Nội dung bài viết
Nếu do thận khí suy tổn thì những bài thuốc trong Y học cổ truyền sau đây hứa hẹn mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị.
- Những bài thuốc điều trị đau vai gáy hiệu quả trong Y học cổ truyền
- Bài thuốc điều trị chứng chóng mặt trong Y học cổ truyền
- Chữa khí hư, huyết trắng đơn giản bằng các phương thuốc dân gian
Giới thiệu 3 bài thuốc trị thận âm hư trong Y học cổ truyền
Theo YHCT, nếu khi đau khi không và đau âm ỉ là do nội thương; nếu kèm theo triệu chứng: lưng gối đau mỏi, lưỡi đỏ, xây xẩm hoặc có di tinh, mạch tế sác là do thận khí suy tổn. Đối với những trường hợp này thì người bệnh có biểu hiện ù tai, mất ngủ hay quên, hoa mắt chóng mặt, đau trống rỗng,lưng gối yếu mỏi, di tinh đới hạ, ra mồ hôi trộm, người gầy, ngấy sốt về chiều, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác hoặc huyền tế vô lực.
Giới thiệu 3 bài thuốc trị thận âm hư trong Y học cổ truyền
Người bệnh có thể áp dụng một trong những bài thuốc dân gian trong Y học cổ truyền sau:
Bài 1: Thục địa 20g, bột sừng nai 20g, quy bản 16g, lá sen 16g, cúc hoa 16g, mạch môn 12g, mẫu lệ 12g, mật ong vừa đủ. Sừng nai cắt khúc, bọc bằng cám nếp ẩm, nướng trên bếp tầm 40 phút, sao cho sừng bở ra là được, đập vụn, bỏ cám; quy bản cạo hết màng trong, đập vỡ, tẩm giấm thanh 2 đến 3 giờ, sao vàng sẫm. Sau đó đem tán bột, luyện với mật ong làm viên. Ngày dùng 2 lần.
Bài 2: Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn: Thục địa 32g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, phục linh 12g, cúc hoa 12g, kỷ tử 12g, đơn bì 12g, trạch tả 12g.
Trường hợp xuất hiện thêm chứng đau mỏi lưng gối thì có thể thêm đỗ trọng 12g, ngưu tất 10g. Hay nam di tinh, nữ đới hạ, hoàng bá 10g, thêm tri mẫu 12g. Nếu hoa mắt ù tai, thiên ma 12g, thêm từ thạch 12g, trân châu mẫu 12g, thêm ngũ vị tử 8g. Nếu triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, mai mực 16g, long cốt 16g, địa cốt bì 12g, thêm quy bản 12g.
Bài 3: Bạch thược 24g, ngọc trúc 24g, mẫu lệ 15g, long cốt 15g, sơn thù 10g, câu đằng 12g, toàn yết 6g, quất lạc 6g. Sắc uống.
3 bài thuốc trị thận dương hư trong y học cổ truyền
3 bài thuốc trị thận dương hư trong y học cổ truyền
Y sĩ y học cổ truyền cho hay, đối với người bị đau đầu do thận dương hư thường có biểu hiện: đau đầu sợ lạnh, chân tay lạnh, đái ít, đại tiện lỏng, sắc mặt trắng nhợt, phù thũng, chất lưỡi nhạt bệu, ít rêu, mạch trầm tế nhược, lưng gối vô lực, nhất là mạch xích bất túc.
Phép chữa: ôn bổ thận dương. Người bệnh có thể dùng một trong các bài:
Bài 1: Thục địa 40g, đậu đen sao chín 40g, khiếm thực sao vàng 20g, củ mài sao vàng 20g, dây tơ hồng sao vàng 20g,cúc hoa 20g. Sắc uống.
Bài 2: Bột sừng nai 20g, thục địa 20g, lá sen 16g, cúc hoa 16g, ba kích 12g, mẫu lệ 12g, nhục quế 4g, mật ong vừa đủ.
Cũng giống như bài thuốc trị thận dương hư, sùng nai cắt khúc, bọc bằng cám nếp ẩm, nướng trên bếp tầm 40 phút, sao cho sừng bở ra là được, đập vụn, bỏ cám. Sau đó đem tất cả tán bột, luyện với mật ong làm viên. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10-15g.
Bài 3: Thận khí hoàn: thục địa 32g, phục linh 12g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 16g, phụ tử 4g, nhục quế 4g. Sắc uống.
Trường hợp đầu ngón chân ngón tay không ấm, thêm can khương 8g, tế tân 3; lưng gối yếu mỏi, thêm tục đoạn 12g, cẩu tích 12g, dương nuy, thêm dâm dương hoắc 12g, ba kích 12g; phù thũng đái ít, thêm xa tiền tử 12g ,ngưu tất 16g, đại tiện lỏng, thêm nhục đậu khấu 12g, ngũ vị tử 8g.
Đây là căn bệnh tưởng như không có vấn đề gì nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe, do đó bạn nên nhờ đến các bác sĩ để tìm ra nguyên căn, từ đó có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn