Chữa suy nhược cơ thể hiệu quả bằng Y học cổ truyền

Chữa suy nhược cơ thể hiệu quả bằng Y học cổ truyền

Nội dung bài viết

Suy nhược cơ thể do khí huyết kém, cần âm nên việc áp dụng các bài thuốc có tác dụng bổ can âm là phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay.

Bệnh suy nhược cơ thể được hiểu như thế nào?

Bệnh suy nhược cơ thể được hiểu như thế nào?

Bệnh suy nhược cơ thể được hiểu như thế nào?

Theo Y học cổ truyền cho biết, suy nhược thần kinh được mô tả trong phạm trù “Kinh quí”, “Kiện vong” , “Bất mi”, mất ngủ hay mê. Suy nhược cơ thể thường gặp ở phụ nữ tăng huyết áp, phụ nữ tiền mãn kinh và xơ cứng động mạch thường gặp ở người cao tuổi, người lao động trí óc.

Triệu chứng của suy nhược cơ thể có thể dễ dàng nhận thấy như: hư phiền, khó ngủ, dễ cáu gắt, tâm quí, sức đề kháng giảm sút, lưỡi khô, đau đầu nặng nề, hoa mắt, chóng mặt, trí nhớ giảm, suy nhược, di tinh, mạch huyền tế sác.

Trong các cuốn sách Y học cổ truyền có lý giải, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do can âm hư, khí huyết kém và phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là bổ can âm. Người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc dân gian do các Y sĩ Y học cổ truyền tư vấn ngay sau đây để có thể điều trị suy nhược cơ thể dứt điểm:

Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể hiệu quả trong Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể hiệu quả trong Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể hiệu quả trong Y học cổ truyền

Căn cứ vào tình hình thể trạng của mỗi người bệnh mà sẽ có các bài thuốc điều trị khác nhau.

Chữa suy nhược thần kinh, hay mệt mỏi, mất ngủ: Người bệnh tiến hành chuẩn bị các dược liệu bao gồm: Tri mẫu 4g, xuyên khung 3g, toan táo nhân (sao đen) 6g, phục linh 5g, cam thảo 2g. Đem tất cả các dược liệu cho vào nồi sắc thuốc, dùng nước đó để uống trong ngày.

Chữa hoa mắt chóng mặt, suy nhược thần kinh, màng có màng mộng: Đối với biểu hiện này, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc y học cổ truyền với các loại dược liệu sau: xuyên khung 8g; đương quy, bạch thược, khương hoạt, thục địa,  phòng phong mỗi vị 12g. Người bệnh đem tán bột, ngày uống 2 lần và mỗi lần 12g.

Chữa nhức đầu, ù tai, xơ vữa động mạch, suy nhược cơ thể ở người tăng huyết áp: Đối với những triệu chứng suy nhược này, Y học cổ truyền đặc biệt lưu ý đến người bệnh cần chuẩn bị đủ các dược liệu như: Cúc hoa, tang thầm, long nhãn, mạch môn mỗi vị 8g; hà thủ ô, thục địa, kỷ tử,  đỗ đen sao, sa sâm mỗi vị 12g. Đem tất cả dược liệu này sắc uống.

Bài thuốc chữa đau nhức do chứng thiếu máu cục bộ, máu lưu thông kém: Người bệnh chuẩn bị: Chỉ thực, thanh bì, sơn thù mỗi vị 25g; mẫu đơn bì, mạch môn, trạch tả mỗi vị 50g; hoài sơn, hà thủ ô,  ngọc trúc, đan sâm mỗi vị 100g; đương quy 500g. Các vị thuốc trên tán bột mịn, thêm mật, hoàn viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g. Cũng theo các Y sĩ Y học cổ truyền, đương đương quy là vị thuốc bổ huyết, bồi bổ sức khỏe, trị suy nhược cơ thể.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn