Các phương pháp điều trị và chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn xảy ra khi có sự tích tụ dịch bất thường giữa các lớp màng bao quanh tinh hoàn, gây sưng và căng ở bìu. Đây là tình trạng khá phổ biến ở nam giới, đặc biệt là trẻ sơ sinh và người lớn.

Nguyên nhân gây tràn dịch màng tinh hoàn

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nguyên nhân gây tràn dịch màng tinh hoàn thay đổi tùy theo độ tuổi:

Ở trẻ sơ sinh: Thường do ống phúc tinh mạc không đóng kín sau khi sinh, khiến dịch từ khoang bụng chảy xuống bìu. Tình trạng này đa số sẽ tự khỏi trong 1-2 năm đầu đời.

Ở trẻ em và người trưởng thành: Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

+ Chấn thương vùng bìu.

+ Viêm nhiễm: Như viêm tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn.

+ Nhiễm ký sinh trùng: Điển hình là giun chỉ.

+ Các bệnh lý khác: Ung thư tinh hoàn, các bệnh liên quan đến hệ bạch huyết.

+ Trong một số trường hợp, nguyên nhân không rõ ràng.

Triệu chứng của tràn dịch màng tinh hoàn

Khi bị tràn dịch màng tinh hoàn, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

Sưng bìu: Bìu sưng to, căng bóng. Có thể không đau nhưng gây khó chịu khi di chuyển hoặc quan hệ tình dục. Một đặc điểm nhận biết là ánh sáng có thể xuyên qua bìu khi chiếu đèn.

Tinh hoàn sưng đau: Đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn.

Viêm mào tinh hoàn/viêm tinh hoàn: Nếu có nhiễm trùng, bìu sẽ sưng đau mạnh kèm theo các dấu hiệu viêm.

Tràn dịch ít: Triệu chứng có thể không rõ ràng, cần siêu âm để chẩn đoán.

Màu sắc dịch:

+ Dịch mủ: Thường do vi khuẩn, cảnh báo viêm tinh hoàn cấp tính.

+ Dịch dưỡng chấp: Thường do bệnh giun chỉ, có thể kèm theo tiểu dưỡng chấp và phù chân voi.

+ Dịch vàng chanh: Thường liên quan đến các bệnh toàn thân như ung thư hoặc bệnh lao.

Biến chứng của tràn dịch màng tinh hoàn

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y đa khoa cho biết mặc dù thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, tràn dịch màng tinh hoàn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng:

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Dịch tích tụ lâu ngày gây áp lực lên tinh hoàn, ống dẫn tinh và mào tinh hoàn, làm gián đoạn quá trình sản xuất và vận chuyển tinh trùng. Điều này có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dẫn đến khó khăn trong việc thụ thai hoặc thậm chí là vô sinh.

Khó khăn trong quan hệ tình dục: Lượng dịch nhiều làm căng tức bìu, gây đau đớn khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến ham muốn và tâm lý người bệnh.

Chẩn đoán và điều trị tràn dịch màng tinh hoàn

Chẩn đoán

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thăm khám, quan sát tình trạng sưng bìu, mức độ đau và thực hiện nghiệm pháp chiếu sáng qua bìu.

Chẩn đoán cận lâm sàng:

+ Xét nghiệm máu và nước tiểu: Giúp tìm nguyên nhân viêm hoặc nhiễm trùng.

+ Siêu âm tinh hoàn: Phát hiện các khối u, thoát vị bẹn hoặc đánh giá mức độ tràn dịch.

+ Chọc hút dịch: Nếu lượng dịch nhiều, bác sĩ có thể chọc hút để xét nghiệm, xác định nguyên nhân (nhiễm trùng, lao, ung thư).

Điều trị

Các phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tràn dịch:

Sử dụng thuốc:

+ Kháng sinh: Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng.

+ Corticoid và thuốc chống viêm: Để giảm sưng và viêm.

+ Thuốc giảm phù nề: Giúp giảm sự tích tụ dịch.

Phẫu thuật: Chỉ định khi dịch tràn nhiều và gây khó chịu. Phẫu thuật giúp dẫn lưu dịch, tuy nhiên, tràn dịch có thể tái phát sau đó.

+ Dẫn lưu dịch: Dùng kim nhỏ để hút dịch. Phương pháp này chỉ điều trị triệu chứng, không ngăn ngừa tái phát.

+ Liệu pháp xơ hóa: Sau khi dẫn lưu dịch, chất làm xơ có thể được tiêm vào màng tinh hoàn để ngăn ngừa tràn dịch tái phát.