Nội dung bài viết
Trong Y học cổ truyền câu đằng và cúc hoa là 2 loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong những bài thuốc có tác dụng phòng và điều trị tăng huyết áp.
- Những bài thuốc quý chữa bệnh tuyệt vời từ cây nhọ nồi
- Bật mí bài thuốc dân gian chữa bệnh thiếu máu cơ tim
- Bài thuốc giải cảm nhanh chóng – Hương nhu tía
Mẹo hạ huyết áp hiệu quả nhờ thảo dược trong Y học cổ truyền
Bài thuốc hạ áp hiệu quả từ câu đằng và cúc hoa
Theo Y sĩ Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, câu đẳng và hoa cúc có thể phối hợp với nhau hoặc các thuốc khác trong các bài thuốc để điều trị tăng huyết áp. Một số bài thuốc dân gian tiêu biểu điều trị tăng huyết áp có sử dụng 2 vị này gồm:
- Bài 1: Câu đằng 10g, quế chi 3g, cam thảo 2g, xuyên khung 5g. Đem các vị thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần/ngày.
- Bài 2: Kỷ cúc địa hoàng hoàn: hoài sơn 16g, bạch linh, thục địa 20g, đơn bì, trạch tả, , cúc hoa, sơn thù, kỷ tử mỗi thứ 12g.
- Bài 3: Câu đằng 10g, lá dâu 8g, cúc hoa vàng 8g, ,hạ khô thảo 8g sao vàng, thảo quyết minh 8g. Sắc uống chia 2 lần.
- Bài 4: Cúc hoa, kim ngân hoa mỗi thứ 6 – 10g, nếu xơ vữa động mạch thêm sơn tra 10g, nếu đầu choáng váng nhiều thêm tang diệp 10g .Tất cả trộn đều pha trà uống 2 lần/ngày.
- Bài 5: Trà cúc hoa điều hòa huyết áp: trà búp 3g, cúc hoa 10g hãm nước sôi như pha trà uống.
Bên cạnh đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế, phòng khám y học cổ truyền uy tín để các các bác sĩ, y sĩ có chuyên môn thăm khám, bắt đúng bệnh, bốc đúng thuốc giúp đẩy lùi bệnh tình hiệu quả.
Câu đằng và cúc hoa dưới con mắt Y học cổ truyền
Câu đằng và cúc hoa dưới con mắt Y học cổ truyền
Trong y học cổ truyển, câu đằng có vị ngọt, chát, không độc, tính hàn, vào kinh can và tâm bào, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, trấn kinh, bình can, hạ huyết áp. Đoạn thân có gai ở kẽ lá, cong và cứng như lưỡi câu của cây câu đằng là bộ phận được dùng để làm thuốc. Cây được thu hái vào mùa hè thu, phơi hoặc sấy khô.
Thực tế không chỉ trong y học cổ truyền mà y học hiện đại cũng đã chúng minh được công dụng hạ huyết áo của câu đằng là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định. Chỉ với liều nhỏ rhynchophyllin đã có tác dụng hưng phấn trung khu hô hấp, đồng thời làm giãn mạch máu ngoại biên giúp huyết áp hạ xuống rõ rệt. Bên cạnh tác dụng hạ huyết, câu đằng còn được biết đến là thảo dược có tác dụng an thần và ức chế cơ trơn của ruột làm dịu cơn co thắt của phế quản. Theo đó, câu đằng thực tế được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp như làm thuốc hạ huyết áp dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, nổi ban, lên sởi, nhức đầu, hoa mắt, làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh giật, chân tay co quắp.
Nếu cao đằng chỉ có một loại thì cúc hoa có rất nhiều loài, trong đó y học cổ truyền thường dùng cúc hoa trắng (kim cúc) và cúc hoa vàng (hoàng cúc) làm thuốc. Theo các tài liệu cổ, cúc trắng có vị ngọt, , tính hơi hàn ,đắng, trong khi cúc vàng có vị đắng cay, vào 3 kinh phế, tính ôn, can và thận. Sử dụng hoa cúc có tác dụng tán phong nhiệt,giải độc, giáng hỏa. Theo y học hiện đại, hoa cúc còn có tác dụng giãn mạch vành, tăng lưu lượng máu ở mạch vành làm giảm thiếu máu cơ tim, hạ huyết áp, hạ nhiệt. Thuốc được chế từ hoa cúc có tác dụng ức chế một số loài vi khuẩn như tụ cầu vàng trực khuẩn, liên cầu khuẩn và nấm ngoài da nên được ứng dụng trong điều trị chứng hoa mắt, nhiều nước mắt , nhức đầu, , cao huyết áp ,mắt đỏ đau, đinh nhọt..v..v.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn