Nội dung bài viết
Hiện nay, nhiều người coi vị thuốc Đông trùng hạ thảo như một thần dược trong phòng và chữa bệnh, với thông tin được lan truyền chữa được các căn bệnh như tai biến mạch máu não.
- Chữa khí hư, huyết trắng đơn giản bằng các phương thuốc dân gian
- Chữa suy nhược cơ thể hiệu quả bằng Y học cổ truyền
- Cây bạch quả trong Y học cổ truyền điều trị được nhiều bệnh
Sự thật về công dụng của Đông trùng hạ thảo
Trên nhiều trang tin Dược học cổ truyền cho biết ngay tại Trung Quốc, nhiều người vẫn lầm tưởng về bản chất và công dụng của đông trùng hạ thảo, tới mức các nhà khoa học nước này phải lên tiếng cảnh báo. Được biết trong tháng 1/2018, nhiều tờ báo lớn của Trung Quốc như Sina, Sohu đồng loạt đăng tải nhiều bài viết về đông trùng hạ thảo, nhấn mạnh đây là “dược liệu”, không phải “vị thuốc” có thể ăn trực tiếp và mang lại nhiều hiệu quả như dân gian lầm tưởng.
Sự hình thành Đông trùng hạ thảo
Nhiều người cũng tưởng rằng, đây là loài sinh vật dị biệt: mùa đông là côn trùng (đông trùng), chui xuống đất tránh cái lạnh, còn mùa hè trở thành cây cỏ (hạ thảo). Các tài liệu khoa học và y học Trung Quốc ghi nhận đông trùng hạ thảo xuất hiện ở các tỉnh gồm Tứ Xuyên, Vân Nam, Thanh Hải, Cam Túc và Tây Tạng, tại các vùng núi có độ cao hơn 3.800 m so với mặt nước biển.
Vào mùa hè khi băng tuyết tan ra trên các cánh đồng cỏ ở độ cao 3. 800 m so với mặt nước biển, bướm dơi đẻ trứng lên lá các loại hoa. Sau đó, trứng phải triển thành sâu nhỏ, khoan vào mặt đất ẩm ướt, hấp thụ chất dinh dưỡng từ rễ các loài thực vật, dần béo trắng lên. Thời điểm này, nang bào nấm hình cầu gặp ấu trùng sâu bướm, chúng sẽ khoan vào cơ thể ấu trùng, rút chất dinh dưỡng, tạo thành tơ nấm. Hoặc đông trùng hạ thảo cũng hình thành khi ấu trùng bướm ăn lá cây có nấm.
Trong nhiều cuốn cẩm nang sức khỏe làm đẹp cho biết, xét về mặt thực chất, đông trùng hạ thảo chính là hiện tượng nấm ký sinh vào cơ thể ấu trùng sâu bướm, dần ăn hết chất dinh dưỡng của vật chủ.
Sự hình thành Đông trùng hạ thảo
Nấm lây nhiễm vào cơ thể ấu trùng khiến ấu trùng cong mình cao lên 2 đến 3cm so với mặt đất. Lúc này ấu trùng sẽ chết dần từ đầu đến đuôi. Nấm vẫn tiếp tục phát triển cho tới khi xâm nhập hoàn toàn cơ thể ấu trùng. Đến cuối xuân đầu hạ phần đầu của ấu trùng sẽ mọc lên một dạng thực vật giống như cỏ màu tím đỏ. Đây chính là lúc thu hoạch đông trùng hạ thảo tốt nhất.
Sự thật về Dược liệu Đông trùng hạ thảo
Tuy nhiên giới khoa học Trung Quốc nhấn mạnh đây chỉ là “dược liệu”, chứ không phải thuốc tiên. Mặt khác các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc cũng khẳng định đông trùng hạ thảo hoàn toàn không có kháng thể chống ung thư như đồn thổi.
Trong khi đó, các nhà môi trường học cũng cảnh báo việc khai thác diện rộng với đông trùng hạ thảo ở Tây Tạng, về lâu dài có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới môi trường ở vùng cao nguyên này.
Báo Trung Quốc Chinanews cảnh báo người dân cần thận trọng với đông trùng hạ thảo, trong khi không ít người vẫn lấy chúng làm những món quà đắt tiền, thường tặng cho người già. Dược liệu này khi được chế biến, phối hợp với các loại dược liệu khác, có tác dụng bồi bổ cơ thể.Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo không có tác dụng trực tiếp trong điều trị bệnh cho lục phủ ngũ tạng, thậm chí chữa được những trọng bệnh như một số phương tiện thông tin đã đồn thổi. “Đông trùng hạ thảo không thể chữa được ung thư, hen suyễn hay vô sinh như những lời quảng cáo”.
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn