Tác dụng và cách dùng Băng phiến theo đông y

Tác dụng và cách dùng băng phiến

Băng phiến còn gọi là đại bi, mai hoa băng phiến, mai phiến, long não hương, mai hoa não, ngải nạp hương, ngải phiến, từ biTên khoa học của cây là Blumea balsamifera.

Từ gỗ cây long não hương (Dryobalanops aromatica Gaertn.). Thuộc họ Dầu hoặc họ Quả hai cánh Dipterocarpaceae.

Chế từ cây đại bi hay từ bi hoặc từ bi xanh Blumea balsamifera DC.. Thuộc họ Cúc Compositae.

Chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học.

Đặc điểm và phân bố

Theo Y Học Cổ Truyền cây đại bi hay từ bi là cây nhỡ, cao từ 1.5 m đến 2.5 m. Thân có nhiều rãnh chạy dọc, có nhiều lông, trên ngọn có mang nhiều cành. Lá hình trứng, hai đầu nhọn, hơi tù, có thể dài tới 12 cm, trung bình dài 15 cm và rộng 5 cm, mặt trên có lông, mép lá gần như nguyên hay xẻ thành rang cưa. Ở gốc lá thường có 2, 4 hoặc 6 thùy nhỏ do phiến lá phía dưới bị xẻ quá sâu. Khi vò lá sẽ thấy mùi thơm dễ chịu của dược liệu. Hoa của cây có màu vàng, mọc thành chùy ở kẽ lá hay đầu cành. Trên hoa có nhiều lông tơ. Quả bế có 2 cạnh dài 1 mm, mang chùm lông ở đỉnh.

Băng phiến mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, trải dài từ rừng núi đến đồng bằng. Cây thường mọc ở vùng đồi đã phát quang có nhiều ánh sáng, không thấy trong rừng sâu. Chúng thường mọc thành bãi khá rộng. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philipine…

Bộ phận dùng

Lá phiến to dày, nhiều lông và có mùi thơm hắc. Chúng được thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là mùa hè. Rửa sạch phơi âm can.

Mai hoa băng phiến thu được bằng cách chưng cất lá rồi cho thăng hoa. Búp và lá non thường chứa nhiều mai hoa băng phiến hơn các bộ phận khác.

Mai hoa băng phiến ở dạng tinh thể hình phiến trong suốt hoặc nửa trong suốt giống như cánh hoa mai, có mùi thơm nhẹ dễ chịu, vị cay mát. Y học hiện đại gọi hoạt chất này là borneol.

Thành phần hóa học

Trong lá băng phiến có 0.2% đến 1.88% tinh dầu và chất băng phiến. Thành phần chủ yếu của tinh dầu có d. bocneola, l. campho, xineola.2

Chất băng phiến tinh chế gồm bocneola có tinh thể trông óng ánh và trắng như hoa mai. Vì vậy, có tên mai hoa (hoa mai).

Tác dụng chống khối u

Ung thư được ví như án tử cho người bệnh mắc phải. Số ca mắc ung thư hiện nay ngày một gia tăng trên toàn cầu. Điều này cho thấy một thực trạng về môi trường sống và sự đột biến gen có tác động khá lớn đến sự phát triển của căn bệnh này. Chiết xuất dihydroflavonol trong băng phiến đã được chứng minh có khả năng gây chết tế bào ung thư theo chu trình. Mặc dù kết quả này mới được thử nghiệm trên động vật thí nghiệm, nhưng là một tín hiệu khả quan cho những nghiên cứu về ung thư sau này.

Tác dụng bảo vệ gan

Gan là cơ quan quan trọng đối với cơ thể con người. Gan giúp chuyển hóa hầu hết các loại thuốc khi chúng ta sử dụng. Do vậy, chúng cũng rất dễ đối mặt với những nguy cơ tổn thương do chính cơ thể tác động. Bác sĩ đông y Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết băng phiến dùng đường uống có hoạt tính bảo vệ đáng kể chống lại tổn thương gan do paracetamol và prednisolone gây ra. Đây là các loại thuốc có tính kháng viêm và giảm đau được sử dụng nhiều hiện nay. Kết luận rút ra từ nghiên cứu mở ra hướng nghiên cứu lớn về khả năng bảo vệ gan của băng phiến trong tương lai trên người.

Khả năng chống vi khuẩn và chống viêm của băng phiến

Một số chiết xuất của băng phiến có khả năng ức chế một số vi khuẩn như: S.epidermidis, Enterobacter cloacae và S.aureus. Những kết quả này cho thấy các chất chiết xuất từ ​​B.balsamifera có hoạt động chống lại một số loại vi sinh vật lây nhiễm và sinh độc tố. Nó có thể được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các bệnh do vi sinh vật gây ra.

Tác dụng chống kết tập tiểu cầu của băng phiến

Khả năng ức chế kết tập tiểu cầu của băng phiến phụ thuộc vào nồng độ của chúng. Các nghiên cứ cho thấy việc tiêm chiết xuất từ ​​B.balsamifera giúp làm giảm huyết áp, dãn nở mạch máu và ức chế hệ thần kinh giao cảm. Từ đó, giúp giải quyết chứng tăng huyết áp và chứng mất ngủ. Ngoài ra chúng còn có chức năng lợi tiểu.

Hoạt động chữa lành vết thương

Wang và cộng sự đã phát hiện ra việc bôi dầu B.balsamifera trên da những con chuột có vết thương ở liều 2000 mg / kg trong 24 giờ không gây ra phản ứng dị ứng hoặc phản ứng độc cấp tính. Nhưng hoạt động phục hồi vết thương tốt hơn so với những con được điều trị bằng công thức dầu không phải B.balsamifera. Kết quả này mở ra nhiều hường nghiên cứu hơn nữa trong tương lai trên người.

Công dụng và liều dùng theo y học cổ truyền

Lá dược liệu chủ yếu được nhân dân dùng làm thuốc chữa cảm sốt, cảm cúm, làm cho đổ mồ hôi, chữa ho, trừ đờm, đầy bụng không tiêu, đau bụng. Băng phiến thường dùng nhất dưới dạng thuốc xông chữa bị cảm, mồ hôi không thoát ra được.

Nước sắc của lá uống giúp chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho.

Băng phiến được dùng trong y học cổ truyền từ lâu. Dược liệu này có vị cay, đắng, hơi lạnh, không độc. Quy kinh phế, tâm và can.

Tác dụng: thông khiếu, giải uất, sáng mắt, chữa đau bụng, đau ngực. Các trường hợp ho lâu ngày, ngạt mũi, đau họng, đau mắt, đau răng.

Liều dùng hàng ngày là 0.1 đến 0.2 g chia làm nhiều lần uống dưới hình thức thước bột. Dùng ngoài không kể liều lượng và thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu băng phiến

Trong Đông Y mặc dù chưa có nghiên cứu về độc tính của dược liệu khi sử dụng trên người. Nhưng chúng ta không nên sử dụng quá liều quy định. Cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng để tránh những rủi ro không đáng có.

Không dùng dược liệu với rượu vì có thể gây ngộ độc.

Đơn thuốc có băng phiếnChữa viêm họng mãn tính, viêm amidan2

Băng phiến 1 g.Khô phàn 2.5 g.Hoàng bá đốt thành than 2 g.

Đăng tâm thảo đốt thành than 3 g.Tất cả tán nhỏ, mỗi lần dùng chừng 3 – 4 g thổi vào cổ họng.

Chữa trúng phong, hôn mê.Dùng ít mai hoa băng phiến xát mạnh vào chân răng

Chữa ho.Lá băng phiến 200 g.Rễ cà gai leo 100 g.

Rễ thủy xương bồ 100 g.Củ sả 100 g.Lá chanh 50 g.Trần bì 50 g.

Tất cả đem phơi khô, thái nhỏ, nấu với nước 2 lần để được 700 ml dung dịch. Lọc rồi thêm 300 ml siro để được một lít cao. Ngày uống 40 ml chia làm 2 lần.

Chữa viêm khớp thấp

Băng phiến với lá thầu dầu và thạch xương bồ, nấu nước đặc, ngâm rửa.