Nội dung bài viết
Mề đay là bệnh thường gặp và khiến cho mọi người cảm thấy khó chịu mỗi khi giao mùa. Vậy điều trị mề đay như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
- Hướng dẫn cách hãm nước mướp đắng giải nhiệt ngày hè
- Những bài thuốc đông y từ quả chuối đặc trị các bệnh người cao tuổi
- Những tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe bạn nên biết
Điều trị mề đay bằng phương pháp nào hiệu quả?
Mề đay là bệnh dị ứng ở ngoài da, gây cảm giác ngứa ngáy, rất khó chịu cho người mắc bệnh. Bệnh rất hay thường gặp và không phân biệt lứa tuổi hay giới tính.
Các triệu chứng của bệnh mề đay thường gặp
Theo các giảng viên Cao đẳng Dược học cho biết, mề đay là căn bệnh thường gặp mỗi khi thời tiết thay đổi. Triệu chứng rõ rệt nhất của mề đay là ngứa ngáy khắp người và kèm theo đó là nóng rát, nổi sần phù, sần mụn nước hay xuất huyết, các nốt sần nhỏ. Bên cạnh đó, mề đay sẽ kèm theo các biểu hiện như: phù mặt hay mí mắt, miệng, tay chân, còn thêm triệu chứng khó chịu như khó thở, buồn nôn…
Mề đay được chia làm 3 dạng chính như sau: mề đay mãn tính, mề đay cấp tính và mề đay thông thường.
Mề đay thông thường: Do các yếu tố vật lý như tiếp xúc với nước lạnh, hay ra mồ hôi, áp lực công việc…
Mề đay cấp tính: Nguyên nhân chính là do nhiễm trùng, côn trùng đốt, dị ứng thực phẩm. Nếu mọi người mắc phải hiện tượng mề đay cấp tính nếu không kịp thời chữa trị thì sẽ chuyển sang mề đay mãn tính và ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh. (Dược sĩ Nguyễn Văn Ngọc từng tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược đang công tác tại bệnh viện Việt Đức cho hay).
Mề đay mãn tính: Đây là trường hợp xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn sáu tuần, đôi khi hàng năm. Mề đay mãn tính làm ảnh hưởng tới quá trình học tập và làm việc của mọi người cũng như sức khỏe.
Điều trị mề đay bằng những phương pháp nào?
Cô Đỗ Mai Anh – giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, để có thể ngăn chặn mề đay tái phát, cơ thể chúng ta phải có sức đề kháng để có thể chống đỡ lại hệ miễn dịch. Đặc biệt là khả năng lọc và đào thải các dị nguyên bằng chức năng thải độc của gan và thận. Đây chính là yếu tố cốt lõi trong điều trị mề đay mà ít ai biết đến, điều này sẽ giúp mề đay không bị tái phát.
Điều trị mề đay bằng những phương pháp nào?
Sử dụng thuốc tây Y để điều trị mề đay
Để có thể trị dứt điểm mề đay mỗi khi giao mùa, dược sĩ Mai Ngọc Anh tốt nghiệp Cao đẳng Dược Hà Nội đưa ra lời khuyên cho mọi người bằng cách uống thuốc kháng Histamin tổng hợp như: Chlopheniramin, Claritine, Fexofenadine, Loratadine, Cetirizine… Ngoài ra, có thể sử dụng thêm thuốc bôi Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm, hoặc dùng corticoid dạng bôi.
Phương pháp dùng các mẹo dân gian
Theo kinh nghiệm của ông cha ta để lại, hơ nóng mảng vó hoặc giẻ để chườm vào chỗ nổi mẩn, uống nước canh gừng, tắm bằng nước lá khế chua…là có thể trị mề đay nhanh chóng. Phương pháp này dễ thực hiện và không tốn chi phí nên mọi người nên lưu lại sử dụng dần.
Phương pháp dùng các loại cây thuốc nam
Một bài thuốc dân gian có thể được sử dụng điều trị mề đay là mọi người dùng lá đơn đỏ hoặc cây chó đẻ răng cưa, cây hẹ, cây cà gai leo đem rửa sạch và đun nước uống thay nước lọc để chữa mề đay.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng mọi người có được những kiến thức nhất định trong việc điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa.
Nguồn: Dược học cổ truyền toàn tập