Cây hoa phù dung được biết đến là loài cây mọc hoang và được trồng làm cảnh, tuy nhiên ít ai biết lá và hoa của cây còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
- Các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị táo bón hiệu quả
- Thầy thuốc đông y chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh từ Rau đắng
- 3 bài thuốc dân gian chữa viêm họng khi thời tiết giao mùa
Các bài thuốc Y học cổ truyền từ hoa phù dung
Theo Trường Cao đẳng Y dược Nam Định , dân gian còn gọi cây phù dung là mộc liên hoa, sương giáng hoa, tam biến hoa, địa phù dung, đại diệp phù dung… Tên khoa học của cây phù dung là Hibiscus mutabilis L. thuộc họ Bông (Malvaceae). Đây là một loài cây nhỡ, chiều cao khoảng 2 – 5m, cành mang lông ngắn hình sao, lá 5 cánh, phía cuống lá có hình tim, mép lá có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông hơn. Hoa phù dung có đặc điểm là to, mọc đơn độc hoặc tụ lại thành chùm, khi mới nở vào buổi sáng hoa có màu trắng, đến chiều thì ngả màu hồng đỏ. Quả phù dung có đặc điểm là hình cầu, có lông màu vàng nhạt. Hạt phù dung hình trứng, có nếp nhăn nhỏ, mang lông dài.
Cây hoa phù dung có công dụng chữa bệnh gì?
Y học hiện đại đã nghiên cứu thuốc từ cây phù dung được dùng với công dụng ức chế tương đối mạnh với tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết và trực khuẩn mủ xanh; có công dụng ức chế nhất định với trực khuẩn thương hàn và coli.
Từ xưa cây phù dung cũng được sử dụng để chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, lá phù dung vị cay, tính bình, có tác dụng làm mát huyết, giải độc, tiêu sưng, giảm đau, dùng trong các trường hợp bị mụn nhọt đau nhức, đau mắt đỏ, bệnh zona (giời leo), vết thương phần mềm.
Giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Nam Định cho biết, hoa phù dung có vị hơi cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giảm đau, giải cảm, trừ phù thũng, tiêu độc, sử dụng điều trị trong các trường hợp phế ung (áp xe phổi), ho do phế nhiệt (tạng phế bị nóng), thổ huyết (hay còn gọi là ho ra máu), kinh nguyệt không đều, khí hư (bạch đới)…
Bài thuốc y học cổ truyền từ cây hoa phù dung
Sau đây là một số bài thuốc y học cổ truyền có sử dụng vị thuốc hoa phù dung:
Chữa ho do hư lao: Sử dụng bài thuốc như sau: hoa phù dung với liều lượng 60-120g, lộc hàm thảo (Pyrola rotundifolia L. ) 30g, đường đỏ 60g. Cách thực hiện: hầm các nguyên liệu trên với tim và phối lợn ăn.
Chữa cảm mạo: Các vị thuốc gồm Hoa hoặc lá phù dung 30g, hậu phác 3g. Cách làm: Sắc kỹ 2 lần lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.
Bài thuốc y học cổ truyền từ cây hoa phù dung
Chữa phế ung (áp – xe phổi): Các vị thuốc gồm: Hoa phù dung 30g sắc uống. Có thể cho thêm 10-20g đường phèn.
Trị kinh nguyệt không đều: Bạn lấy Hoa phù dung hoặc vỏ rễ với hàm lượng 9-12g, sắc uống.
Chữa thống kinh, cách làm: nguyên liệu và hàm lượng gồm đế hoa phù dung 7 cái, sắc kỹ lấy nước, hòa thêm một chút đường phèn rồi uống.
Trị xuất huyết tử cung, rong kinh, kinh nguyệt kéo dài, áp dụng bài thuốc sau: Hoa phù dung với liều lựng 9-30g sắc uống, hoặc hoa phù dung và gương sen (liên phòng) lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 6g với nước cơm.
Khí hư (bạch đới), bạn áp dụng bài thuốc y học cổ truyền sau: Hoa phù dung 10 đóa, sắc uống.
Viêm âm đạo, áp dụng bài thuốc sau: Hoa hoặc lá phù dung 1000g, sắc kỹ lấy 1000ml nước thuốc, bỏ bã, để nguội, cho thêm benzoic acid 0,3 %, sau đó bạn dùng dịch chiết hoa phù dung ngâm rửa kỹ, mỗi ngày 1 lần.
Hoặc có thể áp dụng bài thuốc: Lá phù dung tươi với liều lượng khoảng 500g, sắc lấy nước ngâm rửa, mỗi ngày một lần, làm liên tục 5 – 7 ngày
Chữa bỏng nhẹ, áp dụng bài thuốc y học cổ truyền sau: Hoa phù dung tươi, ngâm với dầu ăn, khi hoa chìm xuống, lọc lấy dầu, bỏ bã, đựng vào lọ kín dùng dần. Bôi nhẹ vào vết bỏng, ngày 3 lần.
Chữa ho ra máu, tham khảo bài thuốc dân gian sau: Hoa phù dung 10 đóa, sắc nước uống trong ngày.
Chữa viêm tuyến vú: Nguyên liệu gồm Hoa, lá hoặc rễ phù dung sắc uống hoặc giã nát đắp vào nơi tổn thương.
Chữa zona (giời leo), vết thương do ong đốt, rắn cắn, côn trùng cắn, áp dụng bài thuốc sau: Lá hoặc hoa phù dung, âm can (khô), tán bột, trộn với dầu vừng, bôi vết thương, ngày 3 lần.
Trị trẻ em hay đầy bụng do giun, áp dụng bài thuốc sau: Hoa phù dung hái lúc còn màu trắng, phơi khô trong bóng râm rồi thái nhỏ nấu canh với gan gà cho trẻ ăn hàng ngày.
Trên đây là một số bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ hoa phù dung. Lưu ý thông tin chỉ dành để tham khảo, để biết thêm chi tiết hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc tư vấn.
Nguồn: Tổng hợp từ Sức khỏe đời sống.