Thời tiết giao mùa là một trong những thời điểm thuận lợi tạo điều kiện các vi khuẩn gây bệnh phát triển, trong đó trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc nhất.
- Đậu đỏ là vị thuốc nam quý chữa nhiều bệnh hiệu quả
- Quả óc chó chữa bệnh ung thư tuyến tiền liệt cực hiệu quả
- Món ăn bài thuốc chữa suy nhược thần kinh hiệu quả nhất
Điểm mặt tên bệnh giao mùa trẻ dễ mắc nhất
Thời tiết giao mùa, nóng ẩm mưa nhiều và thay đổi thất thường là một trong những điều kiện lý tưởng để dịch bệnh bùng phát và cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ mắc các bệnh trẻ như tay chân miệng, tiêu chảy, sốt xuất huyết, cảm cúm,…Do đó các cha mẹ cần cảnh giác để chăm sóc và phòng bệnh cho con tốt hơn, đặc biệt là kiến thức về tên bệnh giao mùa trẻ dễ mắc nhất để có thể kịp thời xử lý khi trẻ mắc phải.
Nội dung bài viết
Bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt huyết là một trong những căn bệnh phổ biến mỗi khi thời tiết giao mùa xuân hè. Theo thống kê của Dược học Cổ truyền, trong năm 2015, Việt Nam ghi nhận hơn 88.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 58 tỉnh. Riêng tại Hà Nội ghi nhận hơn 15.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 1.800 ca so với năm 2014) nhưng không có ca tử vong. Theo bác sĩ Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược pasteur, với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, miền Bắc đang chuyển từ xuân sang hè nóng lạnh thất thường, trời ẩm ướt là điều kiện cho nhiều loại muỗi phát triển. Đặc biệt, nguy cơ sốt xuất huyết có thể gia tăng từ tháng 3 đến tháng 11. Sốt xuất huyết thường có những triệu chứng cơ bản như: buồn nôn, nôn; đau đầu; sưng hạch bạch huyết; nhức sau hốc mắt; đau mỏi cơ, xương hay khớp; phát ban. Nếu không được chữa trị bệnh có thể để lại nhiều biến chứng và dẫn đến tử vong.
Bệnh tay chân miệng
Điều kiện để bệnh tay chân miệng phát triển thuận lợi nhất chính là khi giao mùa xuân – hè. Theo thông tin từ một bạn sinh viên Trung cấp Y Hà Nội, thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân khiến những đối tượng miễn dịch yếu như trẻ em dễ nhiễm vi khuẩn, vi rút. Đây cũng là một trong những thời điểm thuận lợi để bệnh tay chân miệng bùng phát.
Các cha mẹ có thể nhận biết bệnh thông qua những triệu chứng như sốt nhẹ, kèm theo đau họng, chảy nước miếng, đau miệng và biếng ăn hơn. Trong miệng trẻ có nhiều vết loét đỏ như lở miệng, những vết phát ban dạng phỏng nước còn xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông của trẻ. Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng, các cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở uy tín, y bác sĩ đào tạo tại các trường chuyên nghiệp như Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tránh để lâu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, phù phổi cấp hay viêm cơ tim dẫn đến tử vong.
Bệnh cảm cúm
Trong thời điểm giao mùa, bệnh cảm cúm là một trong những bệnh thường gặp hiện nay. Đặc biệt trẻ em và người già là những đối tượng dễ gặp nhất trong thời điểm nhạy cảm này. Dấu hiệu của bệnh cảm cúm bao gồm: ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, xung huyết mắt, hắt hơi, cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ,….Các triệu chứng của cảm cúm thông thường thường xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với một vi rút cảm cúm và bệnh lây qua đường hô hấp nên để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh cúm.
Để khắc phục căn bệnh giao mùa hiệu quả, các cha mẹ nên áp dụng những món ăn bài thuốc, các bài thuốc nam được lưu truyền trong dân gian để giúp trẻ có sức đề kháng và trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám và giúp bạn điều trị bệnh dứt điểm trước khi bệnh trở nặng.
Bệnh giao mùa ngoài bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh cảm cúm, các trẻ còn phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như bệnh thủy đậu, bệnh đường ruột, bệnh hô hấp,…ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó các bậc cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của trẻ, đặc biệt là trong thời gian này tại miền bắc Việt Nam đang chuyển giao mùa từ xuân sang hè nên các cha mẹ càng cần phải chú ý hơn nữa để có thể giúp trẻ phòng tránh bệnh giao mùa tốt nhất.
Nguồn: Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội