Đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng nhiều phương pháp: dùng thuốc, xoa bóp châm và những bài thuốc trong dân gian rất hiệu quả.
- Bài thuốc Đông Y giảm đau nhức xương khớp
- Thuốc nam điều trị bệnh thấp khớp “vô cùng” hiệu quả
- Những món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp trong Đông Y
YHCT điều trị thoái hóa đốt sống cổ Đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ
Dùng thuốc đông y trong chữa thoái háo đốt sống cổ
Bài 1: Cây lá lốt và ngải cứu lấy cả rễ, thân, lá. Cây trinh nữ cắt lấy phần thân. Cây cỏ xước nhổ cả rễ. Hai loại cây này phơi tái, rũ bỏ sạch lá. Tất cả đem băm và sao vàng. Mỗi ấm thuốc tôi bốc mỗi vị độ 150 gam (một lạng rưỡi) và cho thêm vài lát gừng tươi cho ấm và dẫn thuốc. Cho thêm một nhúm cam thảo nam cho dễ uống. Ngoài những vị trên tôi còn cho thêm mỗi ấm độ 100 gam rễ, thân, lá đinh lăng khô cho thuốc có mùi thơm như thuốc bắc. Sau đó đun sôi một lúc là được.
Bài 2: Phòng phong thang: phòng phong 50 g, Tần giao 15 g, Ma hoàng 25 g, Nhục quế 50 g, Đương quy 50 g, Sắn dây 15 g, Xích phục linh 50 g, gừng tươi vài lát, Đại táo 5 trái, Cam thảo 50 g, Hạnh nhân 50 g, Hoàng cầm 15 g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Bài 3: Độc hoạt ký sinh thang: độc hoạt 10 g, Đỗ trọng 10 g, Ngưu tất 10 g, Tần giao 10 g, Phòng phong 10 g, Đương quy 10 g, Bạch thược 10 g, Tang ký sinh 18 g, Sinh địa 18 g, Nhục quế 1,5 g, Xuyên khung 6 g, Tế tân 3 g, Cam thảo 3 g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Áp dụng phương pháp bấm huyệt trong thoái hóa đốt sống cổ
Sử dụng phương pháp bấm huyệt trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Phương huyệt được chọn gồm một số huyệt như: huyệt á thị, phong trì, kiên tỉnh, hậu khê.
Huyệt á thị: Theo Y học cổ tryền, huyệt á thị còn được gọi là thiên ứng huyệt, có vị trí chính là điểm đau của bệnh. Nói như vậy là ở một người bệnh có thể tìm và xác định được vài huyệt á thị. Huyệt này có thể trùng với một số huyệt khác. Khi tìm huyệt cần dùng đầu ngón tay day hoặc bấm nhẹ nhàng để phát hiện điểm đau cho chính xác. Khi đã phát hiện được điểm đau thì bấm mỗi điểm 1-2 phút.
Bấm huyệt phong trì: Đặt 2 ngón tay vào 2 huyệt (ở chỗ lõm hai bên từ chỗ lõm giữa cơ ức – đòn – chũm và phần trên cơ thang) 4 ngón kia ôm lấy đầu, dùng lực bấm vào huyệt từ 1-2 phút sao cho có cảm giác tức nóng là được.
Bấm huyệt kiên tỉnh: Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa bấm huyệt bên đối diện từ 1-2 phút (huyệt ở chỗ lõm đỉnh vai, khi giơ ngang tay).
Bấm huyệt hậu khê: Dùng ngón tay cái bấm huyệt bên đối diện và ngược lại từ 1-2 phút (huyệt ở đầu nếp ngang thứ 2 (phía sau) của khớp xương bàn tay – ngón tay út khi bàn tay hơi nắm lại).
Chú ý: Khi bấm huyệt cần thực hiện tốt thao tác bấm, dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón tay cái, ngón tay trỏ để bấm huyệt, cần bấm vuông góc với huyệt để tạo được lực bấm mạnh, đây chính là cung phản xạ cảm giác đau ở người bệnh mà khoa học đã chứng minh.
Lưu ý:
- Ngày thường chú ý bảo vệ sức khỏe cột sống cổ, tránh nhiễm lạnh và ẩm.
- Không cúi đầu làm việc quá lâu và ngủ kê gối quá cao.
- Tăng cường tập luyện cơ cổ, tăng cường tính ổn định của vùng cổ.
Nguồn: Dược học cổ truyền