Những tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe bạn nên biết

Những tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe bạn nên biết

Nội dung bài viết

Cây đinh lăng rất phổ biến và tác dụng của cây đinh lăng không những được lưu truyền trong dân gian mà cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu và chứng minh.

Những tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe bạn nên biết

Những tác dụng của cây đinh lăng rất hữu ích đối với sức khỏe 

Theo Thạc Sỹ Trịnh Đình Thắng giảng viên Cao đẳng Dược cho biết đinh lăng là loại cây rất phổ biến với mọi gia đình Việt và lá đinh lăng thường được sử dụng làm rau sống trong các bữa ăn. Ngoài ra, theo y học cổ truyền thì rễ đinh lăng có những tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…

Những tác dụng của Cây đinh lăng

  • Chữa ho suyễn ( rễ cây đinh lăng)
  • Bảo vệ tế bào gan.
  • Nổi mề đay,ngứa,dị ứng ( lá đinh lăng)
  • Bồi bổ cơ thể,ngừa dị ứng ( rễ nấu nước uống) hoặc có thể ngâm rượu củ đinh
  • Chữa tắc tia sữa ( rễ nấu nước hoặc lá nấu cháo)
  • Chữa phong thấp,thấp khớp ( dùng rễ đinh lăng)

Những bài thuốc sử dụng cây đinh lăng

Với những tác dụng của cây đinh lăng đem lại thì cô Nguyễn Thu Hà cán bộ xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết đã có rất nhiều bài thuốc sử dụng cây đinh lăng đã được dân gian đúc kết thành.

Lá đinh lăng chữa co giật ở trẻ em: dùng lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm có tác dụng điều trị bệnh co giật hữu hiệu.

Bồi bổ cho sản phụ: Bằng cách sử dụng 200g lá đinh lăng đem rửa sạch đem nấu với các hoặc thịt, có tác dụng bồi bổ như nhân sâm sử dụng cho người ốm dậy hoặc phụ nữ sau khi sinh rất hữu hiệu và bài thuốc này còn giúp cơ thể sảng khoái, lọc bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể.

Những tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe bạn nên biết

Lá đinh lăng nấu canh thịt sử dụng bồi bổ cho sản phụ

Thông tia sữa, căng vú sữa: Phụ nữ  trong quá trình nuôi con có nhiều trường hợp tự nhiên mất sữa có thể sử dụng rễ cây đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày khi thuốc còn nóng sẽ có tác dụng thông tia sữa và làm căng vú sữa.

Ngăn ngừa các nguy cơ bị dị ứng: Sử dụng lá đinh lăng tươi sắc nước để uống hàng ngày có tác dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và ngăn ngừa các nguy cơ bị dị ứng. Cách dùng này thì tác dụng của cây đinh lăng ở phần lá rất tiện lợi để sử dụng vài  lá tươi sẽ không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.

Dùng rễ đinh lăng điều trị ho lâu ngày: Với những người bị ho khan hoặc ho lâu ngày thì sử dụng rễ đinh lăng, đậu săn, bách bộ, rễ cây dâu, rau tần dày lá tất cả đều 8gr, nghệ vàng, củ xương bồ 6gr; Gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Sắc thuốc uống khi còn nóng mỗi ngày 2 lần có tác dụng hiệu quả trị dứt điểm chứng ho lâu ngày.

Chữa các bệnh xương khớp (đau lưng mỏi gối, tê thấp):  Với bài thuốc dân gian sử dụng khoảng 40gr lá đinh lăng tươi giã nhuyễn, đắp lên vết thương hay vùng sưng, đau hoặc dùng thân cành đinh lăng 20 – 30gr, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Chữa mệt mỏi và điều trị thiếu máu: Tác dụng của cây đinh lăng được sử dụng điều trị thiếu máu và tăng cường sinh lực bằng cách, lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng bồi bổ và tăng cường sức dẻo dai của cơ thể. Sử dụng rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Như vậy, dù là loại cây rất phổ biến và rẻ tiền, nhưng tác dụng của cây đinh lăng đem lại là vô cùng hữu ích, mà lại rất dễ sử dụng. Có thể sử dụng trong bữa ăn hằng ngày hoặc sắc thuốc hay ngâm rượu…Vì vậy các bạn hãy tận dụng các giá trị của cây đinh lăng để áp dụng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhé.

Nguồn: Dược học cổ truyền