Những phương thuốc hỗ trợ giải độc cho người bị ngộ độc hiệu quả

Những phương thuốc hỗ trợ giải độc cho người bị ngộ độc hiệu quả

Những biểu hiện khi cơ thể bị ngộ độc thực phẩm như thế nào, Dược sĩ hướng dẫn các phương thuốc hỗ trợ giải độc hiệu quả khi có biểu hiện cơ thể bị ngộ độc thực phẩm.

Những phương thuốc hỗ trợ giải độc cho người bị ngộ độc hiệu quả

Những phương thuốc hỗ trợ giải độc cho người bị ngộ độc hiệu quả

Ngộ độc thực phẩm với triệu trứng ban đầu chủ yếu là nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và đau đầu. Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi. Bác sĩ đa khoa Trần Anh Tú hiện đang làm việc tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Ngộ độc thực phẩm có thể chia làm 2 loại là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính.

Ngộ độc cấp tính là dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài… Thậm chí, một số trường hợp ngộ độc thực phẩm không được cấp cứu kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong.

Ngộ độc mãn tính là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Ở dạng này, các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư và các bệnh tật nguy hiểm khác.

Dược sĩ hướng dẫn các món ăn và phương thuốc hỗ trợ giải độc hiệu quả nhất

Theo trang Dược học cổ truyền, với những trường hợp ngộ độc nhẹ, có thể sử dụng một số món ăn hay phương thuốc hỗ trợ giải độc sau:

Cháo đậu xanh: Đậu xanh 50 – 100g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo cho ăn ngày 2 – 3 lần. Dùng cho các bệnh nhân ngộ độc thức ăn, phụ tử, ba đậu, các thuốc trong nông nghiệp, các thảo dược, bệnh mạch vành, say nắng say nóng, sốt nóng khát nước, mụn nhọt lở ngứa.

Cháo đậu xanh hỗ trợ giải độc hiệu quả

Cháo đậu xanh hỗ trợ giải độc hiệu quả

Nước sắc tử tô: Tô diệp tươi 100g hoặc dạng khô 15g. Sắc hay hãm nước cho uống. Dùng cho người bị ngộ độc do ăn cua luộc, nem cua, canh cua.

Nước bột đậu xanh sữa đậu nành: Đậu xanh 100g (tán bột), nước đậu nành 200 – 300ml. Khuấy trộn đều cho uống. Nếu không có nước đậu nành có thể  dùng hồ gạo cũng được. Dùng cho người bị ngộ độc, độc dược, chất khoáng, hợp chất chứa arsen, rượu, thuốc…

Nước ép cam quýt: Mỗi lần 50 – 100ml, ngày 2 – 3 lần cho uống. Dùng cho các bệnh viêm nhiễm sốt, khát nước, ăn kém, đầy trướng bụng, say rượu.

Nước gừng tử tô: Tử tô tươi (cả cành lá) 40 – 60g, gừng tươi 20g. Sắc hãm lấy nước, thêm đường cho uống. Dùng cho người ăn cua cá gây đầy bụng không tiêu, rối loạn tiêu hoá.

Nước đường: Đường trắng cho nước khuấy đều, đun sôi. Dùng cho người ăn cua cá không tiêu đau quặn bụng.

Đường trắng dấm thơm: Dấm ngon (hương thố) 50ml, đường trắng 100g. Thêm ít nước, đun sôi, cho uống. Dùng cho người say rượu.

Tương đậu giải độc: Tương đậu (thường là tương đậu nành) và nước uống. Dùng cho người bị ngộ độc arsenic, xyanic (say sắn…).

Nước canh ốc nhồi đậu hũ: Ốc nhồi 500 – 1.000g, đậu phụ 200g, hành củ (hoặc hành tươi) 50g. Ốc đập bỏ vỏ mai ốc, rửa sạch, nấu với đậu phụ và hành, lấy nước cho uống. Dùng cho người say rượu, hôn mê.

Bưởi chín ăn tươi: Trái bưởi ngọt, có thể thêm chút muối, đường gia vị. Ngày ăn 2 – 3 lần. Dùng cho người say rượu bia, say tàu xe, hôi miệng, phụ nữ có thai nghén nhạt miệng, ăn kém, đầy hơi.

Bưởi là loại quả thần kì giúp thanh mát và giải độc cơ thể

Bưởi là loại quả thần kì giúp thanh mát và giải độc cơ thể

Nước ép bí đao: Bí đao gọt vỏ mỏng, bỏ ruột ép lấy nước cho uống. Dùng cho người bị ngộ độc cá.

Giải độc, chữa say nấm, rắn cắn: Lá lốt 50g, lá đậu ván trắng 50g, lá khế 50g. Giã nát thêm ít nước, ép gạn lấy nước cho uống.

Nguồn: Y học cổ truyền