Những điều cần biết về Xét nghiệm máu

Những điều cần biết về Xét nghiệm máu khi khám bệnh

Nội dung bài viết

Xét nghiệm máu, chắc hẳn nếu bạn đã từng khám chữa bệnh thì đều đã phải trải qua việc này. Tuy nhiên, xét nghiệm máu để làm gì không phải ai cũng biết.

Xét nghiệm máu để làm gì?

Hiện nay, xét nghiệm máu được ứng dụng rất nhiều trong ngành y học hiện đại, với nhiều công dụng khác nhau. Dưới bàn tay của những kỹ thuật viên xét nghiệm, kết quả sau khi thực hiện xét nghiệm máu sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình khám, chữa bệnh, phát hiện sớm và điều trị các căn bệnh nguy hiểm.

xet-nghiem-mau

Để trở thành một kỹ thuật viên xét nghiệm, bạn có thể lựa chọn rất nhiều con đường đi cho mình. Bạn cũng có thể đi lên từ một học viên Cao đẳng, qua những bậc đào tạo cao hơn như liên thông đại học xét nghiệm từ hệ cao đẳng. Nhờ vậy mà kỹ năng, kiến thức sẽ được nâng cao, phục vụ tốt hơn cho công việc, yêu cầu của ngành.

Vậy xét nghiệm máu để làm gì? Nó có tác dụng ra sao? Thực tế, xét nghiệm máu đem lại rất nhiều lợi ích như:

  • Giúp đánh giá tình trạng, sức khỏe của một số bộ phận cơ thể, tim, gan, thận…
  • Chẩn đoán sớm các căn bệnh như: HIV, ung thư, thận, tim mạch, thiếu máu…
  • Chấn đoán nguy cơ có thể mắc chứng bệnh tim mạch không?
  • Cũng có thể giúp đánh giá được khả năng, hiệu quả loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng.
  • Kiểm tra khả năng đông máu.

Ngoài ra, có một điều cần lưu ý trước khi Xét nghiệm máu để cho ra kết quả một cách chính xác nhất đó là:

  • Không ăn, hay uống thứ gì khác ngoài nước.
  • Không sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Quá trình xét nghiệm máu được tiến hành thế nào?

Theo giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Xét Nghiệm Hà Nội cho biết, để phục vụ cho quá trình xét nghiệm máu thì lấy máu là một trong những bước quan trọng và phải thực hiện đúng quy trình. Mẫu máu thường được lấy ở một số nơi các tĩnh mạch gần với bề mặt như: khuỷu tay, cổ tay… Đối với trẻ em, thường là trên mu bàn tay, trước khi lấy máu có thể được gây tê bởi một loại kem đặc biệt.

Sử dụng kim tiêm đã tiệt trùng, kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ lấy khoảng vài ml máu từ tĩnh mạch và chuyển nó tới phòng xét nghiệm để tiến hành quá trình. Thông thường, với một lượng nhỏ máu lấy đi sẽ không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe người đi xét nghiệm, tuy nhiên cũng có những trường hợp cảm thấy bị chóng mặt thậm chí tới ngất xỉu và có thể để lại những vết bầm tím nhỏ. Nếu thường xuyên xuất hiện những vết bầm tím sau quá trình lấy máu, điều đầu tiên bạn cần làm là nên thông báo cho bác sĩ.

xet-nghiem-mau-1

Tại phòng xét nghiệm, các mẫu máu sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi, với nhiều mục đích xét nghiệm khác nhau mà mẫu máu sẽ được thử với những hóa chất khác nhau để biết được kết quả chính xác nhất cho mục đích xét nghiệm.

Kỹ thuật viên xét nghiệm được coi như là những “người lính” âm thầm nhất ngành y tế, góp những công sức không nhỏ vào quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là những người ít được nhớ tới, ngày ngày làm bạn với ống nghiệm, với những căn phòng tách biệt. Nhưng, không vì thế mà những kỹ thuật viên ấy bỏ quên mình, mặc cảm nghề nghiệp. Với mỗi lần đưa ra những kết quả, những phát hiện mới giúp quá trình điều trị bệnh trở nên thuận lợi hơn, đó chính là niềm vui, động lực để những con người ấy bước tiếp trên con đường cứu chữa, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Có nhiều con đường để trở thành kỹ thuật viên xét nghiệm

Có rất nhiều con đường để trở thành Kỹ thuật viên xét nghiệm ưu tú không phải chỉ có Đại học mà học Cao đẳng bạn cũng có thể thực hiện ước mơ. Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là địa chỉ để bạn có thể theo đuổi ước mơ của mình, năm 2018 nhà trường thông báo tuyển sinh với 3 ngành mũi nhọn hiện nay Cao đẳng Dược TPHCM, Cao đẳng Xét nghiệm, Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM.

Tuyen-sinh-cao-dang-y-duoc-pasteur-nam-2018-

Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM năm 2018

Nếu bạn quan tâm muốn Cao đẳng Xét nghiệm hay các ngành khác có thể nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ gửi về Văn phòng tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM, nhà trường làm việc tất cả các ngày trong tuần.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn