Nội dung bài viết
Không quá xa lạ khi các bộ phận của động vật có thể dùng làm thuốc, trong Y học cổ truyền dùng sỏi động vật làm vị thuốc quý để trị bệnh.
- Cách làm dứt điểm cơn ho, viêm họng theo phương pháp bấm huyệt
- 3 tác dụng của lá tía tô đối với trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua
- Hướng dẫn cách xoa bóp đúng cách trong Y học cổ truyền
Dùng sỏi động vật như những vị thuốc quý trong YHCT
Dùng sỏi động vật như những vị thuốc quý trong YHCT
Vị thuốc từ sỏi của con khỉ (hầu táo)
Hầu táo là sỏi kết tụ trong nội tạng của con khỉ, có hình dạng giống như quả táo. Theo Y sĩ Dược học cổ truyền, hầu táo có vị đắng, hơi mặn, tính lạnh quy vào 4 kinh tâm, đởm, phế, can. Điều trị các chứng suyễn thở, khò khè do đàm nhiệt bí tắc ở cổ họng. Tác dụng thanh nhiệt, định suyễn, thông đàm, ngừng ho. Trẻ em cấp kinh co giật, chân tay lạnh, đàm quyết, cứng đờ do đàm gây ra.
Cách dùng: Tán nhỏ thật mịn rồi hòa nước uống, hoặc cho vào thuốc hoàn, thuốc tán, lưu ý không dùng trong thuốc sắc. Liều dùng từ 0,3 đến 0,9g. Do thuốc có tính lạnh, người không có nhiệt đàm thì không được dùng.
Cẩu bảo là sỏi kết trong mật của con chó
Cẩu bảo có hình dạng giống viên đá trắng, hơi phơn phớt xanh, do nhiều lớp xếp lại. Thuốc có vị mặn, tính ấm. Có tác dụng trong điều trị đối với những người bị nghẹn tắc, bụng trướng đầy, khó ăn uống hoặc ăn xong lại nôn ra, tiêu hóa kém hay các chứng phản vị thuộc chứng vị hư hàn.
Dùng sỏi động vật như những vị thuốc quý là một trong những phát hiện hay của người xưa trong công tác điều trị bệnh. Nhờ vào những phát hiện này mà nhiều người bệnh được cứu chữa, đồng thời làm tăng giá trị của các bài thuốc liên quan đến sỏi động vật.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn