Chia sẻ công dụng trị bệnh từ cây Củ chóc - Dược học cổ truyền

Chia sẻ công dụng trị bệnh từ cây Củ chóc

Nội dung bài viết

Củ chóc hay còn được gọi với tên khác là Mía dò hay Bán hạ nam…Đây là một loại Thảo Dược Trị Bệnh được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian vô cùng hữu ích.

Chia sẻ công dụng trị bệnh từ cây Củ chóc

Chia sẻ công dụng trị bệnh từ cây Củ chóc

Sơ lược thông tin cần biết về cây Củ Chóc

Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, cây củ chóc thuộc họ Cây Ráy (Araceae) có tên khoa học là Typhonium trilobatum. Củ chóc là loại cây mọc hoang, cây có thể tìm thấy khắp nơi ở nước ta. Bên cạnh đó còn có thể bắt gặp cây còn mọc ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Cây Củ chóc là loại cỏ không có thân. Lá hình mác, hình tim hoặc chia 3 thùy. Lá cây Củ chóc có chiều dài 4cm – 15cm và rộng 3,5cm – 9 cm. Bông mo với phần trần dài 17mm – 27mm và phần hoa đực dài 5mm đến 9mm. Củ có hình cầu với đường kính 2cm. Quả mọng có hình trứng với chiều dài 6mm.

Củ Chóc và một số bài thuốc trị bệnh

Trị ho, đờm nhiều hoặc ho lâu ngày, vị khí xông vùng thượng vị, gây nôn lợm: Củ chóc đã qua chế biến 12g, cam thảo 8g, bạch phục linh 10g, trần bì 10g. Sắc lấy nước cho bệnh nhân uống.

Chữa ho có đờm, sốt kèm theo ho, khó thở và miệng khát: Sử dụng 6g Củ chóc (chế), 8 g đình lịch, 8g ma hoàng, 8g tô tử, 10g hạnh nhân, 10g xạ can, 12g đại táo, 4g sinh khương và 20g thạch cao. Sắc uống đến khi hết triệu  chứng bệnh thì ngưng.

Củ chóc thường mọc hoang nhiều ở nước ta

Củ chóc thường mọc hoang nhiều ở nước ta

Trị ho có nhiều đờm, nôn mửa, thượng bị trướng tức: Sử dụng 250g Củ chóc (chế), 75g cam thảo, 250 g bạch phục linh và 250g trần bì. Tất cả các vị thuốc đã được nghiền mịn và trộn chung với sinh khương. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống từ 9g – 15g.

Trị bệnh hen suyễn lâu ngày, ho và khó thở: Sử dụng 12g Củ chóc và 8g ma hoàng đã bỏ rễ, chích mật ong với bồ kết đã bỏ hạt sao vàng. Đem tất cả nguyên liệu đi tán mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần lấy 2g – 3 g bột thuốc hòa tan nước ấm và uống. Uống liên tục cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

Trị hen suyễn lâu ngày, thiếu máu và da xanh xao: Củ chóc (chế) 8g, cam thảo, trần bì và phục linh mỗi vị 10g, thục địa và đương quy, mỗi vị 12g. Sắc lấy nước cho người bệnh uống.

Chữa rắn cắn, ong đốt: Rửa sạch củ bán hạ nam, gọt vỏ, giã nát và đắp lên chỗ bị ong đốt. Đối với trường hợp rắn cắn, đầu tiên cần loại bỏ hết chất độc rồi đắp củ bạn hạ nam đã giã nát lên. Thế nhưng, người bệnh cũng cần theo dõi, tránh trường hợp chất độc còn sót lại gây nguy hại đến tính mạng.

Chữa viêm phế quản mạn tính, đờm nhiều và khí suyễn: Sử dụng 15g Củ chóc (chế), 10g bạch thược, 10 g ma hoàng, 5g quế chi, 5g sinh cam thảo, 5g can khương, 5g tế tân, 5g, ngũ vị tử. Sắc thuốc uống. Sử dụng liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh giảm dần.

Củ chóc được áp dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh

Củ chóc được áp dụng trong nhiều bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh

Chữa buồn nôn, đầy trướng bụng: Sử dụng Củ chóc, cam thảo, bạch linh và trần bì, mỗi vị 12g sắc chung với 12g sinh khương. Hoặc cũng có thể dùng 40g bán hạ nam (chế), 32g phèn chi và 28g chỉ xác. Sắc mỗi ngày 1 thang.

Trị tâm hồi hộp, đờm hàn, ho, chứng khó ngủ: Củ chóc (chế) 8g sắc với trúc nhựa 8g, bạch linh, trần bì và cam thảo, mỗi vị 10g. Sau đó mang tất cả dược liệu đã chuẩn bị

Các bài thuốc trị bệnh từ cây Củ chóc do các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Pasteur chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có nhu cầu sử dụng Củ chóc để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để các được tư vấn cụ thể nhất về lưu lượng thuốc phụ hợp nhất.