Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa khác nhau cũng mang lại hiệu quả rất tốt mà không cần can thiệp đến phẫu thuật như việc dùng chuối hột chữa sỏi thận. Sau đây các Y sỹ YHCT sẽ giới thiệu bài thuốc hay từ chuối hột giúp điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả.
- Cách chữa vảy nến bằng bài thuốc dân gian đơn giản và hiệu quả
- Thầy thuốc Đông y chia sẻ các bài thuốc chữa viêm tuyến sữa
- Thầy thuốc đông y cho biết một số bài thuốc điều trị bệnh từ Bồ công anh
Chữa bệnh sỏi thận bằng quả chuối hột
Nội dung bài viết
Chuối hột có tác dụng gì?
Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, chuối hột còn được gọi là chuối chát, tên khoa học Musabalbisiana Golla, họ Chuối (Musacea). Ngoài các thành phần chất dinh dưỡng tốt như: đường, chất xơ trong chuối hột xanh còn có chứa hàm lượng chất tanin cao, vì vậy chuối hột sẽ có vị chát nhiều hơn ngọt.
Rất ít người biết rằng chuối hột, một loại quả dân dã ít người thích ăn lại có tác dụng đánh tan bệnh sỏi thận, ngoài ra còn có những công dụng tuyệt vời ở những căn bệnh khác như tâm nhiệt, tiểu đường,…
Quả chuối hột có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như lương huyết, giải độc dân gian thường hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi; chuối hột xanh còn có công dụng trị bệnh hắc lào, vỏ chuối hột tưởng bình thường sẽ vất đi nhưng nó sẽ được giữ lại để trị bệnh kiết lỵ,…
Thầy thuốc chia sẻ bài thuốc chữa bệnh sỏi thận hiệu quả từ chuối hột
Chuối hột là một loại quả không còn xa lạ với người dân Việt, ở một số nơi thì chuốt hột còn được gọi là chuốt chát. Các cách chế biến bài thuốc dân gian từ chuối hột chữa sỏi thận như sau:
Cách 1: Khi sử dụng bài thuốc này, cần lựa chọn những quả chuối hột còn xanh sau đó rửa sạch, thái lát thành khoanh mỏng, cho vào chảo sao khô, hạ thổ trong vòng 48h, sau đó tán thành bột. Khi dùng thuốc bệnh nhân lấy khoảng 12g pha với nước, uống 3 lần/ ngày. Sử dụng bài thuốc này liên tục trong thời gian 2 tháng sẽ làm mòn sỏi dần và đem lại hiệu quả bất ngờ.
Cách 2: Chọn những quả chuối hột đã già rồi đem lấy hột, sau đó rang giòn và giã mịn như bột. Mỗi lần sử dụng bài thuốc bệnh nhân nên pha 2 thìa cafe bột chuối hột với nước sôi có thể uống thay trà hằng ngày. Và cứ như thế, thực hiện bài thuốc này liên tục có thể mài mòn những viên sỏi lớn, sỏi nhỏ thì biến mất.
Lưu ý, đối với những người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc chuối hột quá đặc, mà cần pha loãng và chia ra nhiều lần uống trong ngày.
Khi bị sỏi thận cần ăn uống như thế nào là hợp lý?
Người bị sỏi thận cần bổ sung đủ nước
Khi dấu hiệu nước tiểu của bạn có màu sẫm hơn so với bình thường là một dấu hiệu của sự mất nước. Đặc biệt vào mùa hè sẽ bị mất nước nhiều do tiết mồ hôi, bệnh nhân bị sỏi thận cần uống nước nhiều hơn.
Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế ăn mặn
Nếu bạn đang bị sỏi thận, nên cắt giảm lượng muối xuống 1.500 mg/ngày bằng cách loại bỏ những loại thực phẩm chế biến sẵn và tránh sử dụng lượng muối quá nhiều ăn trong bữa ăn hằng ngày.
Bổ sung canxi
Đối với người trưởng thành khỏe mạnh cần bổ sung canxi mỗi ngày là 1.000 mg đến 1.300mg. Đối với bệnh nhân bị sỏi thận sẽ bổ sung 800mg canxi mỗi ngày và do bác sĩ chỉ định.
Bệnh nhân bị sỏi thận cần giảm các thức ăn chứa nhiều protein
Những yếu tố gây nên bệnh sỏi thận như: ăn quá nhiều protein động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và thể làm tăng lượng axít uric trong cơ thể. Vì thế nếu bị bệnh sỏi thận, bệnh nhân cần hạn chế khẩu phần ăn thịt đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đặc biệt khi mắc bệnh sỏi thận không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn. Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền khuyến cáo, khi có các triệu chứng của bệnh sỏi thận, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị đúng cách nhé.