Bệnh gout nên điều trị bằng Y học cổ truyền?

Bệnh gout nên điều trị bằng Y học cổ truyền?

Bệnh gout gây đau đớn, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của người bệnh và những liệu pháp điều trị bằng Y học cổ truyền đang được nhiều người quan tâm.

Bệnh gout nên điều trị bằng Y học cổ truyền?

Bệnh gout nên điều trị bằng Y học cổ truyền?

Theo Y học cổ truyền, bệnh gout  còn được gọi là thống phong do khí phong, thử , thấp xâm nhập vào cơ thể làm khí trệ, hàn, huyết ứ, đàm kết tụ thành cục quanh khớp từ các khớp ngón tay chân rồi chuyển lên khớp gối. Còn theo Y học hiện đại, bệnh gout  còn được gọi là bệnh viêm khớp do hàm lượng acid uric ứ đọng dư thừa trong cơ thể gây ra. Đặc biệt nguyên nhân phổ biến hiện nay là do chế độ ăn uống không phù hợp: chất béo bổ, ăn uống nhiều thịt, lao động không điều độ, ít rèn luyện thể lực,… khiến tình trạng bệnh gout  ở đối tượng chủ yếu là nam diễn ra phổ biến.

Nội dung bài viết

Triệu chứng cảnh báo bệnh gout

Nếu bạn gặp phải những biểu hiện sau, bạn có thể đang bị mắc bệnh gout :

  • Nếu bạn bị đau ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón cái, khớp gối và đau nhiều nhất về ban đêm, kèm cảm giát rát bỏng do khi acid uric vượt quá 8 mg/dl trong máu trong khi khả năng bài xuất theo nước tiểu lại giảm thì tinh thể urát lắng đọng lại trong khớp xương gây cảm giác đau nhức. Thời gian đau giảm dần trong khoảng từ 1- 2 tuần, sau đó gần như trở lại bình thường và không để lại di chứng gì tại khớp thì có thể bạn đang bị bệnh gout .
  • Người bệnh luôn hay bị đau đầu, choáng váng, cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Ăn cảm giác không ngon, khó ngủ, toàn thân mệt mỏi.
  • Nếu xuất hiện những cục u xung quanh khớp bạn nên đi khám vì bạn có nguy cơ gây ra cứng khớp, cơ bị teo, biến dạng khớp và dẫn đến tàn phế vô cùng nguy hiểm.

Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết chế độ ăn uống đóng vai trò quan trong trong việc phòng ngừa, chữa trị và tác động đến tình trạng bệnh của bệnh nhân gout . Do đó những món ăn bài thuốc trở thành một trong những công cụ đắc lực chữa trị bệnh gout  tại nhà hiệu quả.

Món ăn bài thuốc trị bệnh gout

Để chữa trị bệnh gout  hiệu quả bạn có thể áp dụng các món ăn bài thuốc theo Dược học cổ truyền:

Món ăn bài thuốc 1: Lòng gà hầm ba kích

Với những nguyên liêu đơn giản như: lòng gà, ba kích nhục, muối, tiêu bột, gừng, hành lá, mỗi thứ một ít. Lòng gà sau khi làm sạch đem ướp với cọng hành trắng giã nhuyễn, thêm muối, tiêu rồi trộn với nhau cho thấm cùng ba kích rửa sạch cắt mỏng và ít nước lạnh để hầm. Lá hành cắt thành khúc, gừng cạo vỏ sạch, cắt từng đoạn vừa ăn, để ráo. Khi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa hầm trong độ 1 giờ, nêm tí muối cho vừa ăn rồi thả gừng cắt sợi và rắc tiêu cho thơm là được.

Với món ăn bài thuốc gà hầm ba kích ăn liên tực trong khoảng từ 7-10 ngày, món ăn sẽ có tác dụng trong việc bổ thận, bổ dưỡng cơ thể, ích khí, trị thận dương hư, gối đau rát, lưng nhức mỏi avf khí huyết kém.

Món ăn bài thuốc 2: rau củ cải xào

Chỉ với nguyên liệu đơn giản mà bạn có thể mua tại chợ và ai cũng có thể làm được có thể giúp bạn phòng tránh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh gout  hiệu quả: Chỉ với rau củ cải cùng với dầu thực vật xào ăn hàng ngày rất thích hợp trong gia đoạn đầu điều trị bệnh gout .

Món ăn bài thuốc 23: Giò lợn hầm rễ tỳ bà

Đối với món ăn bài thuốc Giò lợn hầm rễ tỳ bà, bạn cần giò lợn, rễ tỳ bà, gừng, hành lá, đường, muối, tiêu bột, dầu ăn, rượu. Rễ tì bà sau khi rửa sạch cho vào nồi đất đổ 700ml nước sắc thuốc còn 150ml nước. Sau đó thả cọng hành phi thơm với dầu cùng gừng cắt sợi sau đó cho tiếp giò lợn xào cho đều đến khi giò lợn săn lại thì cho một ít nước và đường, muối, xào tiếp cho thấm, đổ nước thuốc đã sắc vào nấu chung, thêm ít rượu. Khi sôi bạn nên đun nhỏ lửa, đậy nắp kín và đun trong khoảng 1 giờ, thả hành lá cắt khúc, rắc tiêu bột là xong.

Với bài thuốc Giò lợn hầm rễ tỳ bà có tác dụng khử phong trừ thấp, trị đau nhức xương các khớp, thống phong, bồi bổ cơ thể, bổ huyết.

Trên đây là những món ăn bài thuốc hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để điều trị bệnh gout  hiệu quả. Nếu trường hợp bệnh gout  vượt qua tầm kiểm soát, bạn nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguồn: Duochoccoytruyen.edu.vn