 g đường với 200 ml nước sôi để cho nguội. Cho phần nước ép quả Chùm Bao vào nước đường và trộn đều. Nước ép quả Chùm Bao có mùi thơm khá đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin B 2 rất cần thiết cho việc thanh lọc cơ thể.
Những điều cần biết khi sử dụng Chùm Bao
1. Đối tượng không nên sử dụng Chùm Bao
Chưa có bằng chứng cụ thể về việc sử dụng Chùm Bao đối với một số trường hợp:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Người chuẩn bị phẫu thuật.
2. Tương tác thuốc với Chùm Bao
Chùm bao được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh hữu ích
Chùm Bao có khả năng tương tác với một số loại thuốc như:
- Thuốc an thần: lorazepam (Ativan®), phenobarbital (Luminal®), secobarbital (Seconal®), zolpidem (Ambien®), clonazepam (Klonopin®) hoặc pentobarbital (Nembutal®).
- Thuốc chống đông máu: clopidogrel (Plavix®), aspirin, warfarin (Coumadin®).
- Thuốc MAOI: phenelzine (Nardil®), tranylcypromine (Parnate®), isocarboxazid (Marplan®).
Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị nào khác, có thể trao đổi với bác sĩ khi có ý định sử dụng Chùm Bao.
3. Một số lưu ý khi sử dụng Chùm Bao
- Sử dụng dược liệu Chùm Bao đúng liều lượng quy định.
- Không sử dụng dược liệu Chùm Bao bị ẩm mốc, có mùi lạ.
- Không được tự ý kết hợp thuốc với thảo dược Chùm Bao khi chưa được chỉ định cụ thể.
Một số thông tin và tác dụng của Chùm Bao trên đây do các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Pasteur chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn đọc có thể tìm thấy thông tin hữu ích về loại thảo dược này.