Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cây Sâm Cau - Dược học cổ truyền

Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cây Sâm Cau

Nội dung bài viết

Sâm cau là một loại cây thường mọc hoang ở những vùng núi hay còn được gọi với một số tên khác như Ngải cau hay Tiên mao…Đây là một loại Thảo Dược Trị Bệnh được các thấy thuốc Đông Y áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh đặc biệt hữu ích.

Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cây Sâm Cau

Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cây Sâm Cau

Sơ lược thông tin về cây Sâm Cau

Sâm cau là loại cây thuộc họ Tỏi voi lùn – Hypoxidaceae, cây có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn. Sâm cau được xuất hiện nhiều ở Ấn Độ, một số tỉnh phía Nam Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á như Malaixia, Thái Lan, Philippin. Ở nước ta, sâm cau phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, khu vực Tây Nguyên.

Sâm cau là cây thân thảo lâu năm, cao khoảng 30 cm. Lá cây Sâm cau có hình mũi mác xếp thành nếp như lá cau, chiều dài khoảng 40 cm, chiều rộng khoảng 2 đến 3cm, cuống dài 10 cm. Thân cây Sâm Cau hình trụ, cao, củ to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, bên ngoài thô màu nâu, bên trong có màu vàng ngà. Hoa màu vàng, mọc thành cụm, mỗi cụm từ 3 đến 5 bông. Quả thuôn dài, chứa từ 1 đến 4 hạt.

Theo phân tích từ các giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Pasteur cho biết, dược liệu Sâm Cau có chứa những thành phần hóa học như sau đây:

  • Curculosid: bảo vệ tế bào thần kinh, dịu căng thẳng.
  • Cycloartan triterpen saponin: giúp giảm ức chế thần kinh, giãn cơ, tăng cường sản xuất nội tiết tố nam testosterone.
  • Curculigosaponin F và G: tăng khối lượng tuyến ức (tuyến này tăng cường hoạt động ở tuổi dậy thì nhưng dần dần nhỏ lại vào các năm sau đó).
  • Peptid curculin C: tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng khả năng thích nghi của cơ thể với các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ tế bào.
  • Curculigosaponin C & F: kích thích cơ thể sản sinh tế bào lympho lách, tăng cường chức năng hệ miễn dịch cho cơ thể.

Sâm cau thường mọc hoang nhiều ở các vùng núi nước ta

Sâm cau thường mọc hoang nhiều ở các vùng núi nước ta

Sâm Cau và một số bài thuốc trị bệnh cần biết

Trị liệt dương, nam giới tinh lạnh, phụ nữ tử cung lạnh: Sử dụng 6 g Sâm cau, 8 g Ba kích, thục địa, Hồ đào nhục, 4 g hồi hương.
Thực hiện: Sắc uống dùng hằng ngày.

Trị phong thấp, thần kinh suy nhược, lưng gối đau lạnh: Sử dụng 50 g Sâm cau, 150 ml rượu trắng. Sau đó mang ngâm dùng trong vòng 7 ngày, dùng mỗi ngày trước mỗi bữa chính.

Trị tiêu chảy, hen suyễn: Sử dụng rễ cau cắt lát mỏng, nhỏ, phôi khô, sao vàng. Sau đó mang nấu 12 đến 16 g sâm cau với 250 ml nước, khi nước cạn còn 50 ml thì dùng, uống trong ngày, trước mỗi bữa ăn.

Trị đau nhức toàn thân, tê thấp: Sử dụng 20 g Rễ sâm cau, hy thiêm thảo (cỏ đĩ), hà thủ ô đỏ (chế đậu đen), 500 ml rượu trắng.Sau đó mang xắt nhỏ dược liệu, ngâm với rượu trắng trong vòng 5 đến 7 ngày (càng lâu càng tốt). Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 30 ml, dùng trước bữa ăn.

Trị sốt huyết: Sử dụng cỏ mực 12 g, Sâm cau 20g (sao đen), chi tử 8g (sao đen), trắc bá diệp 10g (sao đen). Sắc lấy nước uống dùng mỗi ngày.

Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: Sử dụng 20g sâm cau, 12g trâu cổ (sung thằn lằn), sâm bố chính, câu kỷ tử, tục đoạn, ngưu tất, thạch hộc, ba kích thiên, hoài sơn; 8 g ngũ gia bì, nữ trinh tử. Sau đó mang tất cả đem rửa sạch, xắt thành lát mỏng, nhỏ, dùng trong ngày, trước mỗi bữa ăn.

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng Sâm Cau để trị bệnh

Sâm cau được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh hữu ích

Sâm cau được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh hữu ích

Trong quá trình sử dụng sâm cau để trị bệnh, các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyến cáo các bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng Sâm cau liều cao hay kéo dài thời gian sử dụng có thể gây cường dương mạnh dẫn đến tinh lực bị hao tổn.
  • Không sử dụng Sâm Cau cho người có thể trạng hỏa vượng; gầy yếu, da khô, lòng bàn chân bàn tay ấm, hay sốt nhẹ vào buổi chiều, dễ ra mồ hôi trộm, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện táo, nóng bứt rứt trong người…
  • Không sử dụng Sâm Cau cho người thể trạng kém, quá hư yếu.

Rễ cây Sâm cau có thể gây nhầm lẫn với rễ cây bồng. Rễ cây bồng chỉ có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu và hoàn toàn không có tác dụng sinh lý nào, chính vì thế các bạn nên cần chú ý phân biệt, tránh nhầm lẫn. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo về thảo dược Sâm cau. Nếu có nhu cầu sử dụng Sâm cau để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn cụ thể liều dùng.