Các món ăn bài thuốc tốt cho bà bầu giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
- Dược học cổ truyền gợi ý món ăn bài thuốc từ cây ngải cứu
- 5 Món ăn bài thuốc chữa suy nhược cơ thể hiệu quả nhất
- Món ăn bài thuốc chữa suy nhược thần kinh hiệu quả nhất
Nội dung bài viết
Nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu
Trong suốt quá trình mang thai, các món ăn bài thuốc của bà bầu có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Thông thường trong mỗi thai kỳ, người mẹ cần tăng từ 10 – 12kg để đảm bảo tốt cho thai nhi. Chế độ ăn uống của mẹ chính là tiền đề để em bé trong bụng phát triển khỏe mạnh, việc mẹ ăn uống không đủ chất có thể khiến thai thai nhi bị suy dinh dưỡng trong bào thai. Do đó để thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh, mẹ nên chú trọng đến thực đơn hàng ngày và tăng cường các món ăn bài thuốc hỗ trợ phát triển cho thai nhi dưới đây.
Bài 1: Trứng gà và ngải cứu
- Nguyên liệu: Trứng gà 2 quả, ngải cứu tươi 20g.
- Cách chế biến: Trứng gà luộc chín bóc vỏ sau đó đun cùng lá ngải cứu với lượng nước vừa phải. Đun to lửa cho sôi đều sau đó để nhỏ lửa tầm 1 – 2 phút. Khi ăn cho thêm gia vị, ăn liên tục từ 7 – 8 ngày.
- Tác dụng: Trứng gà ngải cứu là món ăn bài thuốc tốt cho bà bầu có tác dụng ôn kinh an thai. Đặc biệt điều trị rất tốt cho thai phụ có các triệu chứng như chán ăn, khó thở, chân tay lạnh, đau lưng mỏi gối…
Trứng gà ngải cứu
Bài 2: Thịt bò và gừng tươi
- Nguyên liệu: Thịt bò 250g, hoàng tinh 15g, đẳng sâm 30g, 4 lát gừng tươi.
- Cách chế biến: Thịt bò rửa sạch thái miếng. Cho thịt cùng các vị thuốc vào nồi cho đủ nước, đun sôi sau đó hầm khoảng 2 -3h với lửa nhỏ. Khi ăn cho thêm gia vị, ăn thành nhiều lần trong ngày.
- Tác dụng: Y học cổ truyền coi thịt bò là thực phẩm có tác dụng dưỡng huyết an thai, bổ khí kiện tỳ, hữu hiệu cho thai phụ hay bị hoa mắt chóng mặt, thai nhi chậm phát triển, ngủ kém, mệt mỏi…
Bài 4: Cháo cá chép
- Nguyên liệu: Cá chép 1 con, gừng 1 lát, gạo nếp 200g.
- Cách chế biến: Cá chép luộc chín, tẩm rượu rồi cho gừng và gạo nếp vào nấu thành cháo nhừ. Ăn khi cháo còn nóng.
- Công dụng: Cháo cá chép có tác dụng an thai, ôn tỳ vị, bổ khí huyết, giúp trừ mệt mỏi, lợi sữa, trị thiếu máu cho bà bầu hiệu quả.
Nguyên liệu nấu cháo cá chép
Bài 3: Canh cá diếc hầm
- Nguyên liệu: Cá diếc 2 con, sa nhân 6g, tía tô 15g, gừng tươi 6 lát.
- Cách chế biến: Cá diếc rửa sạch, bỏ nội tạng. Cho cá và các nguyên liệu vào nồi hầm nhỏ lửa khoảng 2 – 3h. Khi ăn cho thêm gia vị, ăn vài lần trong ngày.
- Công dụng: Hòa vị chỉ ẩu, kiện tỳ hành khí. Bài thuốc dân gian từ cá chép có tác dụng tốt cho thai phụ hay bị nôn và buồn nôn, kém ăn chậm tiêu, đầy hơi chướng bụng, chất lưỡi nhợt…
Trên đây là những món ăn bài thuốc tốt cho bà bầu và hỗ trợ phát triển cho thai nhi hiệu quả mà bà bầu không thể bỏ qua. Bổ sung thực đơn trên là cách giúp thai kỳ luôn khỏe mạnh, an tâm.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur