Nội dung bài viết
Bệnh nhiệt miệng khá phổ biến, có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nhiệt miệng cũng như cách phòng tránh?
- Tác dụng chữa bệnh không ngờ từ cây đinh lăng
- Những bài thuốc điều trị ho cho trẻ nhỏ hiệu quả vào mùa lạnh
- Bỏ túi 4 bài thuốc chữa viêm phổi mãn tính hiệu quả
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh nhiệt miệng?
Bệnh nhiệt miệng (hay còn gọi là aphthous) là một bệnh rất nhiều người gặp phải và có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng. Vậy bệnh nhiệt miệng do nguyên nhân nào gây nên, biểu hiện là gì, cách phòng tránh để không mắc phải là điều mà nhiều người quan tâm hiện nay. Mọi người có thể tham khảo những chia sẻ từ các giảng viên Cao đẳng Y Hà Nội dưới đây.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh nhiệt miệng?
Nguyên nhân mắc phải bệnh nhiệt miệng là do trầy xước vùng miệng hoặc vùng miệng bị tổn thương khi đánh răng hay ăn các thực phẩm có khả năng gây tổn thương như xương. Cũng có trường hợp do bản thân tự cắn hoặc do nghiến răng gây chấn thương miệng. Đôi khi bị sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng cũng là nguyên nhân gây nên nhiệt miệng.
Thêm vào đó, bệnh nhiệt miệng do virus aphthae gây nên, virus này có xu hướng xuất hiện trên những người cùng gia đình (thầy Nguyễn Hữu Đức – giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho hay). Việc hút thuốc lá có tác dụng đem đến hiệu ứng bảo vệ chống lại các yếu tố athphae. Tuy nhiên, không ai khuyến khích hút thuốc lá để chống lại nhiệt miệng.
Người lớn khi mắc phải bệnh nhiệt miệng chủ yếu là do rối loạn thể dịch là hệ qủa bởi gan suy giảm chức năng dẫn đến giải độc kém, sự thiếu hụt vitamin B12, sắt…Hoặc tâm lý luôn căng thẳng, môi trường làm việc, học tập nhiễm độc kim loại nặng cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng.
Ngoài ra, khi tinh thần căng thẳng, hay gặp Stress từ công việc và cuộc sống làm khả năng miễn dịch suy giảm, các rối loạn bài tiết bên trong hệ miễn dịch, cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng.
Một số biểu hiện của bệnh nhiệt miệng
Theo chuyên gia sức khỏe Đỗ Thị Ngọc từng tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng cho biết biểu hiện rõ nhất của nhiệt miệng là niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét này to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.
Một số biểu hiện của bệnh nhiệt miệng
Bên cạnh đó, bệnh nhiệt miệng còn có biểu hiện sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt thức ăn, có thể là những áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hay dưới. Khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí còn gây nên hiện tượng sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống rất khó khăn và khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu.
Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng rất hay gặp phải và không phân biệt lứa tuổi và giới tính. Vậy làm sao để phòng tránh được bệnh?
Để không mắc phải bệnh nhiệt miệng, mọi người nên uống nhiều nước và cẩn thận khi đánh răng. Chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là nhóm các vitamin và khoáng chất nhằm cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể hoặc ăn thêm trái cây để bổ sung vitamin thường xuyên. Đồng thời, hạn chế ăn đồ cay, nóng, uống rượu bia hay các loại thức ăn chứa nhiều axit như chanh, ớt, xoài là nguyên nhân hàng đầu làm dẫn đến các tình trạng nóng trong người và nhiệt miệng. Sử dụng các loại thức ăn này trong khi bị bệnh sẽ khiến bạn càng cảm thấy đau đớn và lâu lành vết thương.
Ngoài ra, bài thuốc dân gian từ cây nhân trần có tác dụng giải độc gan làm mát cơ thể nên cũng có công dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả, bạn nên uống nhân trần hàng ngày để ngăn ngừa và điều trị nhiệt miệng.
Nguồn: Tạp chí y dược học cổ truyền Việt Nam