Nội dung bài viết
Tía tô là một loại rau thơm được sử dụng nhiều trong những bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên ít ai biết rằng nó còn được xem như một loại Thảo Dược Trị Bệnh với nhiều bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm.
Dùng Tía tô để trị bệnh, liệu bạn đã biết?
Sơ lược thông tin cần biết về Tía Tô
Tía tô hay còn được gọi với một số tên khác như Tô diệp, tô ngạnh hay tử tô…cây có tên khoa học là Perilla frutescens. Đây là loại cây thân thảo có chiều cao tầm 0,5m đến 1 m. Toàn thân có lông. Lá tía tô thường có màu tím đôi khi cả hai mặt đều có màu tím, xanh lục hoặc nâu, là có lông nhám, mép khía răng, mọc đối xứng. Hoa tia tô thường có màu trắng hoặc tím mọc thành xim co ở đầu cành. Quả hình cầu.
Tía tô không còn mấy xa lạ trong những bữa ăn hàng ngày, vì thế ở nước ta nó được trồng khắp mọi nơi thậm chí là mọc hoang. Tía tô trải dài từ Ấn Độ sang Đông Nam Á.
Dược sĩ Nguyễn Thị Kim Anh giảng viên khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, ở trong hạt tía tô có chứa khoảng 40 % lượng dầu bao gồm acid béo chưa bão hòa (acid alpha – linoleic). Ngoài ra, ở trong lá Chứa 0,2 % tinh dầu với các thành phần chính như hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…
Tía tô và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích
1. Trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Rửa sạch một nắm lá tía tô rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Sau đó đun sôi, tắm cho trẻ. Hoặc cũng có thể để nguyên lá tía tô, nấu nước và tắm cho bé.
2. Chữa ho ở trẻ sơ sinh
Sử dụng 20g lá tía tô, 5g hoa khế, 5g – 10g hoa đủ đủ đực và 5g đường phèn. Tất cả các nguyên liệu trừ đường phèn được đem đi rửa sạch và giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt, thêm đường phèn vào và đem hấp cách thủy. Mỗi ngày cho trẻ uống 5 lần, mỗi lần nửa thìa cà phê (tương đương 2,5ml).
3. Trị cảm mạo
- Cách 1: Lá tía tô, rửa sạch, thái chỉ nhỏ rồi trộn chung với cháo trắng gạo tẻ, ăn khi còn nóng. Cách làm này giúp thoát mồ hôi ra ngoài, giải cảm nhanh.
- Cách 2: Sử dụng lá tía tô nấu nước và xông. Bên cạnh đó cũng có thể dùng nước ngâm chân, giúp đẩy mồ hôi ra ngoài, giải cảm.
- Cách 3: Dùng 15g – 20g lá tía tô, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng 5 đến 10 phút. Sau đó, giã nát và thêm một ít nước sôi, lọc lấy nước thuốc và uống. Để thuốc phát huy tác dụng, sau khi uống xong bệnh nhân nên nằm nghỉ và đắp chăn kín. Uống nước lá tía tô chữa cảm mạo chỉ áp dụng cho đối tượng trẻ em và người già.
Tía Tô được trồng nhiều ở nước ta
4. Chữa mụn thịt mụn cơm
Dùng Hái một nắm lá tía tô, rửa sạch và ngâm nước muối để làm sạch bụi bẩn, ký sinh trùng và giảm bớt lượng lông trên lá. Sau đó, giã nát và thoa lên những nốt mụn. Thực hiện 3 đến 4 lần mỗi tuần, giúp giảm mụn và làm sáng da.
5. Công năng giảm đau nhức do gout gây ra
Mỗi khi cơn đau do bệnh gout ghé thăm, người bệnh có thể hái một nắm lá tía tô, rửa sạch, ngâm nước muối và nhai nuốt sống. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể sắc thuốc lá tía tô uống mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.
6. Chữa sưng vú
Sử dụng 10g lá tía tô, sắc thuốc uống. Phần bã dùng đắp lên vú. Kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm thì ngừng.
7. Trị chảy máu ngoài da
Dùng một nắm lá tía tô non, giã nát rồi đắp lên vết thương. Sau đó, dùng lá tía tô tươi sao vàng, nghiền nhỏ và rắc lên.
8. Chữa trúng độc do ăn hải sản
Dùng 10g lá tía tô tươi, giã nát và vắt lấy nước uống. Hoặc sắc thuốc lá tía tô khô và uống mỗi ngày.
9. Trị bụng trướng
Dùng một ít lá tía tô đã được vệ sinh sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi thêm ít muối vào uống.
Tía tô được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng dụng Tía tô
Qua những bài thuốc mà các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ thì có thể thấy lá tía tô mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Thế nhưng, nếu như sử dụng không đúng liều lượng hoặc lạm dụng quá nhiều lá tía tô có thể gây nên những vấn đề sau:
- Người bị dị ứng: Nên hạn chế dùng lá tía tô chữa bệnh để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
- Phụ nữ đang mang thai:Lá tía tô có tác dụng an thai nhưng nếu dùng với liều lượng lớn, liên tục trong khoảng thời gian có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
- Người bị cảm nóng, hay ra mồ hôi: Tốt nhất nên thận trọng khi dùng lá tía tô chữa bệnh. Bở vì chúng có tác dụng dược tính gây ra mồ hôi nhiều, sử dụng kéo dài có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
Bài viết này chia sẻ với hình thức tham khảo thêm về cây Tía tô cũng như những kiến thức Y học. Nếu có nguyện vọng sử dụng để chữa bệnh, các bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để tránh những sai sót không đáng có cũng như đạt được kết quả tốt nhất.