Không chỉ làm gia vị trong những món ăn hàng ngày cây sả còn được dùng trong điều trị bệnh như: cảm lạnh, ho, nhức đầu, đau răng, hôi nách,…
- Khoai từ: Món ăn bổ dưỡng cho người tiểu đường
- 6 bài thuốc điều trị táo bón hiệu quả bạn nên biết trong Y học cổ truyền
- Cách trị bệnh bằng đậu đen trong y học cổ truyền
YHCT cho biết những công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây sả
Nội dung bài viết
Những công dụng và bài thuốc điều trị bệnh từ cây xả như thế nào?
Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm:
- Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.
Trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi:
- Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 – 6g mỗi loại nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Giải cảm:
- Kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)… đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.
- 15 – 30g củ sả hoặc lá tươi nấu nước xông.
- Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3 – 4 củ tỏi (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông sẽ trị được nhức đầu (do thời tiết).( Theo chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ)
- Lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ.
Giảm cảm giác buồn nôn khi có thai:
- Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày.
Giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực:
- Lá sả tươi 30 – 40g nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút, uống.
Trị nhức đầu:
- Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu với vài củ tỏi nấu nước xông.
Sạch răng miệng:
- Củ sả non rửa thật sạch, xắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng, dùng để súc miệng.
Trị đau răng:
- Sắc sả lấy nước súc miệng hàng ngày.
Trị hôi nách:
- Củ sả, giã nát, hợp với phèn phi, bôi ngày 1 lần. Dùng liên tục 7 – 10 ngày giúp cải thiện mùi hôi đáng kể.
Tuyển sinh đào tạo Trung cấp Y học cổ truyền với thời gian đào tạo 2 năm
Trị ăn uống không tiêu, đầy bụng:
- Củ sả giã nát, ép lấy nước cốt, phối hợp với mạch nha uống.
Trị đau dạ dày, tiêu chảy do lạnh:
- Củ sả 12g, gừng nướng sém vỏ ngoài 6 – 12g, củ riềng (sao) 12g, hương phụ (sao) 12g, sắc với 750ml nước, còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Trị tiêu chảy:
- Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quít, hậu phác, mỗi vị 6g; sắc uống.
- Rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống.
Trị đau khớp:
- Tinh dầu sả trộn với dầu dừa bôi vào chỗ đau hoặc sưng.
Trị phù nề chân, tiểu ít, thấp thũng:
- Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g.
- Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 – 4 ngày.
Trị hai chân tự nhiên phù:
- Củ sả 12g, lá và bông mã đề 12g, sắc uống thay nước trà.
Cây sả là một loại cây dễ trồng, có thể trồng trong vườn hoặc trong chậu cây quanh nhà mình vừa có tác dụng trang trí, vừa hữu ích khi cần trị bệnh.
Nguồn: Dược học cổ truyền